5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.9. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
Trong công tác cho vay con người là nhân tố quan trọng. Bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thẩm định món vay từ đó ra quyết định cho vay. Nếu ra quyết định cho vay chính xác tức cho vay đúng khách hàng đúng đối tượng thì khả năng hoàn trả nợ của khách hàng cao, nếu quyết định cho vay sai lầm, có thể là DN đáng được vay vốn thì không được vay hoặc DN không đáng được vay vốn thì lại được vay sẽ gây tổn thất cho ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Do vậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng rất quan trọng.
- Về trình độ chuyên môn: Cần phải đảm bảo cán bộ tín dụng có chuyên môn vững vàng cũng như có trình độ hiểu biết tương đối về kinh tế, xã hội, thị trường. Thường xuyên cập nhật, nắm bắt những thông tin về các ngành kinh tế. Đồng thời có khả năng tốt trong việc xử lý các tình huống phát sinh.
- Đạo đức nghề nghiệp: thể hiện ở sự nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, không mưu lợi cá nhân.
Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, có khả năng khai thác thông tin phục vụ cho công việc nhanh chóng, đầy đủ và chính xác, có đủ kinh nghiệm và trình độ để tư vấn cho khách hàng, đàm phán với khách hàng sao cho đảm bảo được quyền lợi của ngân hàng cũng như khách hàng; có khả năng phân tích, suy luận từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ như vậy chi nhánh cần:
- Trước hết cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngay từ khâu tuyển dụng, đến bố trí công việc, đúng người đúng việc. Rà soát lại công tác tổ chức, bố trí công việc theo kỹ năng cũng như phù hợp trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ đó thì chúng ta sẽ khai thác được kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ đó cũng như tạo điều kiện cho họ có cơ hội thăng tiến nhằm giữ cán bộ giỏi ở lại .
- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại cán bộ nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng của chi nhánh nhưng gửi đi đào tạo theo chuyên đề. Thường xuyên tổ chức hoặc phối hợp với các chi nhánh tốt/lớn khác trong hệ thống về các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao thêm nữa trình độ nghiệp vụ và cập nhật kiến thức ngân hàng trong thời kỳ mới, thị trường, nền kinh tế làm sao để không ngừng tăng khả năng, kỹ năng cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh trình độ chuyên môn chi nhánh cần bồi dưỡng cho các cán bộ tín dụng các kiến thức về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của DN để có thể am hiểu ngành nghề kinh doanh của DN từ đó có thể thẩm định tốt hơn.
- Thường xuyên, định kỳ đánh giá và kiểm tra lại năng lực của cán bộ tín dụng để bố trí công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn nhằm phát huy hết khả năng của cán bộ tín dụng.
- Cần phân rõ quyền hạn và trách nhiệm cũng như có chế độ khen thưởng cụ thể đối với cán bộ tín dụng. Điều này một mặt khuyến khích cán bộ nhân viên tích cực hăng hái làm việc, hạn chế tình trạng làm bừa làm ẩu hoặc phục vụ mục đích riêng.