Trong quá trình chăn nuôi, các hộ gặp không ít những rủi ro. Những rủi ro ở các nhóm hộ cũng khác nhau. Chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Sông Lô gặp phải 2 loại rủi ro chính là rủi ro trực tiếp trong quá trình sản xuất, rủi ro gián tiếp (rủi ro nguồn lực).
4.1.3.1 Rủi ro trực tiếp trong quá trình sản xuất:
Trong quá trình nuôi bò thịt, các hộ gặp phải một số rủi ro trực tiếp trong quá trình sản xuất như rủi ro về dịch bệnh, rủi ro về thiên tai hay rủi ro về giống.
45
Bảng 4.3 Rủi ro trực tiếp trong quá trình sản xuất của các hộ
Quy mô Số lượng (hộ)
Rủi ro trực tiếp trong quá trình sản xuất Dịch bệnh Thiên tai Giống SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) QMN 30 7 23 8 26,7 8 26,7 QMV 30 9 30 11 36,7 5 16,7 QML 30 13 43,3 12 40,0 4 13,3 Tổng 90 29 32,2 31 34,4 17 18,9
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ, năm 2013)
- Rủi ro về dịch bệnh:
Dịch bệnh luôn là một rủi ro gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Khi dịch bệnh xảy ra, người chăn nuôi không những phải tăng chi phí thú y mà còn làm giảm về sản lượng và khó khăn về đầu ra, dẫn đến giảm hiệu quả
chăn nuôi. Bình quân có 32,2 % số hộđược điều tra gặp rủi ro về dịch bệnh. Một số bệnh hay gặp của các hộ này là bò bị ỉa chảy, chướng hơi đầy bụng, ký sinh trùng đường máu, tụ huyết trùng, sán lá gan, viêm màng phổi, lở mồm long móng. Trong đó, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chịu rủi ro thấp nhất về dịch bệnh, đối với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn tỷ lệ này cao hơn rõ rệt. Điều này cho thấy công tác phòng chống dịch bệnh còn yếu kém, khi có dịch bệnh xảy ra thì khả năng lây lan cao, hơn nữa là do nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chủ
yếu là nuôi giống bò địa phương, có khả năng thích nghi cao hơn so với giống bò lai. Mặc dù giống bò địa phương ít nhiễm bệnh hơn nhưng lại có nhược điểm là chậm lớn, tỷ lệ thịt xẻ thấp hơn so với giống bò lai nên giá bán cũng thấp hơn rất nhiều. Do đó, đưa giống bò lai vào chăn nuôi vẫn là một giải pháp đang được chú trọng. Tuy nhiên, chăn nuôi bò lai yêu cầu kỹ thuật cao hơn, khắt khe hơn do đó cần phải chú ý hết sức đến khâu chăm sóc, chếđộ dinh dưỡng, chuồng trại ... Đặc biệt, cần phải coi trọng công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi để giảm thiểu những rủi ro do dịch bệnh mang lại. Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong
46
công tác phòng chống dịch bệnh cho bò thịt nếu như người chăn nuôi có kiến thức và cách chăm sóc, đầu tưđúng đắn.
- Rủi ro về thiên tai:
Thiên tai là loại rủi ro gây ảnh hưởng lớn và diễn biến hết sức phức tạp. Sông Lô là một huyện miền núi, do đó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của những diễn biến thời tiết cực đoan. Có tới 34,4 % số hộ được điều tra chịu ảnh hưởng của thiên tai như nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài, bão lũ. Hơn nữa, thời tiết nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài cũng làm cho bò kém ăn, chậm lớn, thức ăn trở nên khan hiếm bởi thức ăn chính của bò là cỏ. Điều này làm giảm hiệu quả
trong chăn nuôi một cách rõ rệt. Những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng của thiên tai ít hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn.
Ngày nay, trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thời tiết cực đoan ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Do đó, để hạn chế những rủi ro này một cách hiệu quả nhất thì các hộ chăn nuôi cần phải thường xuyên theo dõi dự
báo thời tiết, chăm sóc bò kỹ lưỡng hơn, cho ăn đầy đủ cả về lượng và chất để
tăng khả năng chống chịu với những loại thời tiết bất thường. Khi nắng nóng, mưa rét kéo dài, bão lũ cũng sẽ làm mất mùa, cỏ chậm phát triển dẫn đến nguồn thức ăn cho bò trở nên khan hiếm hơn. Do đó người chăn nuôi phải chủ động nguồn thức ăn khô dự trữ như rơm, cỏ khô... để cho bò ăn khi cần thiết.
- Rủi ro về giống: Hiện nay trên địa bàn huyện Sông Lô, giống bò cũng
đang dần được cải thiện, giảm bớt tỷ lệ bò địa phương có năng suất, chất lượng thấp. Giống bò lai đưa vào chăn nuôi ngày càng nhiều hơn nhằm đem lại năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là loại bò có tỷ lệ thịt xẻ cao. Năm 2013, toàn huyện có đến 81 % tổng số đàn bò thịt là bò lai Sind. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi bò thịt chủ yếu là mua bò giống từ các hộ có bò cái sinh sản trên địa bàn chứ
rất ít hộ mua bò từ cơ sở chuyên cung cấp bò giống. Giống bò không được chọn lọc kỹ lưỡng, đúng quy trình kỹ thuật sẽ dẫn đến chậm lớn, còi cọc ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của người chăn nuôi, làm giảm thu nhập. Giống bò địa phương mặc dù có khả năng thích nghi cao nhưng lại chậm lớn và cho năng suất thấp hơn giống bò lai. Qua điều tra cho thấy có tới 18,9 % số hộ gặp rủi ro về
47
giống, cụ thể là mua phải giống chậm lớn. Tỷ lệ rủi ro ở các nhóm hộ quy mô nhỏ, quy mô vừa, quy mô lớn lần lượt là 26,7 %, 16,7 % và 13,3 %. Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi theo quy mô càng lớn thì càng chú ý đến khâu chọn giống do đó đã giảm đáng kể các rủi ro về giống. Đặc biệt, trong số các hộ gặp rủi ro về
giống thì có tới 88,2 % là các hộ chăn nuôi bò địa phương, chỉ có 11,8 % số hộ
chăn nuôi bò lai Sind gặp rủi ro về giống. Trọng lượng bò xuất chuồng bình quân của các hộ gặp rủi ro về giống chỉ là 190,6 kg/con, kém hơn nhiều so với bình quân chung của tất cả các hộ điều tra là 275,6 kg/con. Rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách cải tạo đàn bò của huyện, đưa những giống bò lai có năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi.
4.3.1.2 Rủi ro gián tiếp (rủi ro nguồn lực)
Để tiến hành sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi bò thịt nói chung cần rất nhiều nguồn lực. Trong các nguồn lực đó thì người chăn nuôi bò thịt huyện Sông Lô chủ yếu gặp rủi ro về 2 nguồn lực đó là đất đai và vốn tín dụng.
Bảng 4.4 Rủi ro về nguồn lực của các hộ
Quy mô Số lượng (hộ) Rủi ro về nguồn lực Đất đai Vốn tín dụng SL (hộ) CC(%) SL (hộ) CC(%) QMN 30 0 0 3 10,0 QMV 30 8 26,7 12 40,0 QML 30 10 33,3 16 53,3 Tổng 90 18 20,0 31 34,4
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ, năm 2013) - Vềđất đai:
Hiện nay trên địa bàn huyện Sông Lô, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Nhiều diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân được thu hồi để chuyển sang mục đích sử dụng khác như xây dựng, công nghiệp... Đặc biệt Sông Lô là huyện mới được thành lập nên nhu cầu xây dựng cơ bản lại càng lớn. Điều này đã ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi bò thịt bởi vì thức ăn chủ yếu của bò thịt vẫn là thức ăn thô xanh như cỏ, rơm rạ, cây ngô, khoai lang..., khi
48
diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp thì thức ăn cho bò cũng trở nên khan hiếm hơn. Có tới 20 % số hộđược điều tra trả lời là hộ gặp phải khó khăn thức ăn khan hiếm do bị thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả, còn các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thì không chịu ảnh hưởng vì lượng thức ăn cho bò cũng cần ít, chủ yếu tận dụng thức ăn thừa hoặc chăn thả.
Có thể nói rằng, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người chăn nuôi bò thịt sẽ gặp khó khăn về đầu vào, thức ăn cho bò trở nên khan hiếm khiến họ
phải tăng chi phí để mua các thức ăn khác.
- Về vốn:
Về mặt cơ chế, chính sách, hiện nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, nhất là khi các ngân hàng nâng hạn mức vay không cần tài sản thế
chấp lên mức 50 triệu đồng/hộ nông dân, và mức vay tối đa với hợp tác xã (HTX) là 500 triệu đồng. Đặc biệt sau hơn 3 năm triển khai Nghị định 41/2010/NĐ–CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ nông dân mở rộng sản xuất, phát triển chăn nuôi, thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thế
nhưng trên thực tế, người dân không dễ vay vốn theo hình thức này.
Chăn nuôi bò thịt yêu cầu đầu tư về vốn rất lớn, ngoài khoản tiền đầu tư
xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải, thức ăn chăn nuôi thì con giống chiếm một khoản tiền khá lớn. Trung bình mua một con giống cũng phải bỏ ra chi phí từ 8 đến 15 triệu đồng. Đây là một số tiền khá lớn đối với người dân nông thôn. Nhất là những hộ chăn nuôi theo quy mô lớn thì nhu cầu vay vốn là tất yếu. Tuy nhiên rất nhiều hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Qua kết quả điều tra có tới 34,4 % số hộ gặp rủi ro về nguồn vốn vay.
Theo các hộ thì họ rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay do những quy định về tài sản thế chấp, mức định giá tài sản của ngân hàng lại chưa
đến 50 % giá trị đích thực của đất đai thế chấp, do đó mức vốn vay được là rất thấp. Hiện nay đã có hình thức vay tín chấp nhưng rất nhiều hộ cho rằng đó chỉ là trên giấy tờ, còn khi họ đi vay vốn ngân hàng vẫn phải thế chấp sổ đỏ khi vay
49
vốn theo hình thức tín chấp. Bên cạnh đó thì thời hạn vay lại ngắn trong khi thời gian hoàn vốn trong chăn nuôi bò thịt khá dài, phải sau khoảng từ 6 đến 18 tháng mới bán được bò do đó chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các hộ. Hồ sơ, thủ
tục rườm rà, phức tạp cũng là trở ngại khiến các hộ dân khó tiếp cận nguồn vốn vay. Chính điều này đã khiến người dân có tâm lý e dè, ngại đến các cơ quan công quyền vì họ cho rằng có nhiều thủ tục rất rắc rối, phức tạp.
Có thể thấy rằng, nhu cầu vay vốn phục vụ chăn nuôi bò thịt của các hộ là rất lớn nhưng lòng tin của ngân hàng với nông dân còn rất thấp, họ sợ nợ xấu, sợ
rủi ro. Thực tế cho thấy chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả rất cao nhưng ngân hàng lại cho vay ít khiến nhiều hộ không đủ vốn để phát triển mô hình. Thời gian vay lại ngắn khiến các hộ chưa bán được bò đã phải đáo hạn nên họ phải đi vay ngoài ngân hàng với lãi suất cao hơn. Điều này đã không khuyến khích các hộ
mở rộng quy mô chăn nuôi và làm tăng chi phí sản xuất.
4.3.1.3 Một số rủi ro khác
Các rủi ro khác mà các hộ chăn nuôi đang gặp phải hiện nay chủ yếu là do những yếu tố bên ngoài hoặc do chính bản thân những người chăn nuôi gây ra. Rủi ro bên ngoài đó là rủi ro về cạnh tranh, một vài năm gần đây, chăn nuôi bò thịt trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh với thịt bò nhập khẩu. Thịt bò ngoại nhập khẩu về Việt Nam từ các thị trường như Mỹ, Úc, Hàn Quốc ngày càng nhiều. Dự kiến đến năm 2018, thuế nhập khẩu thịt bò tại Việt Nam sẽ
về mức 0% thì lượng thịt đổ vào Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều.
Những rủi ro khác như bò chết do ăn phải thức ăn độc (ăn nhiều ngọn sắn khi bò quá đói) hoặc bị trộm cắp, bị điện giật,…Những rủi ro này có thể phòng tránh được nếu người chăn nuôi có những kiến thức chăn nuôi và cách quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế những thiệt hại không đáng có đối với mình.
4.3.1.4 Tác động của rủi ro đến các hộ chăn nuôi bò thịt và xã hội
Rủi ro xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp tới những hộ chăn nuôi, tuỳ vào mức độ của mỗi loại rủi ro mà có tác động khác nhau đến các hộ cũng như
tới toàn xã hội. Có thể khái quát một vài những tác động đó như sau:
50
hộ, làm giảm hiệu quả kinh tế. Các loại rủi ro nói trên làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí sản xuất. Ví dụ, khi xảy ra dịch bệnh, điều đầu tiên mà những hộ chăn nuôi phải đối mặt là những chi phí liên quan đến phòng chống và chữa trị bệnh. Nếu may mắn thì bò được chữa khỏi nhưng phải tăng chi phí sản xuất, tính trung bình một hộ phải mất khoảng 150 – 200 nghìn đồng đểđiều trị cho một con bò bị
bệnh. Ngoài ra khi bò bị bệnh thì trọng lượng xuất chuồng của bò sẽ bị giảm khoảng 10-20%. Với rủi ro về thiên tai, vốn, đất đai cũng vậy, đều làm giảm hiệu quả kinh tế. Khi thiên tai xảy ra, nếu ảnh hưởng nặng có thể dẫn đến bò chết, hoặc làm ảnh hưởng đến đầu vào như làm khan hiếm thức ăn hoặc hư hỏng chuồng trại.
Thứ hai: Cản trở sự đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi. Khi mà diện tích đất nông nghiệp giảm hay thiếu vốn sản xuất thì nhiều hộ không có đủ lực để đầu tư cho hoạt động chăn nuôi bò thịt của mình.
Thứ ba, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Khi kết quả sản xuất của các hộ bịảnh hưởng thì những chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa điều này còn làm cản trở sự phát triển bền vững, gia tăng đói nghèo, phân hóa mức sống dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xóa đói giảm nghèo.
Thứ tư, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Khi rủi ro xảy ra làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm giá thịt bò tăng. Điều này ảnh hưởng đến người tiêu dùng vì phải mua thịt bò với giá đắt hơn.