Điều kiện tự nhiên 41 2.1.2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48)

16 1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 41 2.1.2.

2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính

Vị trí địa lý Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km ², dân số 1.046.000 ngƣời. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nƣớc.

Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lƣu đã đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng đông bắctây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hƣớng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhƣng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía nam huyện Võ Nhai. Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm.

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 hàng năm.

Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ

Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Trƣớc đây và hiện nay, Thái nguyên đƣợc Chính phủ coi là trung tâm văn hóa kinh tế của các dân tộc các tỉnh khu vực phía Bắc. Trong những năm gần đây Thái Nguyên luôn giữ tốc độ phát triển GDP bình quân khoảng 7% - 9%. Thái nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ ba cả nƣớc với 6 trƣờng đại học, 2 khoa và 16 trƣờng cao đẳng, dạy nghề.

Tỉnh Thái nguyên có nhiều khu di tích lịch sử, nhiều điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình nhƣ: ATK, Hồ Núi Cốc, Hang Phƣợng Hoàng, Suối Mỏ Gà…hàng năm thu hút một lƣợng khách du lịch tƣơng đối lớn đem lại nguồn thu cho tỉnh.

Các cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông đang đƣợc nâng cấp và hoàn thiện dần, hiện nay tuyến đƣờng cao tốc tránh thành phố Thái nguyên đã đƣợc hoàn thành và đi vào hoạt đông tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông phát triển và giao lƣu kinh tế giữa tỉnh Thái nguyên với các tỉnh lân cận.

Thành phố Thái nguyên đã đƣợc Chính phủ quyết định nâng lên thành phố loại hai theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Hệ thống cung cấp nƣớc của thành phố Thái Nguyên đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh. Nhà máy nƣớc đang đƣợc nâng cấp tại thị xã Sông Công và các thị trấn. Hiện nay Thành phố Thái Nguyên đang đƣợc dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải bằng nguồn vốn vay của Pháp. Hệ thống bƣu chính viễn thông đang đƣợc phủ khắp toàn Tỉnh.

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội. Nhiều tiềm năng đã và đang chờ khai thác. Những tiềm năng này đang tạo cơ hội cho các nhà đầu tƣ vào khai thác.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đƣờng

quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đƣờng sông Đa Phúc - Hải Phòng; đƣờng sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn. 2.1.1.2. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 hàng năm. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000mm đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 trong năm. Mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lƣợng than lớn thứ hai trong cả nƣớc, than mỡ trữ lƣợng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lƣợng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Hạ tầng cơ sở nhƣ hệ thống điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông, giao thông (kể cả đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi.

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo nhƣ hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, núi Văn, núi Võ; các di tích lịch sử nhƣ: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phƣơng trong tỉnh nhƣ: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xƣơng Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lƣợng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hƣớng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nƣớc ngoài.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân số, nguồn nhân lực, truyền thông văn hoá và ngành nghề của dân

Dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.046.000 ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động;

Thái Nguyên là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái – danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác xứng tầm nhƣ: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa – Thác Mƣa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu... 2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có

sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trƣởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hƣởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhƣng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhƣng vẫn chƣa có xu hƣớng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu đƣợc kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hƣớng tích cực.

Năm 2007, hầu hết các mục tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vƣợt kế hoạch đề ra:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) trên địa bàn 12,46%, vƣợt mục tiêu kế hoạch đề ra và là năm có tốc độ tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay. Đóng góp vào mức tăng trƣởng chung 12,46% thì khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao nhất với mức đóng góp lớn nhất là 6,81%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.095 tỷ đồng, mức sản xuất của các thành phần kinh tế đều có sự tăng trƣởng, nhất là khu vực ngoài quốc doanh; tiếp đến là khu vực dịch vụ, mức đóng góp 4,11% vào tốc độ tăng chung, trong đó nhóm ngành dịch vụ kinh tế tăng 13,8%, riêng ngành thƣơng nghiệp tăng 16%, vận tải, bƣu điện tăng 17,89%, các ngành dịch vụ xã hội tăng 10,15% và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có mức đóng góp là 1,24%, riêng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất và có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trƣởng chung của khu vực này, mức đóng góp của ngành nông nghiệp tăng khoảng 4,75% so với năm 2006.

Cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, GDP bình quân đầu ngƣời cũng có sự tăng đáng kể, năm 2007 đạt 8,6 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 1,5 triệu

đồng/ngƣời/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Trong những năm qua, tốc độ tăng trƣởng khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung , khu vực Dịch vụ tăng xấp xỉ mức bình quân chung toàn tỉnh, trong khi đó khu vục Nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng chậm nên cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực Nông lâm thuỷ sản và tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp – Xây dựng.

Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007, tiếp tục phát triển theo hƣớng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể.

2.1.2.3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2009

*Về kinh tế

Xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2009 có mức phấn đấu tăng trƣởng kinh tế (GDP) đạt từ 13% trở lên, trong đó: Giá trị tăng thêm trong ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 5,0 – 5,5% ( giá trị sản xuất tăng trên

6,5%); giá trị tăng thêm trong ngành công nghiệp – xây dựng đạt 17,5% ( giá trị sản xuất công nghiệp tăng 23%); giá trị tăng thêm ngành dịch vụ đạt 13,5%. Chuyển dịch cơ cấu kinh theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất công nghiệp. Bảo đảm duy trì tốc độ tăng trƣởng ổng định và bền vững của toàn ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá đầu vào của sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Tăng cƣờng kiểm soát thị trƣờng; Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải ngân nhanh các nguồn vốn đầu tƣ phát triển nhất là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, các dự án đầu tƣ sản xuất sử dụng nhiều lao

động, có kim ngạch xuất khẩu lớn, các dự án công trình trọng điểm, dự án hoàn thành đƣa vào sử dụng năm 2009.

*Về phát triển Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội

- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ theo hƣớng hỗ trợ phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh hơn nữa các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá đi đôi với việc thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá các lĩnh vực này; Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhất là nguồn nhân lực có chất lƣợng để thu hút mạnh các dự án đầu tƣ có trình độ công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ thiết thực cho những đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong quá trình phát triển; Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chủ động đối phó với các dịch bệnh ở ngƣời; Giải quyết các vẫn đề xã hội bức xúc; đặc biệt là tình trạng tội phạm, ma tuý, tai nạn giao thông, ách tắc giao thông.

*Về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2009: Xây dựng dự toán thu ngân sách

năm 2009 theo hƣớng tích cực, bám sát dự báo phát triển của nền kinh tế và các chính sách, chế độ thu, tăng cƣờng các biện pháp xử lý dứt điểm các khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)