Tình hình chăn nuôi bò thịt của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho chăn nuôi bò thịt của các hộ nông dân huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)

Bng 4.2 Tình hình cơ bn ca các hđiu tra

Chỉ tiêu ĐVT BQ Quy mô (con/năm)

<3 3-5 >5 Tổng số hộđiều tra Hộ 90 30 30 30 1. Tuổi trung bình Tuổi 43,6 42,7 43,6 44,3 2. Giới tính - Nam - Nữ Người Người Ngươì 90 68 22 30 20 10 30 26 4 30 22 8 3. Trình độ chuyên môn 90 30 30 30

- Chưa qua đào tạo Người 63 22 20 21

- Trung cấp Người 14 4 6 4

- Cao đẳng Người 7 2 2 3

- Đại học trở lên Người 6 2 2 2 4. Bình quân nhân khẩu/ hộ Khẩu 5,5 4,9 5,8 5,9 5. Bình quân lao động/ hộ Người 2,7 2,5 2,7 2,8 6. Số bò thịt BQ/ hộ/năm Con 4,2 1,7 3,9 6,9 7.Kinh nghiệm nuôi bò thịt của hộ Năm 8,8 7,6 9,9 8,7 8.Trọng lượng xuất chuồng BQ/con Kg 275,6 245,3 287,0 294,5

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ, năm 2013)

Để phản ánh tình hình chung của các hộ chăn nuôi bò thịt tôi tiến hành

điều tra những thông tin cơ bản, được thể hiện rõ qua bảng 4.2.

Qua điều tra tình hình chăn nuôi bò thịt của các hộ trên địa bàn huyện Sông Lô cho thấy: tình hình chăn nuôi bò thịt của các hộ đang gia tăng mạnh mẽ, các hộ chăn nuôi bò thịt ngày càng nhiều, các hộ chăn nuôi bò thịt có quy mô lớn cũng ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường về thịt bò lớn như

hiện nay.

Tuổi trung bình của các chủ hộ là 43,6 tuổi, giữa các quy mô khác nhau không có sự chênh lệch nhiều về tuổi của chủ hộ.

44

Giới tính của các chủ hộ chủ yếu là nam, trong số 90 hộ thì có tới 68 chủ

hộ là nam (chiếm 75,6 %). Điều này cho thấy rằng nam giới vẫn là trụ cột gia

đình và là người đưa ra những quyết định quan trọng.

Trình độ chuyên môn của các chủ hộ nhìn chung chưa cao. Có tới 63 trên tổng số 90 hộ (chiếm 70 %) chưa qua đào tạo, tức là chỉ học hết cấp 2 hoặc cấp 3. Số hộ có trình độ từ trung cấp trở lên chỉ chỉ chiếm 30 %, đặc biệt trình độ từđại học trở lên rất ít. Điều này cho thấy trình độ của người dân còn tương đối thấp.

Bình quân lao động trong mỗi nhóm hộ có sự khác biệt. Số lao động ở

những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ hơn 3 con là 2,5 lao động/hộ, hộ chăn nuôi với quy mô 3-5 con là 2,7 lao động/hộ, còn hộ chăn nuôi với quy mô >5 con là 2,8 lao

động/hộ. Như vậy, những hộ có quy mô càng lớn thì càng cần nhiều lao động. Các hộ có kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt bình quân 8,8 năm. Trong đó, hộ chăn nuôi quy mô vừa có kinh nghiệm nhiều nhất, 9,9 năm. Những hộ này họ

có kinh nghiệm rất nhiều và giữ quy mô chăn nuôi ở mức vừa phải để khi rủi ro thì không thiệt hại nhiều mà khi có lợi nhuận thì thu được cũng không ít. Với những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ do ít có kinh nghiệm chăn nuôi nên họ chưa dám đầu tư nhiều, chỉ chăn nuôi ít để tích luỹ kinh nghiệm và một phần là do thiếu vốn đầu tư.

Quy mô chăn nuôi của các hộ nhìn chung còn nhỏ lẻ, bình quân là 4,2 con/năm. Với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chỉ là 1,7 con/năm; các hộ chăn nuôi quy mô vừa là 3,9 con/năm và các hộ chăn nuôi quy mô lớn là 6,9 con/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho chăn nuôi bò thịt của các hộ nông dân huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)