16 1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước
2.2. Một số nét cơ bản về tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt
vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ nhƣng bên cạnh đó còn không ít những tồn tại khó khăn cần tháo gỡ.
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vừa yếu vừa thiếu liên kết, mối liên kết lẫn nhau rất hạn chế là điểm yếu cơ bản của các doanh nghiệp này tại Việt nam, điều này thể hiện cả trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ năng lực tạo dựng một tiếng nói chung có lợi cho cộng đồng của mình.
+ Năng lực, tổ chức của các hiệp hội, nhất là tại các địa phƣơng còn yếu kém, mờ nhạt là lý do chính ảnh hƣởng tới việc hình thành một tiếng nói đại diện tập thể đủ mạnh và một đối tác đối thoại chính sách hiệu quả với chính quyền địa phƣơng.
+ Tầm nhìn ngắn hạn, chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận tức thời, định hƣớng về mặt thị trƣờng hạn chế, không quan tâm đến nhu cầu của thị trƣờng mà chỉ sản xuất những cái mình có… là những hạn chế tiếp theo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để giải quyết dần dần những thực trạng vƣớng mắc trên đây và tạo đà cho các doanh nghiệp này phát triển trong thời gian tới, chính phủ đã đƣa ra một số chính sách sau đây:
+ Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 [10]
+ Chính sách tín dụng của ngân hàng: Ngày 29/9/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã có văn bản báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ về tình hình vay, trả nợ tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó đã nêu một số đề
xuất các biện pháp để bảo đảm hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả, tháo gỡ khó khăn về vốn phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vay vốn phục vụ mở rộng sản xuất, đầu tƣ máy móc nâng cao chất lƣợng sản phẩm và chiếm lĩnh thị trƣờng.
+ Trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế, chính quyền địa phƣơng không nên tự làm một cách độc lập, mà nên tham vấn xây dựng cùng các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực tƣ nhân. Điều này sẽ đảm bảo kế hoạch có tính khả thi và sự tham gia hiệu quả hơn của khu vực tƣ nhân trong việc xây dựng các chính sách trên địa bàn.
+ Nâng dần vai trò của khu vực tƣ nhân, bán công, của hiệp hội trong việc hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp; giảm dần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp; giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp tại các địa phƣơng.