16 1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước
1.1.4.3. Quan hệ với doanh nghiệp lớn
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mối quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp lớn, nó vừa bổ sung, hỗ trợ, vừa nhận đƣợc sự trợ giúp từ các doanh nghiệp lớn, điều đó thể hiện qua các mối quan hệ sau:
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa là nơi cung cấp nguyên vật liệu đầu
vào cho các doanh nghiệp lớn vừa là nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá từ các doanh nghiệp này.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết lập các mối quan hệ với các doanh
nghiệp lớn nhằm nâng cao trình độ tay nghề của ngƣời lao động.
- Các doanh nghiệp lớn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về vốn, công nghệ và kỹ thuật.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cơ sở sản xuất, chi nhánh, đại lý cho các doanh nghiệp lớn ở những nơi doanh nghiệp lớn không với tới đƣợc.
- Thông qua các doanh nghiệp lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu thụ
- Doanh nghiệp lớn cung cấp thông tin về kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
1.1.4.4. Ưu thế phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nếu nhƣ trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp ở nƣớc ta doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại, phát triển chủ yếu ở dƣới hai loại hình doanh nghiệp hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nƣớc thì hiện nay chúng tồn tại, phát triển ở mọi ngành mọi thành phần kinh tế với các loại hình khác nhau nhƣ xí nghiệp quốc doanh nhỏ và vừa chiếm 85,7% tổng số xí nghiệp quốc doanh, 30% xí nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài, 80-90% các hợp tác xã, xí nghiệp tƣ nhân công ty TNHH công ty cổ phần.
Thứ nhất: các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động linh hoạt trƣớc những thay đổi của thị trƣờng đặc biệt là khả năng đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ có tính địa phƣơng do doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng chuyển hƣớng kinh doanh và chuyển hƣớng mặt hàng nhanh.
Thứ hai: Nơi làm việc của ngƣời lao động có tính ổn định và ít bị đe dọa mất nơi làm việc. Thực tế này không những đúng với nƣớc ta trong thời gian qua mà còn đúng với các nƣớc khác trên thế giới. Ngƣời lao động ở doanh nghiệp lớn sẽ dễ mất việc làm đặc biệt là khi có suy thoái kinh tế. Chẳng hạn ở Đức giai đoạn 1970- 1987 các công ty lớn giảm nhân công ở con số 360.000 lao động (khoảng 10%) thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại tạo ra số việc làm ở con số 1,6 triệu ngƣời. Ở các nƣớc NIC giai đoạn 1985-1987, lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ chiếm 23-33% khu vực sản xuất. Trong những năm 1980 ở Mỹ số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng từ 500700 nghìn đơn vị tạo ra gần 20 triệu việc làm mới, trong khi đó riêng 500 công ty lớn ở Mỹ giảm đi 3,5 triệu chỗ làm việc. Ở Trung Quốc từ năm 1979 đến 1987 gần 70 triệu ngƣời đã tìm đƣợc việc làm trong đó có sự đóng góp của hàng chục triệu doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa khắp thành thị và nông thôn. Ở Việt Nam theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/2007 số lao động đƣợc thu hút ở các doanh nghiệp
nhỏ và vừa với các loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH xí nghiệp tƣ nhân HTX đã đạt con số 5,6 triệu chiếm 21% lao động xã hội. Các doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa là các doanh nghiệp thu hút rất nhiều lao động có thể cùng lúc tạo ra rất nhiều công ăn việc làm góp phần giẩm bớt nạn thất nghiệp ở mỗi địa phƣơng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Theo tƣ liệu mấy năm gần đây các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo có cơ hội tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động tăng nhanh hơn các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa quan hệ giữa những ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá chặt chẽ do đó sự phối hợp để sản xuất dễ dàng và nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức sản xuất quản lý linh hoạt gọn nhẹ, các quyết định quản lý đƣợc thực hiện nhanh, công tác kiểm tra điều hành trực tiếp, qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Vốn đầu tƣ ban đầu ít hiệu quả cao, thu hồi nhanh điều đó tạo ra sự hấp dẫn trong đầu tƣ sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
Doanh ngiệp công nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy cảm với những thay đổi của thị trƣờng. Có thể nói khi nhu cầu thị trƣờng thay đổi các doanh nghiệp này rất dễ chuyển đổi các mặt hàng kinh doanh của mình theo thị trƣờng cho phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng do việc đổi mới trang thiết bị công nghệ không đòi hỏi nhiều vốn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sản xuất sản phẩm có chất lƣợng tốt ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh có nhiều hạn chế. Và một ƣu điểm mà không ai phủ nhận đƣợc đó là trong khi các doanh nghiệp có qui mô lớn rất ít mạo hiểm đầu tƣ vào các lĩnh vực mới thì các doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa lại sẵn sàng đầu tƣ cả vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao.
1.1.4.5. Những tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Song bên cạnh những đặc điểm thể hiện những ƣu điểm trên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có những đặc điểm gây nên những bất lợi nhƣ: Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có cũng nhƣ bổ sung để thực
hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì và phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ kỹ thuật công nghệ còn yếu kém, lạc hậu, nhà xƣởng nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch quản lý của đa phần các doanh nghiệp rất chật hẹp khó khăn trong việc đầu tƣ công nghệ mới đặc biệt là công nghệ đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, từ đó ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Hơn nữa trình độ quản lý nói chung và quản lý các mặt theo chức năng còn hạn chế. Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trƣờng về quản lý kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm thực tiễn là chủ yếu. Ngoài ra nƣớc ta trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng do trình độ quản lý nhà nƣớc còn hạn chế nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa bộc lộ những khiếm khuyết của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: trốn lậu thuế, một số doanh nghiệp còn trốn đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng nhƣ đăng ký, làm hàng giả, kém chất lƣợng, hoạt động phân tán khó quản lý. Tuy còn có những hạn chế nhƣng chúng ta không thể không thừa nhận vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế nƣớc ta hiện nay.
Chất lƣợng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực sản xuất nông nghiệp thể hiện qua tỷ lệ không biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 11,18%. Nếu đánh giá trình độ văn hoá bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hoá trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu ngƣời nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức tăng này là 11%. Ngoài ra trình độ học vấn còn cho ngƣời lao động khả năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất lƣợng của NNL nông thôn Việt Nam nhƣ vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm.[6]
Những năm qua trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn thay đổi không đáng kể, tình trạng thu nhập thấp và thiếu việc làm ở nông thôn, trong
lúc đó thu nhập cao hơn ở các đô thị đã tăng sự dịch chuyển lao động, nhất là những lao động kỹ thuật từ nông thôn tới các thành thị, và làm cho tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giảm từ 6,91% xuống còn 5,94%. Trong số 8 vùng nông thôn, những vùng có trình độ học vấn thấp cũng chính là những vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn thấp, vùng Tây Bắc chỉ có 2,3%, Tây Nguyên là 3,41%.
1.1.5. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình phát triển kinh tế tế
1.1.5.1. Vai trò kinh tế
a. Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp kinh doanh với quy mô không lớn nhƣng lại có khả năng rất năng động và nhạy bén trong các cơ hội kinh doanh, hơn nữa doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng đáp ứng đƣợc những nhu cầu nhỏ lẻ của thị trƣờng, chính vì thế các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp rất lớn vào kết quả hoạt động kinh tế, tạo môi trƣờng tốt cho ngƣời lao động. Tổng sản phẩm trong nƣớc mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa mang lại khoảng 26%, khu vực kinh tế cá thể chiếm 34% còn lại là khu vực kinh tế Nhà Nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm khoảng 40%. Năm qua tốc độ tăng trƣởng bình quân GDP của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 6,5%. Hàng năm giá trị sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đƣợc chiếm khoảng 31% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Khu vực ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 78% tổng mức bán lẻ là 64% tổng lƣợng vận chuyển hàng hoá. [7]
b. Tạo sự năng động và hiệu quả cho nền kinh tế
Do số lƣợng doanh nghiệp tăng lên rất nhanh nên làm tăng tính cạnh tranh giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế đồng thời làm tăng số lƣợng và chủng loại hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng thay đổi mặt hàng và công nghệ chuyển hƣớng kinh doanh nhanh
chóng khi có những bất lợi ảnh hƣởng tới quá trình kinh doanh, làm cho nền kinh tế năng động hơn. Sự có mặt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả hơn: làm đại lý vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp tiêu thụ hàng hoá cung cấp các đầu vào nhƣ nguyên liệu thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trƣờng mà các doanh nghiệp lớn không với tới đƣợc. Một điều quan trọng là vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó phần lớn là khu vực tƣ nhân chủ yếu chỉ đầu tƣ vào các ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao hơn trong tƣơng lai gần. Do vậy việc tăng các cơ số này càng làm cho hiệu quả kinh tế cao hơn trong tƣơng lai. Tuy nhiên cần lƣu ý là nếu các doanh nghiệp có qui mô quá nhỏ thì hiệu quả kinh tế sẽ khó tăng lên đƣợc.
c. Khai thác tiềm năng phong phú trong dân cư
Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế không chỉ có đóng góp vào hoạt động kinh tế và làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả mà còn khai thác đƣợc những tiềm năng rất phong phú trong dân cƣ.
Hiện nay còn nhiều tiềm năng trong dân chƣa đƣợc khai thác: tiềm năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề quan hệ huyết thống, làng nghề với những hƣơng ƣớc nghề ngiệp. Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất các ngành nghề truyền thống trong nông thôn hiện nay là một trong những hƣớng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân mà hiện đang có xu hƣớng mai một dần, thu hút lao động nông thôn phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế.
Hơn nữa ngày nay, việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa là tƣơng đối dễ dàng đã làm xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể kinh doanh mà không gặp phải những khó khăn phức tạp do đó có thể khai thác đƣợc những tiềm lực nhỏ, lẻ trong dân cƣ.
Không chỉ có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có vai trò lớn với xã hội. Trƣớc hết các doanh nghiệp này đã giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho lao động, góp phần tăng thu nhập, tăng mức sống của ngƣời dân và thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ nhàn rỗi.
a. Tạo việc làm cho người lao động
Việt Nam là một nƣớc có cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trƣởng của dân số là trên 2% do vậy hàng năm có thêm khoảng hơn 1 triệu ngƣới đến độ tuổi lao động có nhu cầu về việc làm. Đó là chƣa kể số ngƣời thất nghiệp và bán thất nghiệp do cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc số quân nhân giải ngũ. Thực tế vừa qua cho thấy, toàn bộ các doanh nghiệp nhà nƣớc năm cao nhất cũng chỉ thu hút đƣợc khoảng 1,6 triệu lao động, nếu tính cả nhân viên của bộ máy Nhà Nƣớc cũng chỉ có trên 2 triệu lao động. Trong khi đó chỉ riêng kinh tế cá thể trong công nghiệp và thƣơng mại đã thu hút gần 3,5 triệu lao động. Các công ty và doanh nghiệp tƣ nhân thu hút gần nửa triệu lao động. Chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 740.000 đồng chỉ bằng 3% so với các doanh nghiệp lớn.
Riêng ở Thái Nguyên, số liệu điều tra từ năm 2006 đến năm 2008 của phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tƣ cho thấy số lao động trong 3 năm của các doanh nghiệp Nhà Nƣớc là 38.474; 46.393; 63.503 lao động trong khi đó số lao động mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng là 21.700;29.670;45.565 lao động. Qua số liệu trên cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng có vai trò đặc biệt trong việc tạo việc làm cho ngƣời lao động và với chi phí thấp chủ yếu bằng vốn và tài sản của nhân dân, do đó cũng giảm đáng kể những tệ nạn xã hội xuất phát từ nạn thất nghiệp.
Tuy vậy số lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ chiếm 12 đến 15% lực lƣợng lao động so với các nƣớc khác trong khu vực chỉ tiêu này là 50 % đến 60%. Nhƣ vậy tỷ lệ thu hút lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta còn thấp, tiềm năng của các doanh nghiệp này chƣa đƣợc phát huy một cách đầy đủ.
b. Đa dạng hoá và tăng thu nhập trong dân cư
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp có năng suất của nền sản xuất xã hội cũng nhƣ thu nhập của dân cƣ thấp. Thu nhập của dân cƣ nông thôn (chiếm trên 80% tổng dân số) chủ yếu phụ thuộc vào nền nông nghiệp thuần tuý. Việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành thị cũng nhƣ ở nông thôn là phƣơng hƣớng cơ bản nhằm tăng nhanh năng suất tăng thu nhập và đa dạng hoá thu nhập của dân cƣ. Kết quả điều tra cho thấy thu nhập của dân cƣ vùng có các doanh nghiệp phát triển gấp 4 lần thu nhập của các vùng thuần nông. Kết quả khảo sát ở một số địa phƣơng cũng cho kết quả tƣơng tự. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp khoảng 800.000 đồng đến 1,4triệu đồng/tháng cao hơn gấp 2 đến 3 lần thu nhập của nông dân.
Điều không kém phần quan trọng là thu nhập dân cƣ đa dạng hoá vừa có ý