Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi bò thịt chủ yếu
đó là: chăn nuôi thả rông (cách nuôi truyền thống), bán chăn thả (nuôi nhốt kết hợp với chăn thả) và hình thức nuôi nhốt hoàn toàn. Ở Sông Lô, hầu hết các hộ
chăn nuôi bò thịt theo phương thức nuôi nhốt kết hợp với chăn thả và nuôi nhốt hoàn toàn.
Phương thức chăn nuôi bò bán chăn thả là phương thức được nuôi nhốt kết hợp với chăn thả ngoài đồng cỏ nhằm tận dụng tối đa thức ăn thô xanh tự
nhiên. Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những kinh nghiệm nuôi bò truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Điều này cho thấy chế độ dinh dưỡng và quá trình phòng bệnh cho đàn bò đã được coi trọng hơn. Chăn nuôi bán chăn thả giúp cho hộ có thể tận dụng được rất nhiều thức ăn, giúp cho chi phí chăn nuôi giảm đáng kể. Đây là một thuận lợi rất lớn ở Sông Lô vì ở đây có nhiều đồng cỏ lớn. Hơn nữa còn giúp hộ tận dụng được lao động nhàn rỗi trong gia đình. Hơn nữa, chăn nuôi theo hình thức này cũng giúp hộ không cần quá đầu tư vào hệ thống chuồng trại. Những hộ nuôi giống bò vàng địa phương hay sử dụng hình thức chăn nuôi này vì đặc tính của giống bò này rất dễ thích nghi với điều kiện tự
nhiên của địa phương, chịu khó gặm cỏ.
Đối với phương thức chăn nuôi bò nhốt hoàn toàn, đây là hình thức chăn nuôi mà bò sẽ được hoàn toàn cung cấp thức ăn. Với cách nuôi này, bò sẽđược chăm sóc theo quy trình chặt chẽ hơn. Bò sẽđược sử dụng thức ăn phối hợp giữa thức ăn thô xanh và tức ăn tinh. Với thức ăn thô xanh, chủ yếu là cỏ voi. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có rất nhiều hộ trồng cỏ voi để chăn nuôi bò. Đây là loại cỏ cho năng suất cao và giá trị dinh dưỡng cũng rất lớn, thích hợp cho chăn nuôi bò thịt. Nuôi nhốt yêu cầu các hộ phải có sự đầu tư nhiều hơn về hệ thống
61
chuồng trại và thức ăn, do đó chi phí cũng cao hơn, tuy nhiên bò lại nhanh lớn hơn và thời gian nuôi sẽ giảm.
Chính vì đặc điểm cũng như sựđầu tư vốn khác nhau của từng phương thức chăn nuôi nên mức sẵn sàng tham gia BHNN cũng khác nhau. Điều này được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 4.11 Nhu cầu bảo hiểm và mức sẵn lòng chi trả của hộ theo phương thức chăn nuôi Chỉ tiêu ĐVT Phương thức nuôi Tổng Bán chăn thả Nuôi nhốt SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC I. Nhu cầu BH Hộ 35 100 55 100 90 100 1. Có Hộ 24 68,6 46 83,6 70 77,8 2. Không Hộ 11 31,4 9 16,4 20 22,2 II. Mức WTP trung bình/con/năm Ng.đ 266,7 336,9 312,9
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ, năm 2013)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: trong tổng số 90 hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Sông Lô thì có 35 hộ chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả chiếm 38,9 %, hình thức này chủ yếu là các hộ nuôi bò giống địa phương. Tỷ lệ các hộ
chăn nuôi theo phương thức này có nhu cầu tham gia BHNN là 68,6 %, ít hơn so với tỷ lệ 83,6 % ở các hộ chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt.
68,6% 83,6% 31,4% 16,4% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% Bán chăn thả Nuôi nhốt Có nhu cầu BH Không có nhu cầu BH
62
Về mức sẵn lòng chi trả, đối với các hộ nuôi nhốt có mức chi trả là 336,9 nghìn đồng/con/năm cao hơn khá nhiều so với mức 266,7 nghìn đồng/con/năm của các hộ nuôi bán chăn thả. Sở dĩ có điều này là do phương thức nuôi nhốt đòi hỏi các hộ phải đầu tư nhiều hơn so với các hộ nuôi bán chăn thả. Hơn nữa các hộ nuôi nhốt chủ yếu là nuôi giống bò lai Sind, họ đầu tư nhiều cả về giống, chuồng trại và thức ăn nên nhu cầu giảm thiểu rủi ro là rất lớn.
336,9 266,7 0 50 100 150 200 250 300 350 400
Bán chăn thả Nuôi nhốt Phương thức nuôi
WTP (nghìn
đồng/con/năm)
WTP trung bình
Đồ thị 4.5 Mức sẵn lòng chi trả BH theo phương thức chăn nuôi
Từ kết quả phân tích trên cho thấy chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt có nhu cầu tham gia BH và mức sẵn lòng chi trả cho BH cao hơn so với phương thức nuôi bán chăn thả.
4.3.3 Yếu tố thu nhập/đầu con
Thu nhập/đầu con của mỗi hộ có sự khác nhau là do sử dụng giống bò khác nhau, do phương thức chăn nuôi, cách chăm sóc và thời gian nuôi quyết
định. Thu nhập/đầu con ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu tham gia BHNN cũng như mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm của các hộ. Để phân tích một cách cụ
thể, các hộ sẽđược chia làm 3 nhóm. Nhu cầu tham gia BHNN và mức sẵn lòng chi trả BH theo thu nhập trên đầu con có sự khác nhau, điều này thể hiện qua bảng dưới đây.
63
Bảng 4.12 Nhu cầu tham gia BHNN và mức sẵn lòng chi trả của các hộ theo thu nhập
Chỉ tiêu ĐVT
Thu nhập/đầu con (triệu đồng)
Tổng <15 15-20 >20 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) I. Nhu cầu BH Hộ 24 100 36 100 30 100 90 100 1. Có Hộ 18 75 27 75 25 83,3 70 77,8 2. Không Hộ 6 25 9 25 5 16,7 20 22,2 II. Mức WTP trung bình Ng.đ 258,3 307,4 358 312,9
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ, năm 2013)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, các hộ có thu nhập dưới 15 triệu đồng/con và các hộ có thu nhập từ 15-20 triệu đồng/con có nhu cầu tham gia BHNN với tỷ
lệ tương đương nhau. Chỉ có các hộ có thu nhập trên 20 triệu đồng/con là tỷ lệ
tham gia BHNN cao hơn hẳn, lên tới 83,3 %.
75% 75% 83,30% 25% 25% 16,70% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
<15 15-20 >20 Thu nhập/đầu con (triệu đồng)
Có nhu cầu BH Không có nhu cầu BH
Đồ thị 4.6 Nhu cầu BH cho bò thịt theo thu nhập/đầu con
Sự khác biệt lớn nhất giữa các nhóm hộ này là mức sẵn lòng chi trả khi tham gia bảo hiểm cho bò thịt. Nếu như các hộ có thu nhập dưới 15 triệu
64
thì các hộ có thu nhập từ 15-20 triệu con sẵn sàng chi trả 307,4 nghìn đồng/con và cao nhất là 358 nghìn đồng/con/năm với các hộ có thu nhập trên 20 triệu
đồng/con. 258.3 307.4 358 0 50 100 150 200 250 300 350 400
<15 15-20 >20Thu nhập/đầu con (triệu đồng)
W T P /c on /n ă m WTP trung bình
Đồ thị 4.7 Mức sẵn lòng chi trả BH theo thu nhập/đầu con
Vậy thu nhập trên đầu con tỷ lệ thuận với nhu cầu tham gia BH và mức sẵn lòng chi trả BH. Trong điều kiện hiện nay, ngành chăn nuôi luôn gặp những rủi ro nên giá trị càng cao nhu cầu bảo hiểm càng cao là hoàn toàn phù hợp. Họ
mong muốn só sự đảm bảo an toàn cho quá trình chăn nuôi của mình khi thấy tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và liên tục như hiện nay.
4.3.4 Yếu tố tuổi của chủ hộ
Ở mỗi một độ tuổi, nhiều khi người ta sẽ có những suy nghĩ, quan
điểm và sự quyết định trước một số vấn đề khác nhau. Đối với vấn đề quyết
định mua bảo hiểm nông nghiệp cho bò thịt hay không và mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm cho 1 con bò/năm là bao nhiêu thì giữa các độ tuổi có sự khác biệt hay không, chúng ta cùng tìm hiểu kết quả thu được sau khi điều tra các hộ qua bảng dưới đây:
65
Bảng 4.13 Nhu cầu bảo hiểm và mức sẵn lòng chi trả theo độ tuổi
Chỉ tiêu ĐVT Độ tuổi Tổng <40 40-50 >50 SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC I. Nhu cầu BH Hộ 27 100 51 100 12 100 90 100 1. Có Hộ 23 85,2 38 74,5 9 75 70 77,8 2. Không Hộ 4 14,8 13 25,5 3 25 20 22,2 II. Mức WTP trung bình Ng.đ 323,9 309,2 300 312,9
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2013)
Đối với nhóm hộ mà chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi, đây là độ tuổi trẻ nhất trong các nhóm hộ. Đối với những người trẻ, bao giờ cũng thấy ở họ cũng có một sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm, tìm tòi, khám phá, nhất là với những điều mới mẻ. Chính vì vậy mà nhu cầu mua bảo hiểm của họ đạt tỷ lệ cao nhất so với 2 nhóm tuổi còn lại. Trong số 27 chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi thì có tới 23 người
đồng ý mua bảo hiểm cho bò thịt, đạt tỷ lệ 85,2 %. Những hộ này hầu hết rất đầu tư cho chăn nuôi, họ luôn tìm tòi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, họ lại là những người chưa có nhiều kinh nghiệm do tuổi đời còn trẻ, chính vì vậy mà lại gặp nhiều rủi ro do thiếu kinh nghiệm. Chính vì vậy mà họ
sàng chi trả mua bảo hiểm với mức giá cao nhất, 323,9 nghìn đồng/con/năm.
Đối với các hộ có chủ hộ từ 40-50 tuổi. Đây là lứa tuổi vừa có sức trẻ, vừa có sự trải nghiệm cuộc sống và là thường ở độ tuổi này sẽ đứng ra làm chủ hộ, gánh vác việc phát triển kinh tế của gia đình. Trong số 90 hộđiều tra có tới 51 hộ
có chủ hộ từ 40-50 tuổi. Ở độ tuổi này, con người ta đã có kinh nghiệm nhất
định, có sự dẻo dai và trong họ vẫn còn sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Thường ởđộ
tuổi này người ta sẽ có những suy nghĩ, quyết định sâu sắc và chín chắn hơn, thực tế hơn. Khi được hỏi về vấn tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho bò thịt thì có tới 74,5 % số hộ có nhu cầu. Có nhiều hộ trong số các hộ này chăn nuôi theo quy mô vừa và lớn. Do họ đã có kinh nghiệm trong chăn nuôi nên cũng đã hạn
66
chế được phần nào những rủi ro không đáng có, tuy nhiên có nhiều rủi ro không thể lường trước được. Họ biết rằng khi đóng bảo hiểm thì phải bỏ ra một số tiền thì ai cũng băn khoăn, nhưng khi có rủi ro xảy ra thì họ lại giảm thiểu được rất nhiều rủi ro đó, còn nếu không tham gia thì sẽ mất trắng. Chính vì vậy mà họ
quyết định tham gia bảo hiểm để hạn chế những rủi ro đó. Mức sẵn lòng chi trả
của nhóm hộ này là 309,2 nghìn đồng/con/năm, ở mức trung bình so với 2 nhóm hộ còn lại.
Riêng đối với các hộ có tuổi chủ hộ trên 50, đây là độ tuổi đã sắp bước về
già. Họ luôn có những cẩn trọng, suy xét vấn đề rất kỹ lưỡng và đôi khi chúng ta còn thấy ở họ sự bảo thủ. Mặc dù họ là những người có nhiều kinh nghiệm nhất nhưng họ lại có sự dè dặt và không có sự táo bạo trong các quyết định. Đây cũng là điều dễ hiểu vì nhìn chung càng về già người ta càng mong muốn sự an toàn, chắc chắn. Chính vì vậy mà sẽ giao quyền làm chủ gia đình cho con cháu. Trong số 90 hộđiều tra thì chỉ có 12 hộ có chủ hộ trên 50 tuổi. Bằng kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm của mình, các hộ này cũng nhận thức được rằng chăn nuôi bò thịt gặp rất nhiều rủi ro, do đó có tới 9 trong số 12 hộ có nhu cầu tham gia bảo hiểm, nhưng mức chi trả của họở mức thấp nhất, 300 nghìn đồng/con/năm.
Như vậy ởđộ tuổi trẻ nhất, <40 tuổi có nhu cầu tham gia BH cho bò thịt cao hơn và mức sẵn lòng chi trả cao hơn. Đối với chủ hộ có độ tuổi từ 40-50 và trên 50 có nhu cầu BH cho bò thịt và mức sẵn lòng chi trả cho BH là tương đối giống nhau.
4.3.5 Yếu tố giới tính của chủ hộ
Giới tính cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN và mức sẵn lòng chi trả. Phụ nữ ngày càng khảng định vai trò của mình không những chỉ với việc chăm sóc gia đình mà còn làm kinh tế rất giỏi. Với sự khéo léo, tỉ mỉ, mềm dẻo của mình, nhiều công việc phụ nữ làm rất tốt, thậm chí tốt hơn nam giới. Đối với việc chăn nuôi trong gia đình, họ thường là người trực tiếp làm công tác chăm sóc như chế biến thức ăn cho bò, vệ sinh chuồng trại... nên họ hiểu tường tận vềđặc tính của việc chăn nuôi bò một cách chi tiết, tường tận. Với những chủ hộ là nữ, hầu hết họ là những người hiểu biết, nhanh nhạy.
67
Chính vì vậy mà tỷ lệ tham gia BHNN rất cao, có tới 19 trong số 22 chủ hộ nữ
có nhu cầu tham gia BHNN.
Bảng 4.14 Nhu cầu tham gia BHNN và mức sẵn lòng chi trả theo giới tính
Chỉ tiêu ĐVT Giới tính Tổng nam Nữ SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) I. Nhu cầu BH Hộ 68 100 22 100 90 100 1. Có Hộ 51 75 19 86,4 70 77,8 2. Không Hộ 17 25 3 13,6 20 22,2 II. Mức WTP trung bình Ng.đ 324,5 281,6 312,9
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2013)
Với các chủ hộ là nam, có tới 68 trên tổng số 90 hộđiều tra chủ hộ là nam giới, chiếm tỷ lệ 75 %. Mặc dù hiện nay đã có sự bình đẳng giới nhưng với tư
tưởng đàn ông là trụ cột gia đình đã ăn sâu vào lối suy nghĩ cũng như tập quán của người Việt Nam nên hầu hết nam giới vẫn là chủ hộ, nhất là ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ tham gia BHNN ở nam giới xét về số tương đối có thấp hơn một chút nhưng đặc điểm là nam giới thường táo bạo hơn nữ giới, nên mức chi trả của chủ
hộ nam cao hơn nhiều so với chủ hộ nữ.
Như vậy giới tính là nữ có nhu cầu tham gia BH cho bò thịt nhiều hơn nam nhưng mức sẵn lòng chi trả cho BH lại thấp hơn.
4.3.6 Yếu tố trình độ chuyên môn của chủ hộ
Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đây là một vấn đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn kỹ
thuật của người dân nông thôn còn nhiều hạn chế. Nhận thức của người chăn nuôi về chính sách BHNN sẽảnh hưởng rất nhiều đến việc họ có mua bảo hiểm hay không. Khi người ta có sự hiểu biết nhất định, hiểu rõ được ý nghĩa, vai trò, tác dụng của BHNN cho chăn nuôi bò thịt mang lại thì tỷ lệ số người đồng ý tham gia là rất cao. Ngược lại khi người ta chưa biết gì về BHNN, biết một cách mơ hồ, còn e ngại, nghi ngờ thì tỷ lệ số người đồng ý tham gia đạt tỷ lệ thấp.
68
Bảng 4.15 Nhu cầu tham gia BHNN và mức sẵn lòng chi trả theo trình độ chuyên môn của chủ hộ
Chỉ tiêu ĐVT
Trình độ chuyên môn
Tổng Chưa qua
đào tạo Trung cấp Cao đằng Đạ i học trở lên SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC I. Nhu cầu BH Hộ 63 100 14 100 7 100 6 100 90 100 1. Có Hộ 46 73,0 12 85,7 6 85,7 6 100 70 77,8 2. Không Hộ 17 27,0 2 14,3 1 14,3 0 0 20 22,2 II. Mức WTP trung bình Ng.đ 292,4 312,5 366,7 416,7 312,9
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ, năm 2013)
Đối với nhóm hộ mà chủ hộ có trình độ chưa qua đào tạo, chỉ học hết cấp 2, cấp 3 có nhu cầu tham gia BHNN thấp nhất và mức sẵn lòng chi trả của họ cũng ở mức thấp nhất. Lý do mà hầu hết các hộ này đưa ra là chưa hiểu biết về chính sách BHNN và còn nghi ngờ về chính sách này. Chính vì chưa hiểu biết và còn băn khoăn nên nhiều hộ không đồng ý tham gia BHNN, nếu tham gia cũng chỉ mang tính chất thăm dò, chính vì vậy mà mức sẵn lòng chi trả của họ rất thấp.