- Chăn nuôi bò thịt có nhiều cơ hội phát triển. Trên thực tế cho thấy, Sông Lô là huyện miền núi, cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp, lại có nhiều
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển đàn bò thịt. Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trường của nước ta về thịt bò lại càng gia tăng, trong khi đó, tổng đàn bò thịt hiện tại của cả nước lại chưa đáp ứng được nhu cầu này. Do đó, chăn nuôi bò
72
thịt vẫn có một thị trường rộng lớn cho người nông dân trên cả nước nói chung và người dân huyện Sông Lô nói riêng.
- BHNN là chương trình có nhiều ưu điểm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, mang lại nhiều lợi ích cho người dân; là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết triệt để xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững. Chính vì BHNN có tác dụng rất lớn đối với người dân nói chung và người chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Sông Lô nói riêng nên sẽ thu hút được các hộ nông dân tham gia.
- Các cơ chế, chính sách về BHNN được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ.
Trong quá trình triển khai thí điểm BHNN theo Quyết định số 315/QĐ-TTg, Bộ
Tài chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định này, cụ thể:
+ Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Thông tư số 47/2011/TT- BNNPTNT ngày 29/6/2011 hướng dẫn việc lựa chọn địa bàn, đối tượng được bảo hiểm, ban hành quy trình, tiêu chuẩn trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với các đối tượng tham gia thí điểm BHNN. Trong quá trình triển khai, có một sốđiểm cần điều chỉnh nên ngày 23/8/2012, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Thông tư số 43/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011.
+ Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn về việc thí điểm BHNN, hướng dẫn hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng chính sách (Thông tư số
121/2011/TT-BTC ngày 17/8/2011 và Thông tư số 57/2013/TT-BTC ngày 06/5/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư 121/2011/TT-BTC); đồng thời đã ban hành Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm BHNN (Quyết định 3035/QĐ-BTC ngày 16/12/2011 và Quyết định 2114/QĐ-BTC ngày 24/8/2012 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quyết định 3035/QĐ-BTC) để thực hiện thống nhất trên cả nước.
Các văn bản pháp luật nói trên nhìn chung là khá đầy đủ, đồng bộ, tạo
điều kiện cho các địa phương, các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức triển khai thực hiện. Mặc dù còn có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn ở một số địa phương, song các cơ chế chính sách này đã thể hiện đúng định hướng chỉđạo của
73
Chính phủ và là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thí điểm cũng như triển khai đại trà sau này. Từđó, người dân sẽ có cơ hội tiếp cận với loại hình BHNN một cách dễ dàng hơn.
- Có sự hỗ trợ của Nhà nước: Hiện nay chính phủ có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ, khuyến khích bảo hiểm nông nghiệp phát triển. Theo Quyết
định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 và Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 27/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì các hộ nông dân thuộc diện nghèo sẽ được hỗ trợ 100% phí bảo hiểm; đối với hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp được trợ giúp 90% phí bảo hiểm, và trợ giúp 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp; các tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được trợ giúp 20% phí bảo hiểm. Điều này sẽ giúp cho người dân giảm mức phí khi đóng BHNN, khuyến khích nhiều người dân tham gia. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có một số chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khi tham gia thí
điểm BHNN, vì thế đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động, phục vụ tốt hơn cho người dân khi tham gia BHNN, nhất là công tác chi trả tiền bồi thường. Mặc dù cơ chế chính sách hỗ trợ còn những điểm chưa thực sự đáp ứng hết mong muốn của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng cũng đã phần nào giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
- Người chăn nuôi đã nâng cao ý thức quản lý rủi ro. Sau những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện Sông Lô, người dân đã phần nào nâng cao ý thức trong việc hạn chế rủi ro và mong muốn được giảm thiểu rủi ro trong quá trình chăn nuôi bò thịt. Chính vì vậy mà người dân cũng muốn tham gia BHNN để hạn chế những rủi ro đó.
- Vĩnh Phúc đã có kinh nghiệm về triển khai chương trình BHNN. Là một trong 20 tỉnh thành trên cả nước được chọn làm thí điểm triển khai chương trình BHNN, sau hơn 2 năm triển khai, Vĩnh Phúc đã thu được kết quả đáng kể, nhất là bảo hiểm trong chăn nuôi. Mặc dù huyện Sông Lô không được chọn làm thí
điểm nhưng sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm triển khai của các huyện bạn trên
74
triển khai thí điểm của 3 huyện trong tỉnh sẽ là bài học quý báu để lãnh đạo cũng như người dân huyện Sông Lô học hỏi, rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, người dân cũng sẽ có cơ hội tiếp cận dễ dàng với các đại lý bảo hiểm khi giai đoạn thí điểm kết thúc, vì sau giai đoạn này, các đại lý sẽ mở rộng ra các huyện khác, trong đó có huyện Sông Lô.
4.4.2 Khó khăn
- Nhận thức của người dân về BHNN còn hạn chế. Chính vì điều này mà dẫn đến tình trạng nhiều người dân chưa thực sự hiểu về chính sách BHNN, thậm chí có người còn chưa nghe nói bao giờ. Chưa biết, chưa hiểu rõ khiến cho người dân còn hoang mang, nghi ngờ dẫn đến việc người dân quyết định không tham gia BHNN là điều dễ hiểu. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do trình
độ của người dân, nhất là người dân nông thôn còn thấp. Theo kết quả ở trên thì có tới 70 % số chủ hộ được điều tra có trình độ chuyên môn chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó là do công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế, chưa quyết liệt. Chính vì điều này khiến cho nhiều người dân chưa hiểu hết về chính sách BHNN, đặc biệt là tác dụng của việc tham gia BHNN. Đây là một rào cản khiến cho thị trường bảo hiểm của nước ta chưa thực sự phát triển. Làm sao phải làm cho người dân hiểu được tham gia BHNN là bảo vệ tài sản cho chính gia đình mình, theo quy luật số đông bù số ít, chia sẻ rủi ro lẫn nhau chứ không phải là tham gia với quan điểm đã tham gia là phải được bồi thường và khi nào xảy ra rủi ro thì mới tham gia. Có như vậy thì thị trường BHNN mới phát triển bền vững và là chỗ dựa vững chắc cho người chăn nuôi trên cả nước nói chung và người chăn nuôi huyện Sông Lô nói riêng.
- Người dân chưa có thói quen tham gia BHNN. Đặc điểm tập quán của người dân chưa có thói quen mua bảo hiểm, sự hiểu biết về bảo hiểm còn rất kém, đối với họ mua bảo hiểm không phải để đề phòng khi rủi ro mà còn làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Chính vì thói quen từ rất lâu đời như vậy nên việc đưa chương trình BHNN đến với người chăn nuôi gặp khó khăn. Bên cạnh
đó là tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên người dân chưa có thói quen chủđộng trong việc bảo đảm tài sản của mình.
75
- Quy mô chăn nuôi bò thịt nhỏ lẻ. Khi quy mô sản xuất nhỏ thì khả năng tham gia bảo hiểm rất hạn chế, chi phí bảo hiểm rất lớn, làm cho chi phí tham gia bảo hiểm của người chăn nuôi hay chi phí của doanh nghiệp đảm nhiệm công tác bảo hiểm cao lên. Đó chính lá khó khăn của cả 2 bên tham gia bảo hiểm.
- Cơ chế chính sách còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn. Mặc dù
đã có rất nhiều cơ chế, chính sách được ban hành nhưng thực tế cho thấy vẫn còn có những điểm chưa thực sự phù hợp với thực tế, cụ thể:
+ Phạm vi bảo hiểm còn hẹp. Điều này khiến cho BHNN chưa đáp ứng
được yêu cầu của các chủ hộ chăn nuôi bò thịt. Hiện nay theo quy định hiện hành của Bộ tài chính thì phạm vi bảo hiểm cho bò thịt thì chỉ được bảo hiểm bệnh lở
mồm long móng, tụ huyết trùng, nhiệt thán. Một số rủi ro như bò bị ỉa chảy, chướng hơi đầy bụng, ký sinh trùng đường máu hoặc bị rủi ro do thiên tai như
nắng nóng kéo dài lại không thuộc phạm vi được bảo hiểm. Theo các hộ chăn nuôi thì đây là những rủi ro mà bò thịt hay mắc phải và những bệnh này rất dễ
chết nhưng lại không thuộc phạm vi được bảo hiểm. Đây cũng là yêu cầu đặt ra và cần có sự sửa đổi, bổ sung cho hợp lý để thu hút được người chăn nuôi tham gia BHNN.
+ Điều kiện bảo hiểm chưa phù hợp, thủ tục còn rườm rà, phức tạp.
Chính điều này đã gây nhiều khó khăn cho người tham gia BHNN. Theo quy
định của Nhà nước thì người dân chỉđược bồi thường khi địa phương đã được cơ
quan thẩm quyền công bố dịch, tổng số đàn vật nuôi bị bệnh phải lớn hơn 10 % tổng đàn vật nuôi của xã. Đây là một quy định khá ngặt nghèo và không hợp lý. Nhiều trường hợp vật nuôi của hộ bị chết nhưng trên địa bàn xã chưa công bố
dịch vì chưa đủđiều kiện hoặc sợảnh hưởng đến kinh tế, chính trị thì hộ cũng sẽ
không được giải quyết đền bù. Điều này gây bất lợi cho người dân và bất hợp lý vì khi tham gia BH thì tham gia theo từng hộ, từng cá nhân nhưng khi bồi thường thì lại ràng buộc bởi phạm vi toàn xã.
Bên cạnh đó thì nhiều hộ dân cho rằng thủ tục tham gia BHNN còn phiền hà, phức tạp. Đây là điều rất bất lợi cho người tham gia BH. Tâm lý của người dân thường rất ngại đến các cơ quan, doanh nghiệp. Nếu thủ tục lại rắc rối, phiền
76
hà sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc họ tham gia. Nhiều người dân cho rằng họ
không tham gia BHNN vì thủ tục quá phiền hà. Hơn nữa thời gian bồi thường lại chậm, phải sau 30 ngày khi doanh nghiệp bảo hiểm đủ hồ sơ thì người thiệt hại mới được nhận.
Chính những điều này đang là rào cản ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHNN của người dân.
+ Mức phí bảo hiểm còn cao, đây là rào cản không nhỏảnh hưởng tới nhu cầu tham gia BHNN của người dân. Qua kết quảđiều tra cho thấy hầu hết người dân đều cho rằng phí BHNN còn cao. Hiện nay theo quy định thì người tham gia BH cho bò thịt phải đóng 600 nghìn đồng/con/năm. Nhưng mức sẵn lòng chi trả
của người chăn nuôi chỉ là 315 nghìn đồng/con/năm. Điều này cho thấy mức phí hiện nay vẫn đang ở mức quá cao để người dân tham gia. Nhất là với những hộ
chăn nuôi theo quy mô lớn, nếu đóng bảo hiểm cho cả đàn bò của mình thì số
tiền bỏ ra là rất lớn, điều này sẽ không khuyến khích những hộ chăn nuôi quy mô lớn tham gia. Hơn nữa, rất nhiều hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện gặp khó khăn về nguồn vốn, cộng thêm mức phí bảo hiểm cao dẫn đến họ không thể tham gia mua BH cho đàn bò của mình.
- Doanh nghiệp bảo hiểm chưa mặn mà khi tham gia cung cấp dịch vụ
BHNN. Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia thị trường BHNN là có sự hỗ trợ
của Nhà nước. BHNN là một thị trường rộng lớn, thế nhưng lại rất ít doanh nghiệp muốn tham gia. Nguyên nhân của vấn đề này là do:
Thứ nhất: Loại hình bảo hiểm nông nghiệp vốn có nhiều rủi ro, nhất là trong hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh khá nhiều như hiện nay nên việc kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp thường lỗ, không có lãi. Tổng công ty bảo hiểm chưa đề xuất được một hình thức bảo hiểm phù hợp với điều kiện kinh tế đang có thay đổi lớn ở nước ta, ở đây không đơn giản là chạy theo nhu cầu của địa phương hoặc áp dụng các hình thức nước ngoài vào việt nam, nếu chỉ chạy theo doanh thu mà thiếu trách nhiệm trong việc khai thác đều dẫn đến kết quả bị
77
Thứ hai: Người dân tham gia BHNN còn quá ít, chủ yếu là các hộ nghèo, cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ. Điều này dẫn đến quỹ BHNN thu được quá ít, chưa theo nguyên tắc số đông bù số ít, khiến cho việc triển khai bán bảo hiểm của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hiện tượng nông dân lợi dụng việc mua bảo hiểm để trục lợi khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm tổn thất về
tài chính.
Thứ ba, Nhà nước còn thiếu các chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia bán bảo hiểm, nhiều doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp gặp khó khăn trong định hướng phát triển. Việc tổ chức mạng lưới khai thác bảo hiểm sẽ gặp trở ngại không nhỏ, hiện nay muốn khai thác chúng ta phải xây dựng mạng lưới khai thác bao gồm ngân hàng nông thôn, hợp tác xã, hội nông dân, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan tài chính và các cá nhân điều này cần một khoản chi phí khá lớn.
Thứ tư, năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm có hạn. Rủi ro thiên tai trong bảo hiểm nông nghiệp nhiều khi mang tính chất thảm hoạ do phạm vi, mức độ tàn phá, thiệt hại về mặt tài chính rất lớn vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ lựa chọn một số
rủi ro và triển khai trên một vài địa bàn hạn chế.
Bên cạnh đó thì thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển. Chưa có sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm, các chương trình tái bảo hiểm cũng như sự
phát triển của thị trường tái bảo hiểm, đầu ra rất quan trọng cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Vì các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, nên các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có sự hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm.
- Chưa có sự liên kết giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp bảo hiểm. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước như phòng Nông nghiệp huyện, trạm Thú y, UBND xã, các tổ chức, các hội, đoàn thể ở địa phương với doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình triển khai BHNN tới người dân là rất cần thiết. Vì BHNN là một loại hình bảo hiểm đặc biệt và là một lĩnh vực mới do đó sự vào cuộc của các cơ quan Nhà nước trong việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân
78
về chính sách BHNN là rất cần thiết. Hơn nữa, các cơ quan Nhà nước đóng trên
địa bàn huyện sẽ hiểu rất rõ về tình hình sản xuất cũng như phong tục tập quán của người dân địa phương mình. Do đó sẽ rất thuận lợi khi có sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong triển khai BHNN.
Với những thuận lợi và khó khăn như trên ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tham gia BHNN của người dân trên địa bàn huyện Sông Lô. Do đó chúng ta phải làm sao phát huy được những thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó để
làm sao ngày càng thu hút được nhiều người dân tham gia BHNN.