Thực trạng chăn nuôi bò thịt của huyện Sông Lô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho chăn nuôi bò thịt của các hộ nông dân huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50)

Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Sông Lô đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về công nghiệp - dịch vụ cũng như nông nghiệp nông thôn. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi được xác định là thế mạnh của huyện và đang được chú trọng phát triển.

Trước kia, chăn nuôi bò thịt chủ yếu theo hướng chăn thả tự do, chủ yếu tận dụng thức ăn thừa trong gia đình và tận dụng lao động nhàn rỗi. Bò nuôi chủ yếu là lấy sức cày, kéo, khi nào loại thải thì bán bò thịt. Tuy nhiên, những năm gần đây do quá trình cơ giới hóa sản xuất, đưa nhiều máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, nhất là máy cày thì nuôi bò lấy thịt đã trở thành hướng chăn nuôi chính.

Phương thức chăn nuôi chủ yếu hiện nay là nuôi nhốt hoặc nuôi bán chăn thả

(nuôi nhốt kết hợp với chăn thả tận dụng). Quy mô của các hộ chăn nuôi bò thịt thay

đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ. Hiện nay, nhiều hộđã mở rộng quy mô chăn nuôi nhờ đã có những kinh nghiệm và lợi nhuận trong chăn nuôi bò thịt. Nhưng việc mở rộng quy mô chăn nuôi ở các hộ không phải là việc làm đơn giản vì thiếu vốn và sợ rủi ro cao. Đối với những hộ này họ coi chăn nuôi bò chỉ là hình thức tiết kiệm thức ăn thừa trong gia đình và sản phẩm phụ trong nông nghiệp. Bên cạnh

đó, ngày càng có nhiều hộ dân đầu tư phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt cao hơn. Nhìn chung, chủ yếu vẫn là chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, chưa có một trang trại nào chăn nuôi bò thịt. Điều này thực sự

chưa tương xứng với tiềm năng của huyện và trong tương lai cần có kế hoạch mở

rộng quy mô đàn bò thịt đểđem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, phát huy và khai thác tối đa tiềm năng của địa phương.

41

Bng 4.1 Tình hình chăn nuôi bò tht ca huyn Sông Lô qua 3 năm (2011 - 2013)

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

So sánh ( % )

2012/2011 2013/2012 BQ

1. Tổng đàn bò con 16.579 14.599 19.246 88,06 131,83 107,74

- Bò địa phương con 5.803 3.504 3.657 60,38 104,37 79,38

- Bò lai Sind con 10.776 11.095 15.589 102,96 140,50 120,27

2.Sản lượng thịt Tấn 1.989,48 1.897,87 2.694,44 95,39 141,97 116,37 - Bò địa phương Tấn 580.3 350.4 365.7 60,38 104,37 92,06 - Bò lai Sind Tấn 1409.18 1547.47 2328.74 109,81 150,49 128,55 3. Gía trị sản xuất Tr.đ 93.671 100.878,9 156.852,3 107,69 155,49 129,4 - Bò địa phương Tr 23.212 15.768 17.187,9 67,93 109,0 86,05 - Bò lai Sind Tr 70.459 85.110,9 139.664,4 120,79 164,09 140,79

42

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng đàn bò thịt của huyện có xu hướng tăng. Tuy nhiên, năm 2012 số lượng bò thịt giảm so với năm 2011 là 11,94 %. Nguyên nhân là do trên

địa bàn huyện năm 2011 chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài và dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc nói chung và đàn bò thịt nói riêng. Tuy nhiên,

đến năm 2013, tổng đàn bò đã tăng trở lại.

Đặc biệt, ta thấy có sự chuyển dịch rõ rệt trong cơ cấu đàn bò thịt của cả

huyện. Tỷ lệ bò lai Sind đều tăng mạnh hàng năm, điều này cho thấy người chăn nuôi đã chú ý đến năng suất, chất lượng của đàn bò. Nhờđưa giống bò lai Sind vào chăn nuôi mà năng suất, sản lượng thịt của đàn bò đã tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2011, tỷ lệ bò lai Sind chỉ chiếm 64,9 % thì đến năm 2013 con số này

đã lên tới 81,4 %. Tuy nhiên, đưa giống bò lai vào chăn nuôi cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải có sự đầu tư cao hơn cả về vốn và yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi cũng khắt khe hơn.

Như vậy có thể thấy rằng nuôi bò thịt ở Sông Lô là một hướng đi đúng đắn và vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế của toàn huyện. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn rất có tiềm năng cho việc mở rộng quy đàn bò giúp cho đời sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, chăn nuôi bò yêu cầu vốn lớn và nếu xảy ra rủi ro thì thiệt hại sẽ rất cao. Do đó, để

phát triển đàn bò một cách bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn này.

43

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho chăn nuôi bò thịt của các hộ nông dân huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50)