QUY ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 45)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2. QUY ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẤN Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ 2.2.1. Quy định cho vay tại ACB Huế

Hoạt động cho vay của NHTMCP Á Châu chi nhánh Huế tuân thủ theo các quy định của NHNN và NHTMCP Á Châu Việt Nam. Bao gồm các quy định như:

 Tổng dư nợ cho vay của NHNT đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NH.

 Tổng mức cho vay và bảo lãnh của NH đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của NH.

 Tổng dư nợ cho vay của NH đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của NH.

 Tổng mức cho vay và bảo lãnh của NH đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của NH.

2.2.2. Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ACB Huế

1.Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Thực hiện tại phòng giao dịch khách hàng DN do nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) và nhân viên tín dụng (Loan CSR) hướng dẫn.

2. Thẩm định hồ sơ và lập tờ trình

3. Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng 4. Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSDB nợ vay

5. Nhận và quản lý TSDB

6. Lập hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ 7. Tạo tài khoản vay và giải ngân

8. Lưu giữ hồ sơ

9. Kiểm tra, theo dõi khoản vay- thu nợ gốc và lãi vay 10. Tái đánh giá lại các dự án trung, dài hạn đã tài trợ

11. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ 12. Chuyển nợ quá hạn 13. Khởi kiện thu hồi nợ xấu 14. Miễn, giảm lãi

15. Thanh lý/ tất toán khoản vay

2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ

2.3.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trước sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gần đây cùng với sự quan tâm của chính phủ trong việc hỗ trợ các DNVVN thông qua Nghị định 90/2001/NĐ-CP đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các DNVVN. Đa số các DNVVN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều hạn chế về vốn. Do vậy để có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển các DNVVN đã tìm đến ngân hàng, kênh huy động vốn hiệu quả của các DN.

Mặc dù chỉ mới hoạt động trong 4 năm nhưng NHTMCP Á Châu chi nhánh Huế đã có quan hệ tốt và lâu dài với nhiều DN trên địa bàn. Trong tình hình hiện nay DNVVN cần vốn để mở rộng sản xuất, gia tăng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập, vì vậy việc thực hiện cho vay trực tiếp đến DNVVN là một chủ trương đúng đắn được chi nhánh thưc hiện.

2.3.1.1. Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (2007-2009)

Doanh số cho vay DNVVN của chi nhánh tăng qua các năm và tăng với tỷ lệ là khá cao. Năm 2008 DSCV tăng 90.308 triệu đồng, tương ứng tăng 73,32% so với năm 2007. Qua năm 2009 DSCV lại tăng một cách đáng kể. Cụ thể là tăng đến 112,32% so với năm 2008 . Doanh số cho vay trong năm 2009 đạt đến 239.784 triệu đồng. Chi nhánh chỉ đi vào hoạt động vào cuối năm 2005, nên trong các năm trước việc cho vay còn hạn chế. Sang các năm 2008, 2009 DSCV đã tăng một cách đáng kể, vì chi nhánh đã nắm bắt được thị trường, thu hút được nhiều khách hàng đến vay.

Bảng 2.4: Doanh số cho vay DNVVN tại NHTMCP Á Châu Huế (2007-2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Tr.đ % tr.đ % Tr.đ % % Tr.đ %

Doanh số cho vay 123.168 100 213.476 100 453.260 100 90.308 73,32 239.784 112,32

Theo thời gian

Ngắn hạn 80.059 65 85.390 40 249.293 55 5.331 6,66 163.903 191,95 Trung dài hạn 43.109 35 128.086 60 203.967 45 84.977 197,12 75.881 59,24 Theo ngành nghề CNCB 4.126 3,35 8.539 4 27.196 6 4.413 106,96 18.657 218,49 Xây dựng 14.780 12 42.695 20 23.162 5,11 27.915 188,87 -19.533 -45,75 Thương nghiệp 98.534 80 106.738 50 249.293 55 8.204 8,33 142.555 133,56 Hoạt động KS, nhà hàng 5.728 4,65 55.504 26 153.609 33,89 49.776 868,99 98.105 176,75 Theo loại hình DN CTCP 61.584 50 100.334 47 222.097 49 38.750 62,92 121.763 121,36 CTTNHH 50.490 41 91.795 43 131.445 29 41.305 81,81 39.650 43,19 DNTN 11.094 9 21.347 10 99.718 22 10.253 92,42 78.371 367,13

(Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB Huế)

Doanh số cho vay theo kì hạn

Nhìn chung tại chi nhánh cho vay ngắn hạn chiếm đa số. Bởi vì các DNVVN trên địa bàn đa số có chu kì vốn ngắn. Mục đích của cho vay ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn sản xuất kinh doanh. Công tác cho vay vốn lưu động tại chi nhánh tập trung cho tài trợ thu mua hàng hoá như thu mua lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng,…

Phần lớn khách hàng vay ngắn hạn là những DN hoạt động kinh doanh có chu kỳ sản xuất ngắn, họ cần vốn để trang trải những khoản chi phí trước mắt, thu mua hàng hoá và sẽ hoàn trả khi hết chu kỳ sản xuất, khi bán được hàng thu tiền về.

Năm 2007 DSCV ngắn hạn là 80.059 triệu đồng, sang năm 2008 tăng thêm 5.331 triệu đồng, giá trị đạt được là 85.390 triệu đồng. Sang năm 2009 thì DSCV ngắn hạn lại tăng đáng kể, tăng đến 191,95%, tương ứng với giá trị là tăng thêm 163.903 triệu đồng. Trong năm này theo chủ trương của Chính phủ ngân hàng đã nới lỏng cho vay để hỗ trợ các DNVVN, giúp các DN tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, bổ sung vốn lưu động, tiếp tục SXKD.

Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng DSCV vay trung dài hạn lại tăng qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2008 DSCV tăng đến 197,12% so với năm 2007. Các món vay này chủ yếu để tài trợ cho các dự án mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ… giúp các DN gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. Đây chủ yếu là những DN hoạt động trong ngày xây dựng, hoạt động khách san, nhà hàng. Việc mở rộng cho vay trung dài hạn đem lại thu nhập cao cho ngân hàng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vậy sang năm 2009 ngân hàng đã cơ cấu lại tỷ lệ cho vay theo kì hạn. Theo đó vay ngắn hạn sẽ chiếm ưu thế. Vì vậy mà tỷ lệ tăng DSCV DNVVN trung dài hạn trong năm nay chỉ tăng thêm 75881 triệu đồng, tức tăng 59,24%. Điều này chứng tỏ sự linh hoạt của chi nhánh trong việc duy trì cơ cấu cho vay nhằm hạn chế rủi ro.

Doanh số cho vay theo ngành nghề

Tại chi nhánh NHTMCP Á Châu Huế, khách hàng là các DNVVN trên địa bàn chủ yếu kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp, hoạt động khách sạn nhà hàng.

Biểu đồ 2.2: DSCV DNVVN theo ngành nghề (2007-2009)

Trong đó DSCV công nghiệp chế biến chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng tăng đều qua các năm. Theo chủ trương của tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trọng phát triển công nghiệp nhẹ nên ngân hàng qua các năm đều mở rộng cho vay đối với các DN kinh doanh trong lĩnh vực này. So với năm 2007 DSCV ngành CNCB năm 2008 tăng 106,96% và qua năm 2009 lại tăng 218,499% , DSCV đạt được 27.196 triệu đồng.

Một ngành nghề kinh doanh được coi là thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế đó là kinh doanh về khách sạn, nhà hàng. Cùng với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong ngoài nước, các DN ở Huế đã xây dựng các khách sạn nhà hàng để thu hút các du khách khắp mọi nơi. Đây là một lĩnh vực tiềm năng đã và đang rất phát triển ở Huế. Nắm bắt được điều đó, tại chi nhánh khách hàng là các DNVVN kinh doanh trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá lớn. DSCV tăng qua các năm. Năm 2007 ngân hàng chỉ giải ngân cho vay các DN trong lĩnh vực này 5.728 triệu đồng, chủ yếu là bổ sung thêm vốn để đa dạng hóa các dịch vụ của

DN. Nhưng đến năm 2008 DSCV tăng so với 2007 một tỷ lệ đáng kể là 868,99%. Điều đó là do năm 2008 ở Huế tổ chức Festival,một lễ hội lớn thu hút nhiều khách du lịch từ khắp mọi nơi nên hệ thống nhà hàng khách sạn đã mạnh dạn đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nhiều khách sạn mới ra đời, hệ thống nhà hàng phát triển. Chi nhánh đã ký hợp đồng cho vay các DN trong lĩnh vực này nâng DSCV hoạt động khách sạn nhà hàng lên 55.504 triệu đồng. Qua năm 2009 DSCV vẫn tiếp tục tăng, ngân hàng vẫn ký nhiều hợp đồng đối với loạt khách hàng tiềm năng này. DSCV so với 2008 176,75%.

Bên cạnh hai ngành nghề trên thì DSCV trong ngành xây dựng có sự tăng trưởng không ổn định. DSCV ngành xây dựng tăng trong năm 2008 nhưng giảm trong năm 2009. Lạm phát tăng cao, giá của nguyên vật liệu tăng một cách khó lường nên xây dựng trong 2009 có phần giảm sút. Do đó các DN cũng hạn chế đầu từ và ngân hàng cũng hạn chế cho vay. Một ngành nghề mà DSCV cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV đó là ngành thương nghiệp. DSCV ngành thương nghiệp trong năm 2008 chỉ tăng 8,33% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 DSCV lại tăng đến 133,56%, DSCV năm này là 142.555 triệu đồng.

Doanh số cho vay theo loại hình DN

Qua bảng số liệu ta thấy ở chi nhánh chỉ có loại hình DN ngoài quốc doanh, không có DNNN vay. Và trong tỷ trọng DSCV thì CTCP và CTTNHH chiếm đa số. DNTN là loại hình DN phổ biến trong địa bàn tỉnh, dễ thành lập và số lượng ngày càng tăng. Loại hình DN này thường không đáp ứng được những yêu cầu vay vốn của ngân hàng như TSĐB hay phương án kinh doanh nên tỷ trọng cho vay loại hình này thấp và giá trị vay không cao. Tuy nhiên DSCV lọai hình DN tại chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng lên. So với năm 2007, DSCV DNTN 2008 tăng 92,42%. Qua năm 2009 tăng so với 2008 đến 367,13%, tương ứng với giá trị là 99.718 triệu đồng.

Biểu đồ 2.3: DSCV theo loại hình DN (2007-2009)

Trong các năm qua các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có sự chuyển biến mạnh mẽ. Mặc dù về chính sách không được ưu đãi hơn so với DNNN nhưng các CTCP, CTTNHH đã có những bước tiến đáng ghi nhận, đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà. Các DN đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường nên nhu cầu vốn rất lớn và chi nhánh tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này được vay vốn. Vì vậy DSCV chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV.

Năm 2008, DSCV CTCP đạt 100.334 triệu đồng tăng 38.750 triệu đồng tương ứng tăng 62,92%, sang năm 2009 DSCV loại hình này tăng 121,36% đạt mức 222.097 triệu đồng. Xét về tỷ trọng thì cho vay loại hình CTCP chiếm tỷ trọng lớn nhất.

DSCV loại hình TNHH cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2008 DSCV CTTNHH là 91.795 triệu đồng tăng 41.305 triệu đồng (81,81%) so với năm 2007 chiếm 47% DSCV. Sang năm 2009 DSCV CTTNHH tiếp tục tăng thêm 39.650 , DSCV đạt được là 131.445 triệu đồng.

2.3.1.2. Doanh số thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (2007-2009)

Trong hoạt động cho vay, công tác thu hồi vốn cũng rất quan trọng. Việc cho vay và thu nợ có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. DSTN

phản ánh tình hình thu hồi vốn của ngân hàng và là cơ sở để xác định vòng chu chuyển của vốn vay. Một chu kỳ kinh doanh được xem là kết thúc và có hiệu quả khi bảo toàn được vốn đầy đủ và có lợi nhuận cao.

Bảng 2.5: Doanh số thu nợ NHTMCP Á Châu Huế (2007-2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Tr.đ % tr.đ % Tr.đ % % Tr.đ %

Doanh số thu nợ 119.672 100 205.919 100 409.821 100 86.247 72,07 203.902 99,02

Theo thời gian

Ngắn hạn 83.466 69,75 81.270 39,47 101.370 24,74 -2.196 4,01 20.100 24,73 Trung dài hạn 36.206 30,25 124.649 60,53 308.451 75,26 88.443 200,09 183.802 147,46 Theo ngành nghề CNCB 4.001 3,34 8.714 4,23 11.771 2,87 4.713 117,8 3.057 35,08 Xây dựng 14.296 11,95 44.995 21,85 2.770 10,56 30.699 214,74 -42.225 -93,84 Thương nghiệp 79.546 66,47 109.721 53,28 105.165 25,66 30.175 37,93 -4.556 -41,52 Hoạt động KS, nhà hàng 21.829 18,24 42.489 20,64 290.115 60,91 20.660 94,64 247.626 582,8 Theo loại hình DN DNTN 10.070 8,41 17.758 8,62 39.277 9,58 7.688 76,35 21.519 121,18 CTCP 51.272 42,48 96.392 46,81 87.632 21,38 45.120 88 -8.760 -9,01 CTTNHH 58.330 49,11 91.229 44,57 282.912 69,04 32.899 56,4 191.683 210,11

(Nguồn: Phòng kinh doanh ACB- Huế )

Cùng chiều với DSCV, DSTN của chi nhánh đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh đã rất cố gắng trong công tác thu hồi. Mặc dù trong các năm 2008, 2009 tình hình có nhiều biến động, các DN trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chi nhánh vẫn cố gắng trong công tác thu hồi nợ, phát hiện những khoản vay có vấn đề để hạn chế rủi ro đồng thời cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho một số DN chỉ gặp khó khăn tạm thời và có thể khắc phục được. So với năm 2007 DSTN tăng 86.247 triệu đồng, và sang năm 2009 DSTN là 409.821 triệu đồng, tăng 99,02%.

Doanh số thu nợ theo kì hạn

Biều đồ 2.4: DSTN DNVVN theo kì hạn

DSTN ngắn hạn có xu hướng giảm cả về tỷ trọng và số lượng trong tổng DSTN DNVVN. Năm 2007 DSTN ngắn hạn đạt 83.466 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn là 69,75% trong tổng DSTN. Sang năm 2008, DSTN ngắn hạn giảm nhẹ 4,01% chỉ đạt 81.270 triệu đồng. Đầu năm 2008, chi nhánh hạn chế cho vay theo chỉ thị của NHNNVN, cho nên những hợp đồng cho vay ngắn hạn thực hiện trong những tháng cuối năm chưa đến hạn trả nợ. Do đó qua năm 2009, DSTN ngắn hạn lại tăng. DSTN ngắn hạn 2009 là 101.370 triệu đồng, tăng 24,73%.

DSTN trung dài hạn có xu hướng tăng dần lên qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng DSTN. Trong năm 2007 DSTN trung dài hạn chỉ chiếm 30,25% DSTN. Nhưng sang năm 2008, 2009 tỷ trọng này là 60,53% và 75,26%. Năm 2007 DSTN trung dài hạn đạt 36.206 triệu đồng, DSTN trung dài hạn tăng mạnh 88,44%% lên mức 124.649 triệu đồng trong năm 2008. Tiếp tục tăng mạnh 147,46% trong năm 2009 tương ứng tăng 183.802 triệu đạt giá trị 308.451 triệu đồng chiếm 75,26% tổng DSTN do trong năm có nhiều hợp đồng trung dài hạn đến hạn thanh lý. Hơn nữa trong năm 2008, 2009 tình hình nhiều DN trên địa bàn gặp khó khăn, chi nhánh giám sát chặt chẽ món vay, phát hiện một số DN sử dụng vốn vay không đúng mục đích có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nên đã có biện pháp thu hồi kịp thời.

Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Biểu đồ 2.5: DSTN theo ngành kinh tế

Về tỷ trọng của DSTN của các ngành so với tổng DSTN thì trong năm 2007 và 2008 không thấy có sự thay đổi lớn lắm. DSTN ngành thương nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, 66,47% trong năm 2007 và 53,28% trong 2008. CNCB có DSTN là ít nhất, vì ngành này DSCV cũng không lớn lắm, đặc biệt là trong năm 2008, toàn bộ các khoản vay trong các năm trước đều đã được thu hồi. Xây dựng và hoạt động khách sạn nhà hàng trong 2 năm này về DSTN không thay đổi đáng kể.

Tuy nhiên qua năm 2009, ta đã thấy sự thay đổi rõ rệt. Có thể nhận thấy rõ nhất là DSTN của loại hình kinh doanh về khách sạn nhà hàng. So với năm trước năm nay DSTN tăng đến 582,8%, DSTN là 290.115 triệu đồng. Điều này là do các khoản nợ vay trong các năm trước để tổ chức Festival ở Huế đã tạo điều kiện tăng thu nhập cho hệ thống nhà hàng khách sạn,… hoạt động kinh doanh đạt hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w