Nhu cầu của các hộ về cơ quan đánh giá thiệt hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho chăn nuôi bò thịt của các hộ nông dân huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63)

Cơ quan đánh giá thiệt hại là một vấn đềđược các chủ hộ rất quan tâm bởi kết quảđánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của hộ. Khi có rủi ro xảy ra thì ai là người đứng ra đánh giá đểđảm bảo công bằng, khách quan nhất những thiệt hại mà hộ gặp phải. Về phía bán bảo hiểm, các doanh nghiệp BH luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, chính vì vậy mà dẫn đến việc đánh giá mức độ thiệt hại của hộ thiếu chính xác. Các doanh nghiệp muốn giảm thiểu tối

54

đa mức đền bù cho các hộ nên sẽ đánh giá mức độ thiệt hại ít hơn so với thực tế

mà các hộ nông dân gặp phải, đây cũng là một lý do mà người dân e ngại khi đến với BHNN. Về phía người dân, họ cũng muốn được đền bù tối đa mức thiệt hại của mình, đôi khi còn muốn đền bù hơn mức thiệt hại nên ở nhiều địa phương trên cả nước đã có hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Đây cũng là một mâu thuẫn dễ

thấy giữa người mua và người bán vì bên nào cũng đặt lợi ích của mình lên hàng

đầu. Để giải quyết mâu thuẫn này thì cần có cơ quan đứng ra làm “trọng tài”

đánh giá một cách công bằng, khách quan. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vậy người dân mong muốn ai là người đứng ra đánh giá thiệt hại. Qua điều tra thực tế

cho thấy như sau:

Bng 4.6 Nhu cu ca các h v cơ quan đánh giá thit hi

Cơ quan tham gia đánh giá

Hộ

SL(hộ) CC(%)

Doanh nghiệp BH 2 2,9

UBND xã 5 7,1

Phòng nông nghiệp & PTNT huyện 15 21,4

Kết hợp các cơ quan 48 68,6

Tổng 70 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ, năm 2013)

Qua bảng 4.6 cho thấy có tới 68,6 % số hộ có nhu cầu mua BHNN mong muốn khi xảy ra rủi ro thì cần có sựđánh giá kết hợp giữa các cơ quan là: Doanh nghiệp bảo hiểm, UBND xã, phòng Nông nghiệp huyện. Tỷ lệ số hộ mong muốn

được phòng Nông nghiệp huyện đánh giá cũng chiếm tới 21,2 %. Chỉ có 2 hộ là mong muốn được doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá. Điều này có thể thấy rằng các hộ khá tin tưởng vào các cơ quan nhà nước và mong muốn sự có mặt của các cơ

quan này vì không những họ là những đơn vị khách quan mà còn có trình độ

chuyên môn cao. Đây cũng là một điều đáng lưu ý và cần có cơ chế chính sách điều chỉnh sao cho đáp ứng được những mong muốn của người dân, tạo cho họ niềm tin rằng những thiệt hại của họ sẽ được đền bù một cách thỏa đáng. Có được niềm tin

55

của người dân thì việc đưa BHNN cho chăn nuôi bò thịt đến các hộ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho chăn nuôi bò thịt của các hộ nông dân huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)