Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, ưu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 111)

16 1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước

3.2.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, ưu

tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hệ thống ngân hàng nhà nƣớc và ngân hàng cổ phần là rất nhiều. Đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp của chúng ta trong vấn đề cải thiện nguồn vốn kinh doanh của mình.

Tuy nhiên qua số liệu điều tra tôi nhận thấy rằng nguồn vốn kinh doanh thông qua vay từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là rất ít và hầu nhƣ là không có, phần lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp này là vốn chủ sở hữu. Các chủ doanh nghiệp đều có chung một ý kiến rằng chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phức tạp, còn nhiều bất cập.

Để khắc phục tình trạng trên, cần có những biện pháp cụ thể từ nhiều phía trong đó có các cơ quan chính sách của tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phƣơng; khuyến khích phát triển các loại hình ngân hàng, ngân hàng thƣơng mại cổ phần chuyên phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó bao gồm cả việc phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ và kinh doanh.

Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiệp để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa này khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay

Số hóa bởi Trung tâm

vốn của các tổ chức tín dụng nhƣng vẫn có thể vay một số vốn nhất định để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Nhà nƣớc cần trợ giúp đầu tƣ thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tƣ vào một số ngành nghề, bao gồm ngành nghề truyền thống và tại các địa bàn cần khuyến khích. Thái Nguyên là tỉnh có đặc sản cây chè là nổi tiếng cả nƣớc. Hiện nay bà con nông dân và các doanh nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm từ cây chè đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về vốn. Để phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của cây chè, bên cạnh sự đầu tƣ và hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên, ngƣời sản xuất chè vẫn cần sự hỗ trợ đầu tƣ thích đáng từ phía Nhà nƣớc.

Vấn đề vay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn, nhƣng không phải vì thế mà các doanh nghiệp không thể tiếp tục phát triển đƣợc. Trên thực tế vốn tự có của các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tƣ. Vì vậy, bản thân các chủ doanh nghiệp cần có những định hƣớng riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình theo phƣơng thức “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách đầu tƣ thêm vào những cây ngắn ngày, hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm, từ đó tích lũy vốn đầu tƣ mở rộng sản xuất.

Chủ doanh nghiệp có thể hợp tác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nhƣ: thủy lợi, giao thông nội đồng, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản.... để giảm bớt căng thẳng về vốn.

Cải tiến quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng vay chủ doanh nghiệp, làm sao để chủ doanh nghiệp có thể vay vốn không cần thế chấp tại ngân hàng, theo quy định của chính phủ. Nên kiểm tra lại phƣơng thức cho vay, tránh thủ tục phiền hà, cung cấp tín dụng với lãi xuất ƣu đãi cho các doanh nghiệp mới thành lập.

Số hóa bởi Trung tâm

Hƣớng dẫn các chủ doanh nghiệp lập các thủ tục xác nhận tài sản, lập dự án vay vốn ngân hàng theo chu kỳ sản xuất, tăng cƣờng cho vay trung và dài hạn với lãi suất hợp lý để các trang trại mở rộng đầu tƣ theo chiều sâu. Tổ chức xây dựng các quỹ tín dụng nhân dân mà thành viên là có sự tham gia của các chủ doanh nghiệp.

Xây dựng mô hình quan hệ tay ba giữa chủ doanh nghiệp, nhà nƣớc và ngân hàng nông nghiệp. Đây là hình thức áp dụng chính sách của nhà nƣớc gắn với cho vay vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa ba đối tác có tính chất pháp lý.

Mặt khác nhà nƣớc cần sớm đổi mới những chính sách ƣu tiên về vốn, ƣu đãi về thuế thích hợp với từng vùng, từng địa phƣơng, từng ngành nghề trong từng thời kì nhất định để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển đúng thực chất và đúng định hƣớng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)