2.2.2.1 Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ là một trong các quốc gia châu Á có diện tích lớn với dân số hơn 1 tỷ người, trong đó 60% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp của Ấn Độ chủ yếu các mặt hàng như gạo, lúa mì, hạt dầu, sợi đay, trà, mía, khoai tây, gia súc, trâu cừu, dê, gia cầm và cá (Đào Hồng Thuận, 2013) .
Do Ấn Độ và Việt Nam có những điểm tương đồng về nền sản xuất nông nghiệp nên kinh nghiệm thực tiễn trong các hoạt động phát triển BHNN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16
đang triển khai tại quốc gia này là bài học quý giá trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 1999, Ấn Độ thực hiện “Chương trình quốc gia về
BHNN” và đến nay sản phẩm bảo hiểm này vẫn đang tiếp tục phát huy tác dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người nông dân trong quá trình tham gia sản xuất. Các sản phẩm BHNN dành cho tất cả nông dân và là bắt buộc đối với người vay vốn. Phạm vi bảo hiểm áp dụng cho cây lương thực, cây lấy dầu, cây vườn, cây thương mại hàng năm... Mức bồi thường nhiều loại từ 60-90% của sản lượng trung bình trong những năm trước và số tiền bảo hiểm – vay vốn tới 150% giá trị
sản lượng. Tỷ lệ phí bảo hiểm là 1,5-3% đối với cây lương thực và cây lấy dầu,
đối với cây thương mại hàng năm và cây vườn thì được áp dụng theo thực tế. Tỷ
lệ bồi thường lớn hơn phí bảo hiểm (đối với cây lương thực và cây lấy dầu) và lớn hơn 150% phí bảo hiểm (đối với cây thương mại hàng năm) (Đào Hồng Thuận, 2013).
Để thực hiện thành công được sản phẩm BHNN, ngoài sự hỗ trợ chủ yếu của Chính phủ Ấn Độ thông qua các hoạt động như tài trợ các chương trình bảo hiểm thử nghiệm, trợ cấp về phí và số tiền bồi thường, miễn thuế, tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức về sản phẩm bảo hiểm đối với chính quyền địa phương… thì Ấn Độ còn xây dựng hệ thống các kênh phân phối gồm những định chế tài chính nông thôn, trung gian và đại lý bán bảo hiểm, các tổ chức cộng
đồng, hệ thống các đại lý bảo hiểm, bán trực tiếp.
Bài học rút ra cho Việt Nam: Có thể thấy rằng mô hình sản phẩm BHNN của Ấn Độ phù hợp với Việt Nam cũng như định hướng của Chính phủ khi Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn của Việt Nam như lúa gạo, cà phê, hạt tiêu… đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, để có thể sớm hiện thực hóa được sản phẩm BHNN đòi hỏi một chiến lược dài hạn, sự tham gia của các cấp ngành liên quan, đặc biệt là sự tham gia chủđạo của Bộ NN & PTNT trong việc quản lý và cung cấp số liệu thống kê về sản lượng mùa vụ, diễn biến thời tiết để trên cơ sở đó xây dựng sản phẩm bảo hiểm cho các loại rủi ro khác nhau, tỷ lệ phí cho phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 Việc xây dựng và triển khai thành công một số sản phẩm BHNN thường
đòi hỏi thời gian từ 8-10 năm, vì vậy cần có cơ quan nghiên cứu giám sát và có sự hỗ trợ tư vấn từ những quốc gia có kinh nghiệm như Ấn Độ, Mexico… Thiết lập quan hệ với công ty tái bảo hiểm quốc tế để tái BHNN tạo an toàn tài chính cho công ty bảo hiểm trong nước.
Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ chỉđạo của Chính phủ cùng với sự tham gia của hệ thống tín dụng thương mại trong nước. Hơn nữa, đặc điểm nền nông nghiệp Việt Nam manh mún, nhỏ lẻ, hay bị ảnh hưởng và tác động của thiên tai và dịch bệnh nên rủi ro cao, vì vậy giai đoạn đầu triển khai BHNN cần có ưu tiên cho các nbònh mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, từ đó nhân rộng ra các sản phẩm khác như trâu, bò, lợn.
Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của người nông dân về những lợi ích và sự cần thiết phải tham gia sản phẩm BHNN, để việc mua bảo hiểm này không chỉ là bắt buộc với những người dân vay vốn mà có thêm được số lượng người tự
nguyện tham gia cao.
2.2.2.2 Bảo hiểm chăn nuôi theo chỉ số của Mông Cổ
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mông Cổ với hơn 30 triệu súc vật được nuôi, trị giá hơn 1 tỷđôla, ngành này đóng góp hơn 80% giá trị
sản xuất nông nghiệp, gần 30% GDP của nước này. Những biến động của chăn nuôi sẽ có tác động to lớn tới đời sống của nông dân và toàn bộ nền kinh tế.
Chỉ trong giai đoạn 200-2002 ở Mông Cổ đã có khoảng 11 triệu súc vật bị chết do mùa đông quá lạnh. Dưới sự hỗ trợ của WB, Mông Cổ đã thử
nghiệm hình thức bảo hiểm chăn nuôi theo chỉ số để ổn định tình hình chăn nuôi. Lý do chọn hình thức bảo hiểm này thay vì các hình thức bảo hiểm truyền thống một phần là do việc xác định tổn thất thực tế của hình thức bảo hiểm truyền thống là rất tốn kém.
Lúc đầu, bảo hiểm theo chỉ số thời tiết được xem xét. Tuy nhiên hệ
thống đo đạc dự báo thời tiết của Mông Cổ chưa đủ tốt để có thể cung cấp đầy
đủ thông tin cho ngành bảo hiểm. Vì thế loại bảo hiểm này không thể triển khai được, và Mông Cổ chuyển sang loại bảo hiểm theo chỉ số tỷ lệ chết của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 súc vật trưởng thành trong khu vực Mông Cổ có số liệu về tỷ lệ chết của súc vật trong 33 năm liền nên có thể triển khai được loại hình này. Chính phủ quy
định phân tầng rủi ro chăn nuôi như sau:
- Tỷ lệ chết dưới 7%: Người chăn nuôi, ngân hàng tự chịu(Phạm Xuân Hoan, 2009);
- Tỷ lệ chết từ 7%-30%: Các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm đền bù thông qua sản phẩm bảo hiểm cơ bản (Base Insurance Product – BIP). Bản thân Chính phủ Mông Cổ cam kết sẽ tái bảo hiểm không hạn chế cho các công ty bảo hiểm(Phạm Xuân Hoan, 2009);
- Tỷ lệ chết từ 30%-100%: Chính phủ tài trợ từ hệ thông an sinh xã hội, với điều kiện người chăn nuôi có mua BIP (Phạm Xuân Hoan, 2009).
Mặc dù BIP chỉ đền bù khi tỷ lệ chết từ 7%-30%, nhưng khi súc vật chết hàng loạt trên diện rộng thì đây cũng là một tổn thất cực kỳ lớn. Vì vậy các công ty bảo hiểm đã tập hợp lại trong một pool, theo đó toàn bộ phí bảo hiểm thu được tập trung về pool, và các công ty bảo hiểm chia lãi/lỗ theo tỷ lệ đóng góp trong pool (Phạm Xuân Hoan, 2009) .
Với loại hình bảo hiểm nói trên, Chính phủ Mông Cổ phải chịu rủi ro kép, đó là chịu trách nhiệm tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm và chịu toàn bộ tổn thất vượt quá 30% đối với nông dân đã mua BIP.
Chương trình bảo hiểm thử nghiệm trên được bắt đầu từ 2006 và được thực hiện trong 3 năm dưới sự hỗ trợ của WB. Đến nay, Chương trình đã bao phủ 90% thị trường. Các thị trường bị bỏ ngỏ là những vùng quá rộng nhưng số súc vật nuôi lại tương đối ít. WB hỗ trợ không hoàn lại 5 triệu USD, ngoài ra cam kết cho vay với thời gian ân hạn 7 năm và lãi suất ưu đãi để triển khai chương trình trong thời gian thử nghiệm cũng như sau đó. Điều này phần nào chứng tỏ WB và Chính phủ Mông Cổ đã lường trước chi phí của Chính Phủ
cho việc thực hiện chương trình là không nhỏ.
2.2.2.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, Các sản phẩm nông nghiệp chính bao gồm lúa, cây có củ, lúa mì, rau, cây ăn quả, đại gia súc, lợn, gà, sữa, trứng và cá. Quy mô hộ sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 nhỏ. Các rủi ro chính trong canh tác cây trồng gồm bão và mưa đá, bên cạnh đó là sương giá vụ xuân và vụđông, mưa lớn; các rủi ro chính trong nuôi trồng thủy sản bao gồm bão, lốc, triều dâng, lũ lụt, tuyết rơi và tảo. Mục đích thực hiện BHNN của Chính phủ Hàn Quốc là nhằm giúp nông dân tránh khỏi phá sản và dễ dàng khôi phục tái sản xuất; giúp ổn định chi tiêu của Chính phủ.
Cách thức mở rộng chương trình của Hàn Quốc thường được thực hiện sau thí điểm trên cả nước tại một số ít loại đối tượng BH, sau đó các đối tượng này được đưa vào chương trình BH chính và trong khi tiếp tục mở rộng thí điểm với các đối tượng khác. Sự hỗ trợ của Chính phủ cho thấy, đối với cây trồng, Chính phủ trung ương hỗ trợ 50% phí kỹ thuật; chi 100% chi phí quản lý, chuyển kinh phí trực tiếp cho công ty BH và 4,4% tính trên mức giữ lại, coi như là khoản hỗ trợ tái BH; chính quyền địa phương hỗ trợ 25% phí kỹ thuật; Hợp tác xã - nơi người nông dân tham gia BH là thành viên, nếu có khả năng tài chính, cũng hỗ
trợ thêm về phí. Ngoài ra, Chính phủ chịu trách nhiệm chi bồi thường cho những khoản vượt quá 180% phí BH. Để có nguồn kinh phí chi cho các khoản bồi thường này, Chính phủ thu lại 5,5% tổng phí. Trong chương trình thủy sản, Chính phủ chịu trách nhiệm chi tổn thất trên 140% tổng phí trong đó, BH lũ lụt sẽ hỗ trợ 50% phí kỹ thuật và 90% chi phí quản lý; BH thủy sản hỗ trợ 50% phí kỹ thuật và 70% chi phí quản lý (Sông Trà, 2013).
Kinh nghiệm thực hiện BHNN ở Hàn Quốc cho thấy, quá trình thực hiện BHNN có hai phương án dẫn đến thất bại: quy định phí BH quá cao thì nông dân không tham gia, còn nếu quá thấp thì các công ty BH không tham gia. Phương án duy nhất thành công là phải có hỗ trợ phí của Chính phủ bảo đảm phí ở mức chịu được
đối với nông dân và đủ hấp dẫn đối với các công ty tham gia. Kinh nghiệm của Hàn Quốc năm 2002 cho thấy, vì có tổn thất lớn do cơn bão Rusa gây ra nên năm 2003 phí BH tăng không đủ yêu cầu, và các công ty BH rút khỏi chương trình. Do đó, Bộ
Nông nghiệp Hàn Quốc phải giữ lại 100% và chịu tổn thất lớn năm đó, và cuối cùng Chính phủ lại phải đứng ra bồi thường cho Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc (Nonghuyp). Năm 2004, Chính phủ phải lập tổ công tác khuyến khích các công ty BH tham gia vì chỉ có như vậy chương trình mới phát triển bền vững. Kết quả các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 công ty BH tư nhân đã tham gia trở lại cùng với Chính phủ và Nonghuyp, theo hình thức hợp tác công-tư (PPP)(Sông Trà, 2013).
Về tổ chức thực hiện, tại Hàn Quốc, Viện phát triển BH Hàn Quốc thực hiện định phí, còn Nông hiệp (Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp) thực hiện chương trình BH cây trồng và Ngư hiệp (Liên hiệp hợp tác xã ngư nghiệp) thực hiện chương trình BH thủy sản. Các công ty BH phi nhân thọ trong nước tham gia nhận tái BH từ Nông hiệp/Ngư hiệp; Công ty Tái BH Hàn quốc thu xếp tái BH ra nước ngoài. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bồi thường chương trình chính là 94% và chương trình thí điểm là 90,7%, từ đó làm cho các công ty tham gia bị lỗ
(riêng năm 2012 tỉ lệ tổn thất ước tính 300%). Vì vậy, dự tính sang năm 2013, Chính phủ phải điều chỉnh tăng phí và nâng tỷ lệ chi bồi thường của Chính phủ lên
đáng kể thì mới thu hút được sự tham gia của các công ty BH (Sông Trà, 2013). Kinh nghiệm của các nước cho thấy, sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ là điều kiện cần thiết nhất để duy trì chương trình phát triển bền vững.
2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cho nghiên cứu luận văn
Từ nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu BH trong chăn nuôi bò thịt cho thấy:
Điều quan trọng nhất là người dân cần nhận thức đúng về BHNN và tầm quan trọng, lợi ích do loại hình bảo hiểm này đem lại, từ đó họ tự nguyện tham gia và khi đó BHNN mới có cơ hội để hình thành và phát triển bền vững. Chính vì vậy bài học đầu tiên là cần tuyên truyền, phổ biến về chính sách BHNN cho người dân hiểu rõ. Từ thực tiễn các quốc gia cho thấy, sự hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực BHNN là đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên, việc hỗ trợ
này phải trên cơ sở khung pháp lý vững chắc, không nhất thiết phải hỗ trợ
bằng tiền. Đặc biệt là phải có cách thức để tăng tính chủ động cho nông dân. “Trên hết, cần làm cho nông dân hiểu rằng, họ là chủ thể của BHNN, nên phải có trách nhiệm tham gia, và nếu xảy ra dịch bệnh, thiên tai, thì đối tượng chịu thiệt đầu tiên vẫn là nông dân. Việc tham gia BHNN chỉ góp phần giảm thiểu những thiệt hại không đáng có”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 bảo hiểm chăn nuôi. Từ kinh nghiệm thế giới và khu vực, để bảo hiểm nông nghiệp thành công cần sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước, các cấp ngành, các doanh nghiệp bảo hiểm và toàn xã hội. BHNN phải trở thành một chủ trương, chính sách của Nhà nước. Do đó, vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia bảo hiểm trong thời gian đầu, có tính chất đón đầu nhưng nhà nước không nên bao cấp lĩnh vực này.
Bài học thứ ba là cần có tính sáng tạo để việc tổ chức thực hiện bảo hiểm chăn nuôi phù hợp với thực tế. Về hình thức, bảo hiểm chăn nuôi có thể
áp dụng hai loại bảo hiểm: bảo hiểm toàn phần và bảo hiểm từng phần bao gồm cả loại bắt buộc lẫn tự nguyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô. Theo đó, huyện Sông Lô có diện tích là 150,32 km2 và vị trí địa lý như sau: phía Đông giáp huyện Lập Thạch, phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố
Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang (Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013).
Về tổ chức hành chính : Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính bao gồm 16 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Tam Sơn và xã Nhạo Sơn. Các xã, thị
trấn, gồm có: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhạo Sơn, Nhân Đạo, Như Thụy, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch và thị trấn Tam Sơn.
Huyện Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km và cách sân bay quốc tế nội bài khoảng 55 km vì vậy trong tương lai huyện có nhiều cơ hội và khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận,
đặc biệt với thành phố Vĩnh Yên và với thủđô Hà Nội (Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013).
b. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
Là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc, nền kinh tế chậm phát