Vai trò kinh tế 33 1.2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 41)

16 1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước

1.1.7.1. Vai trò kinh tế 33 1.2.

a.Góp phần vào tăng trưởng, phát triển và ổn định kinh tế nông thôn

Đảng ta chủ trƣơng thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc mà trọng tâm là công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, với mạng lƣới rộng khắp và truyền thống, gắn bó với nông nghiệp và kinh tế – xã hội nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp để tác động chuyển hoá sản xuất nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Theo đó hệ thống công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gia dụng sẽ phát triển, các làng nghề truyền thống sẽ đƣợc hiện đại hoá.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn đã thu hút lƣợng vốn đáng kể của dân cƣ, đƣa nguồn vốn đó vào chu chuyển, khắc phục một nghịch lý đã tồn tại trong nhiều năm là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng khi lƣợng vốn trong dân cƣ còn nhiều khả năng tiềm ẩn chƣa đƣợc khai thác. Tuy lƣợng vốn thu hút vào doanh nghiệp không nhiều, nhƣng nhờ số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa khá lớn nên tổng lƣợng vốn thu hút vào sản xuất kinh doanh ngày càng tăng lên. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần sản xuất và cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu một khối lƣợng lớn, hàng năm tạo ra giá trị sản lƣợng khoảng trên 40 nghìn tỷ đồng và có tốc độ tăng trƣởng khoảng 9%/năm.

b.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế có tác động tích cực đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, xoá dần tình trạng độc canh, thuần nông và nâng cao và nâng cao hàm lƣợng giá trị nông sản hàng hoá. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các hợp đồng gia công chế biến hoặc làm đại lý phục vụ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, cung cấp nguyên liệu, thâm nhập vào từng ngõ ngách của thị trƣờng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm đƣợc. Phát triển doanh nghiệp

nhỏ và vừa làm cho việc phân bố doanh nghiệp hợp lý hơn về mặt lãnh thổ, cả ở nông thôn lẫn thành thị, miền núi lẫn đồng bằng, giảm sức ép về dân số đối với các thành phố lớn.

Khu vực nông thôn đang tập trung một số lƣợng lớn lực lƣợng lao động của cả nƣớc và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5%/ năm. Nhƣng thời gian chƣa sử dụng trung bình cả nƣớc có xu hƣớng giảm xuống, nếu năm 2005 là 29,12% thì năm 2008 còn 24,46%. Với lực lƣợng lao động ở nông thôn năm 2008 là 39,92 triệu ngƣời và thời gian chƣa sử dụng trung bình cả nƣớc là 24,46 %, nếu quy đổi thì sẽ tƣơng đƣơng đƣơng khoảng 8 triệu ngƣời không có việc làm.

Trong khi lao động trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc hầu nhƣ không tăng, các doanh nghiệp đầu tƣ vốn nƣớc ngoài mới thu hút đƣợc khoảng 600 nghìn lao động thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn đã góp phần tạo ra sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động, khai thác và sử dụng triệt để hơn các tiềm năng vốn có (tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và truyền thống dân tộc) để phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

c.Tăng hiệu quả kinh tế

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra môi trƣờng cạnh tranh thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Sự gia tăng số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cho khối lƣợng và chủng loại sản phẩm tăng lên, kết quả là làm tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng, tạo sức ép buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải thƣờng xuyên không ngừng đổi mới và cải tiến mặt hàng, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng để thích ứng với môi trƣờng kinh doanh mới. Giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các làng nghề có mối liên hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau. Một mặt các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn đã góp phần khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống, mặt khác làng nghề truyền thống đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả

khảo sát có 34% số doanh nghiệp coi yếu tố truyền thống của địa phƣơng là yếu tố chính, thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp.

Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp 10 năm có sự thay đổi không đáng kể, thời kỳ 91-95, tỷ trọng trồng trọt tăng từ 74,4% lên 80,4%, chăn nuôi giảm từ 24,1% xuống 16,6% và dịch vụ tăng từ 1,5% lên 3%. Giai đoạn 2000-2005, tỷ trọng của trồng trọt giảm không đáng kể từ 80,4% còn 80%, chăn nuôi tăng từ 16,6% lên 17,3%, dịch vụ giảm từ 3% còn 2,7%. Nhìn chung, cơ cấu chuyển dịch chậm, khi mà chăn nuôi và dịch vụ quá yếu đã làm hạn chế sự phát triển của trồng trọt và quá trình hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn ở nông thôn, mặt khác không phát huy đƣợc lợi thế của từng vùng, và tạo ra nhiều việc làm hơn từ nông nghiệp. Hiện tại, trong ngành trồng trọt cây lúa vẫn chiếm vị trí quan trọng: hơn 70% diện tích và 90% sản lƣợng ngũ cốc, cây công nghiệp và cây trồng khác chiếm trên 27% giá trị tổng sản lƣợng NN, vì thế đa dạng hoá và thay đổi cơ cấu cây trồng sẽ góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn.

d. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ doanh nhân mới trong nền kinh tế thị trường

Trong thực tế có những doanh nghiệp nhỏ hay các hộ ngành nghề chỉ giữ quy mô sản xuất kinh doanh của mình một cách ổn định qua các thời kỳ phù hợp với khả năng kinh doanh, song cũng có không ít các doanh nghiệp phát triển lên thành những doanh nghiệp có quy mô lớn và các doanh nhân ngày càng trƣởng thành trong quá trình sản xuất kinh doanh.

1.1.7.2. Vai trò xã hội

a. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập

Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn có quy mô lao động nhỏ (trên 90% số doanh nghiệp sử dụng dƣới 100 lao động, trung bình mỗi hộ ngành nghề sử dụng từ 3 – 4 lao động thời vụ; mỗi doanh nghiệp sử dụng 26 lao động thƣờng xuyên và 10 – 12 lao động thời vụ), so với hàng chục nghìn doanh nghiệp tƣ nhân, hàng trăm nghìn hộ ngành nghề thì số lao động đƣợc thu

hút vào làm việc trong các cơ sở này là rất lớn (hàng năm ở nông thôn nƣớc ta có khoảng gần 1triệu lao động tăng thêm, trong đó khoảng 600 – 700 nghìn ngƣời chủ yếu đƣợc tiếp nhận vào khu vực nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn. Nếu nhƣ để đầu tƣ cho mỗi chỗ làm việc, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cần 294 triệu đồng, doanh nghiệp Nhà nƣớc cần 41 triệu đồng thì doanh nghiệp tƣ nhân chỉ cần đầu tƣ

17 triệu đồng, còn các cơ sở sản xuất tiểu thủ công chỉ cần 10 triệu đồng. Điều này cho thấy tính vƣợt trội của doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn nhất là trong điều kiện nguồn vốn có hạn.

b. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng nông thôn

Trong khi tỷ lệ thu từ nông nghiệp hầu nhƣ là không đổi thì thu từ công nghiệp và dịch vụ tăng từ 19,6% lên 21,6%, trong đó có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định, thƣờng xuyên góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các bộ phận dân cƣ. Kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy mức sống chung của bộ phận dân cƣ ở nông thôn đang từng bƣớc đƣợc cải thiện và tỷ lệ ngƣời nghèo đã giảm từ 14,3% năm 2004 xuống còn 3,2% năm 2008.

1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)