Tiêu thụ sản phẩm 75 2.4.5.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86)

16 1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước

2.4.4.Tiêu thụ sản phẩm 75 2.4.5.

2.4.4.1. Quản lý chất lượng sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trƣờng với xu hƣớng hội nhập hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh cuả sản phẩm, duy trì và mở rộng thị phần. Để thực hiện đƣợc thành công, thì ngƣời điều hành doanh nghiệp phải giỏi về quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ là xây dựng chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp, phải nhạy bén với tín hiệu của thị trƣờng, phải kiểm soát đƣợc rủi ro, phải xác định đƣợc mô hình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp và điều hành mọi ngƣời thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp điều tra thì việc quả lý chất lƣợng sản phẩm hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng, các doanh nghiệp chỉ tập chung đến số lƣợng, sự phân phối sản phẩm trên thị trƣờng vì một lý do là cũng chƣa có cơ quan uy tín nào chứng thực chất lƣợng sản phẩm của họ nếu họ có tập trung vào chất lƣợng. Khi đƣợc hỏi trong điều tra về việc doanh nghiệp dự định tập chung vào nâng cao chất lƣợng sản phẩm trong thời gian này hay không thì có tới 85% doanh nghiệp trả lời là không vì mục tiêu hiện tại là mở rộng sản xuất, có mở rộng sản xuất thì mới nghĩ đến chuyện nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đây chỉ là những cách làm nhằm giữ cho doanh

nghiệp tồn tại. Để doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng thì các doanh nghiệp này cần phải thay đổi cách nghĩ cách làm trƣớc đây, phải có những chiến lƣợc cụ thể và nhạy bén thì sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác của các doanh nghiệp của các tỉnh lân cận.

2.4.4.2. Quản lý tiêu thụ sản phẩm

Bảng 2.12: Giá trị sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp ĐVT:triệu đồng STT Lĩnh vực hoạt động của DN Năm Tốc độ phát triển (%) 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 1 Sản xuất 35.211 35.871 34.755 101,87 96,89 2 Chế biến 48.198 54.324 55.512 112,71 102,19 3 KD TM - DV 112.897 103.214 105.231 91,42 101,95 Tổng 196.306 193.409 195.498 98,52 101,08

Qua bảng số liệu ta thấy, đa phần giá trị sản suất của các doanh nghiệp đều không có biến động lớn, đó là do tác động của nền kinh tế thế giới nói chung trong mấy năm gần đây. Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất sản phẩm nhìn chung sản lƣợng tiêu thụ giảm dần qua các năm, nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa chế biến nông sản và doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại dịch vụ thì có tăng qua 3 năm. Giá trị sản lƣợng tiêu thụ của các doanh nghiệp họat động kinh doanh thƣơng mai dịch vụ nông lâm nghiệp vẫn chiếm một phần lớn tỷ trọng trông tổng số qua 3 năm.

2.4.5. Thu nhập của người lao động

Thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là mức trung bình. Năm 2008 thu nhập không những không tăng mà còn giảm đi. Lý do là các doanh nghiệp năm 2008 hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2007. Một phần là do tình hình kinh tế nƣớc ta đang có nhiều biến động và chịu ảnh hƣởng bởi sự suy thoái kinh tế thế giới.

Bảng 2.13: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp

ĐVT: nghìn đồng/người/tháng

Giá trị sản lượng các DN điều tra DN Sản xuất

sản phẩm NLN 18 % DN Chế biến nông lâm sản 28 % DN KD thươngmại, dịch vụ NLN 54 %

STT Lĩnh vực hoạt động của DN Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 1 Sản xuất 1.235 1.454 1.367 117,73 94,02 2 Chế biến 1.355 1.501 1.498 110,77 99,8 3 KD TM - DV 1.562 1.699 1.714 108,77 100,88 Thu nhập bình quân 1.384 1.551.333 1.526.333 112,09 98,39

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2008)

Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thƣơng mại dịch vụ vẫn có thu nhập cao hơn so với các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp chế biến. Thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp này là 1.526.000 đồng năm 2008. Năm 2007 thu nhập tăng hơn so với năm 2006 12,09% nhƣng năm 2008 so với năm 2007 thì lại giảm 1,61%.

2.4.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.4.6.1. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp điều tra

Tiến hành điều tra về các chỉ tiêu vốn đăng ký kinh doanh, tổng chi phí, tổng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp theo ba nhóm ngành, tôi thu đƣợc kết quả cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 2.14 dƣới đây.

Qua bảng điều tra ta thấy doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại dịch vụ cao hơn hẳn các doanh nghiệp khác. Điều này cũng là phù hợp bởi tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh thƣơng mại dịch vụ là lớn hơn cả. Tuy nhiên doanh thu của các doanh nghiệp trong năm 2007 là cao hơn so với năm 2008. Đây là vấn đề các doanh nghiệp cần nhìn nhận lại chặng đƣờng kinh doanh của mình trong thời gian qua, cần tìm ra nguyên nhân tại

sao doanh thu của năm sau lại thấp hơn năm trƣớc, lý do cơ bản là gì để từ đó đƣa ra những giải pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới. Điều này có thể lý giải bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu trong 2 năm gần đây. Nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái kéo theo rất nhiều các công ty, các tập đoàn lớn của các quốc gia trên thế giới lâm vào tình trạng phá sản, một số công ty đã phải tuyên bố phá sản. Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng lâm vào tình trạng tƣơng tự. Mặc dù đã có các chính sách từ nhiều phía, các gói kích cầu của Chính phủ nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp tục tồn tại trƣớc mắt nhƣng để ổn định và phát triển trong tƣơng lai, các doanh nghiệp phải tự tìm ra các con đƣờng để tự cứu lấy mình.

Năm 2007 lợi nhuận trƣớc thuế của các doanh nghiệp điều tra là 26897 triệu đồng nhƣng đến năm 2008 con số này chỉ còn là 3090 triệu đồng. Tính theo cơ cấu ngành nghề cho thấy các doanh nghiệp hoạt động sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp có hiệu quả hơn so với năm 2007. Doanh nghiệp kinh doanh không có nhiều biến động qua hai năm 2007, 2008. Các doanh nghiệp chế biến đều thua lỗ trong năm 2008.

Bảng 2.14: Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ĐVT: triệu đồng S T T Chỉ tiêu DN Sản xuất sản phẩm NLN DN Chế biến nông lâm sản DN KD thƣơng mại, dịch vụ NLN Tổng 1 2007 2008 2008/ 2007 (%) 2007 2008 2008/20 07 (%) 2007 2008 2008/ 2007 (%) 2007 2008 2008/2007 (%)

2 Vốn đăng ký kinh doanh 365.854 365.854 - 132.454 132.454 - 208.015 208.015 - 706.323 706.323 -

3

Tổng doanh thu 136.870 145.444 106,26 112.405 110.444 98,26 519.565 478.184 92,04 768.840 734.072 95,48

4 Tổng chi phí 135.159 142.668 105,56 108.203 112.098 103,6 498.581 476.216 95,51 741.943 730.982 98,52

5

Lợi nhuận trƣớc thuế 1.711 2.776 162,24 4.202 -1.654 -39,36 20.984 1.968 9,38 26.897 3.090 11,49

6 Thuế TNDN 427,75 694 162,24 1.050,5 0 0 5.246 502 9.,57 6.724,25 1.196 17,79 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7

Lợi nhuận sau thuế 1.283,25 2.082 162,24 3.151,5 -1.654 -52,48 15.738 1.466 9,32 20.172,8 1.894 9,39

8 Tổng số nộp ngân sách 9.824 15.620 159 17.662 19.830 112,27 22.398 24.982 111,54 49.884 60.432 121,15

Số hóa bởi Trung tâm

2.4.6.2. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp điều tra

Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính của các doanh nghiệp ĐVT: % ST T Chỉ tiêu DN Sản xuất sản phẩm NLN DN Chế biến nông lâm sản DN KD thƣơng mại, dịch vụ NLN Tổng 1 Hệ số tự tài trợ 0,94 0,87 1,14 0,99

2 Tỷ suất sinh lời TSLĐ 0,57 -1,25 0,7 0,27

3 Tỷ suất sinh lời TSCĐ 0,98 -1,68 1,03 0,42

4 Tỷ suất sinh lời tổng tài sản 0,36 -0,72 0,42 0,16

5 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 1,43 -1,5 0,31 0,26

6 Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH 0,61 -1,43 0,62 0,27

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2008)

Trƣớc hết so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa số cuối kỳ và số đầu năm. Bằng cách này sẽ thấy đƣợc quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng nhƣ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Hệ số tài trợ của doanh nghiệp trung bình các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp điều tra là 0,99 (99%) tức là chỉ có 1% nguồn vốn là không phải chủ sở hữu, điều này cho thấy các doanh nghiệp này có khả năng tự chủ cao về vốn kinh doanh, nhƣng mặt trái của nó là khả năng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp này còn yếu, đa phần chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ có chỉ số chiếm dụng vốn cao hơn. Điều này cũng đúng với thực tế, chiếm dụng vốn của các đối tác đây cũng là đặc trƣng trong kinh doanh. Điều này cũng không phải thực sự là tốt, bởi thực chất các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động sản xuất kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm

trong quy mô đồng vốn của mình, rất khó khăn trong vấn đề vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp sản xuất có tốc độ quay vòng vốn chậm chạp hơn là các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại, điều này cũng giải thích vì sao các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại có chỉ số chiếm dụng vốn cao hơn.

Hệ số sinh lời trên tài sản lƣu động trung bình là 0,27 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của các doanh nghiệp điều tra còn rất hạn chế. 1 đồng tài sản lƣu động chỉ tạo ra 0,27 đồng lợi nhuận.

Hệ số sinh lời trên tài sản cố định bằng 0,42 cũng cho thấy mức độ sinh lời trên tài sản cố định còn ít. 1 đồng tài sản cố định tạo ra 0,42 đồng lợi nhuận. Hai yếu tố trên ở mức thấp dẫn đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng thấp đối với những doanh nghiệp này, hệ số này là 0,16 cho thấy 1 đồng tài sản đầu tƣ chỉ tạo ra ra 0,16 đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời thấp một phần cũng là do hàng năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa điều tra chƣa thực sự đầu tƣ vào tài sản, cơ sở hạ tầng và tăng vốn kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của các doanh nghiệp nghiên cứu năm 2008 cũng cho thấy sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp hoạt động trong năm. Con số này là 0,26 cho thấy 1 đồng doanh thu chỉ có thể nhận đƣợc 0,26 đồng lợi nhuận. Nghĩa là chi phí đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là khá lớn, đầu vào đắt đỏ trong khi đầu ra thì bấp bênh và phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nghiên cứu làm 0,26 cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ tạo ra đƣợc 0,26 đồng lợi nhuận. Con số này là quá thấp.

2.5. Kết luận rút ra thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86)