Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho chăn nuôi bò thịt của các hộ nông dân huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 32)

a. Vị trí địa lý

Huyện Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô. Theo đó, huyện Sông Lô có diện tích là 150,32 km2 và vị trí địa lý như sau: phía Đông giáp huyện Lập Thạch, phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố

Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang (Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013).

Về tổ chức hành chính : Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính bao gồm 16 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Tam Sơn và xã Nhạo Sơn. Các xã, thị

trấn, gồm có: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhạo Sơn, Nhân Đạo, Như Thụy, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch và thị trấn Tam Sơn.

Huyện Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km và cách sân bay quốc tế nội bài khoảng 55 km vì vậy trong tương lai huyện có nhiều cơ hội và khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận,

đặc biệt với thành phố Vĩnh Yên và với thủđô Hà Nội (Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013).

b. Đặc đim địa hình, th nhưỡng

Là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc, nền kinh tế chậm phát triển, xa trung tâm tỉnh lỵ, là huyện thuần nông đa phần diện tích đất đai sử dụng cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 và đồi núi. Vùng ven sông là vùng đất bãi có nhiều phù sa, vùng đất giữa và vùng

đồi núi địa hình xen kẽ giữa rừng và đồi thấp. Đất đồi chủ yếu là đất đỏ, đỏ vàng trên đá mác xit đã biến chất. Thành phần cơ giới thường là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, độ pH từ 4,5 – 6 %. Đây là những loại đất thích hợp cho việc phát triển trồng các loại cây, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sông Lô (Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013).

Vùng I: Các xã phía Tây Bắc huyện, gồm 07 xã: Quang Yên, Bạch Lưu, Lãng Công, Hải Lựu, Đôn Nhân, Nhân Đạo, Đồng Quế. Đây là các xã có vùng

đất núi đồi, và đất lúa lớn do đó rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi: lợn, bò, nhím, chim cút,... thu nhập người dân ở vùng này hiện nay là thấp do chưa phát huy được hết lợi thế sẵn có của mình.

Vùng II: Vùng các xã, thị trấn nằm giữa huyện, gồm 05 xã, thị trấn: Phương Khoan, Thị trấn Tam Sơn, Nhạo Sơn, Tân Lập, Như Thụy Đây là các xã có địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho việc thâm canh lúa, đảm bảo an ninh lương thực cho toàn huyện.

Vùng III: Vùng các xã nằm phía Nam huyện, gồm 05 xã: Yên Thạch,

Đồng Thịnh, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong. Đây là các xã nằm trong vùng trũng của huyện, cây trồng lúa là chủ lực, hiện nay các xã này đang nằm trong vùng quy hoạch 1 lúa 1 cá của tỉnh.

Thổ nhưỡng của huyện được đánh giá như sau:

(1) Đất phù sa

- Đất phù sa màu nâu nhạt, trung tính ít chua, được sông Lô bồi đắp hàng năm. Đất trung tính, ít chua, có kết cấu viên dạng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, phù hợp với sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần chú ý mùa vụ gieo trồng để tránh ngập úng vào mùa mưa.

- Đất phù sa không được bồi có màu nâu nhạt, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh, địa hình thấp, thành phần cơ giới nặng, độ pH từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 - Đất dốc tụ ven đồi không bạc màu được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những cánh đồng nhỏ, hẹp dạng bậc thang.

- Đất phù sa xen giữa vùng đồi núi, dọc theo ven suối tạo thành những cánh đồng dài, nhỏ hẹp, độ pH cao, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước tốt, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

(2) Đất đồi núi

- Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu. - Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ.

- Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét. Đây là loại đất phù hợp với trồng rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 200 thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua có đặc

điểm đất chua, tầng đất mặt mỏng, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá sa thạch Quaczit cuội kết, dăm kết.

- Đất Feralitic trên núi.

Đánh giá chung về mặt thổ nhưỡng:

- Nhóm đất Địa Thành với nhiều loại đất và trên nhiều địa hình khác nhau, xen kẽ giữa vùng đồi núi thấp và những cánh đồng nhỏ hẹp rất hợp với việc phát triển rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có giá trị kinh tế như: mía nguyên liệu...Đây sẽ là thế mạnh của huyện khi phát triển các cây công nghiệp.

- Nhóm đất Thủy thành phân bố tương đối tập trung rất thuận lợi cho xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng, các khu công nghiệp và trồng cây lương thực, cây rau quả có giá trị kinh tế cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

c. Khí hu thy văn

Sông Lô nằm ở khu vực sông Hồng nên mang các đặc điểm khí hậu thời tiết vùng châu thổ sông Hồng đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với đặc điểm nắng nóng mưa nhiều ẩm độ cao. Mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có đặc điểm hanh khô và rét. Giữa hai mùa nóng ẩm và khô hanh có hai thời gian chuyển tiếp hình thành nền khí hậu bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Với đặc điểm khí hậu này rất thuận tiện cho một nền nông nghiệp đa dạng phong phú về chủng loại sản phẩm.

+ Nhiệt độ trung bình năm là 22oC nhiệt độ tối cao tuyệt đối đo được là 400C (đo vào tháng 7), nhiệt độ tối thấp là 7oC (thường vào tháng giêng) (Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013).

+ Lượng mưa hàng năm 2300 - 2500mm nhưng phân bố không đều thường tập trung chủ yếu vào mùa nóng ẩm (tháng 2 và tháng 7). Do vậy mùa mưa thường xảy ra úng lụt ở những vùng đất trũng không tiêu được kịp nước(Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013) .

+ Lượng bức xạ nhiệt trung bình là 122,8Kcal/m2 (Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013).

+ Tổng tích ôn lên tới 8030oC/năm (Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013). Huyện Sông Lô chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Lô chiếm tới 80 - 90% tổng lượng nước của huyện tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mực nước vào mùa khô bình quân trên 1.300cm, cao nhất là 2.132 cm. Ngoài ra lòng sông Lô rộng nên thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Sông Lô nói riêng (Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013) .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho chăn nuôi bò thịt của các hộ nông dân huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 32)