Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 60)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa

nghiệp vừa và nhỏ tại ACB Huế

2.3.2.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.7: Nợ quá hạn DNVVN (2007-2009) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Tr.đ Tỷ lệ NQH tr.đ % Tr.đ % % Tr.đ % Nợ quá hạn 125 0,48 2.100 6,26 420 0,55 1.975 15800 -1.680 -80

Theo thời gian

Ngắn hạn 42 0,29 1.680 9,13 315 0,77 1638 3900 -1.365 -81,25 Trung dài hạn 83 0,7 420 2,78 105 0,29 337 4060,24 -315 -75 Theo ngành nghề CNCB 35 20 0 0 0 0 -35 -100 0 0 Xây dựng 90 2,91 107 62,94 290 3,26 17 188,88 183 171,03 Thương nghiệp 0 0 1.073 5,91 110 2,99 1073 # -963 -89,75 Hoạt động KS, nhà hàng 0 0 920 6,05 20 0,07 920 # -900 -97,83 Theo loại hình DN DNTN 125 4,01 420 6,26 50 0,29 295 236 -370 -88,1 CTCP 0 1.020 6,76 240 0,64 1020 # -780 -76,47 CTTNHH 0 660 5,62 130 0,58 660 # -530 -80,3

Trong hoạt động cho vay của bất kỳ ngân hàng nào thì NQH là một thực tế không thể tránh khỏi. NQH là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc/ hoặc lãi đã quá hạn. Nếu vì những nguyên nhân khách quan mà khách hàng không trả đuợc nợ thì chi nhánh sẽ xem xét để có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng. Nếu sau khi hết thời gian gia hạn và thời gian điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển qua NQH.

Năm 2007 NQH chỉ 125 triệu đồng, sang năm 2008 NQH tăng lên mức 21.000 triệu đồng với tốc độ tăng rất đáng kể là 15800% làm cho tỷ lệ NQH cao nhất là 6,26%. Ngoài các khoản nợ phát sinh từ năm 2007 còn có các khoản nợ qá hạn trong năm này, Do các DN này kinh doanh không hiệu quả, năng lực quản lý yếu kém hoặc các dự án đi vào hoạt động nhưng không đem lại kết quả tốt. Bước sang năm 2009 NQH giảm 80% tương ứng giảm 1.680 triệu đồng chỉ còn 420 triệu đồng, tỷ lệ NQH giảm xuống còn 0,55%. NQH giảm là một tín hiệu tốt. Có được kết quả đáng khích lệ này là do trong hai năm vừa qua chi nhánh đã tập trung cố gắng trong công tác thu hồi nợ, đốc thúc các DN trả nợ. Nhận thấy NQH năm 2008 tương đối cao chi nhánh đã có chủ trương kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của DN, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những DN đang gặp vấn đề. Thực tế trong năm 2009 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn các DNVVN trên địa bàn tỉnh cũng không nằm ngoài xu hướng đó nên chi nhánh đã tiến hành cơ cấu lại thời gian trả nợ cho một số DN đang gặp khó khăn tạm thời. Việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn xống một cách đáng kể trong 2009 như vậy là một kết quả rất tốt của chi nhánh.

Nợ quá hạn theo kì hạn

Biểu đồ 2.10: NQH DNVVN theo kì hạn

NQH ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NQH, đây là kết quả của việc tập trung quá nhiều cho vay ngắn hạn và tỷ lệ NQH ngắn hạn cũng rất lớn. Năm 2007 NQH ngắn hạn chỉ chiếm 33,6% NQH, sang năm 2008 NQH ngắn hạn tăng 1638 triệu đồng và về tỷ trọng chiếm đến 80% NQH làm cho tỷ lệ NQH ngắn hạn tăng lên 9,13%. Sang năm 2009 NQH ngắn hạn giảm 81,25% tương ứng giảm 1.365 triệu đồng, tỷ lệ NQH đã giảm xuống còn 0,77%. NQH chủ yếu do các DN không trả gốc đúng thời hạn.

Năm 2008 NQH trung dài hạn tăng mạnh nhất tăng 337 triệu đồng chủ yếu là khoản NQH của các công ty trong ngành xây dựng. Sang năm 2009 NQH trung dài hạn giảm 75%. Tỷ lệ NQH trung dài hạn giảm từ 2,78% xuống còn 0,29% trong năm 2009. NQH trung dài hạn có giá trị nhỏ hơn NQH ngắn hạn không có nghĩa là các món vay trung dài hạn có chất lượng tốt hơn các món vay ngắn hạn mà do nhiều khoản nợ trung dài hạn chưa đến hạn trả nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Mặc dù đã rất cố gắng trong việc theo dõi, đốc thúc khách hàng trả nợ nhưng do nhiều yếu tố bất lợi từ phía khách hàng đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng nên NQH biến đổi thất thường.

Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Biểu đồ: 2.11: NQH DNVVN theo ngành kinh tế

Nợ quá hạn của ngành thương nghiệp và hoạt động khách sạn nahf hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ quá hạn. Điều này là do đây chủ yếu là những khoản nợ ngắn hạn mà DN chưa trả đúng. Trong năm 2007, các DN này không có nợ quá hạn, nhưng qua 2008, 2009 thì nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là từ các DN trong lĩnh vực kinh doanh này. Tuy nhiên tỷ lệ NQH vẫn không cao lắm. Tỷ lệ NQH thương nghiệp năm 2008 là 5,91% và hoạt động khách sạn nhà hàng là 6,05%. Nhưng qua năm 2009, NQH đều giảm. NQH thương nghiệp giảm 963 triệu đồng, NQH năm này chỉ còn 110 triệu. NQH hoạt động khách sạn nhà hàng giảm đến 97,83%, tỷ lệ NQH năm này chỉ còn 0,07%.

Trong năm 2008, 2009 với tình hình giá cả nguyên vật liệu có nhiều biến đổi, các DN trên địa bàn hoạt động trong ngành xây dựng không kha quan cho lắm. tuy DSCV của ngành này không chiếm nhiều so với tổng DSCV nhưng NQH của loiaj hình này lại chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2008 tỷ lệ NQH là 62,94%, đây là một tỷ lệ quá lớn. Bước sang năm 2009, chi nhánh đã có công tác đôn đốc trong việc thu hồi nợ cua các DN này, NQH năm này chỉ còn 290 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,26%.

Chỉ có trong năm 2007 các Dn trong ngành CNCB mới có NQH, còn bước sang năm 2008, 2009 NQH của các DN này luôn bang 0.

Nợ quá hạn theo loại hình DN

Biểu đồ: 2.12: NQH DNVVN theo loại hình DN

NQH của DNTN tăng trong năm 2008 và giảm trong năm 2009. NQH DNTN năm 2007 là 125 triệu, năm 2008 NQH tăng 295 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 6,26% so với dư nợ. Nhưng qua năm 2009, NQH cuang giảm theo xu hướng giảm NQH, năm này NQH chỉ còn 50 triệu đồng.

NQH CTCP trong năm 2007 là không có. Nhưng qua năm 2008, 2009 luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NQH. Năm 2008, NQH CTCP là 1.020 triệu đồng, tỷ lệ NQH là 6,76%. Qua năm 2009 chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ, NQH giảm 76,47%, chỉ còn 1.020 triệu đồng.

Cũng giống như CTCP các CTTNHH cũng không có NQH. Nhưng sang năm 2008, 2009 tình hình khó khăn chung khiến các DN có phần chậm trễ trong việc thanh toán các khoản nợ đối với chi nhánh. Các món NQH của CTTNHH chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2008 NQH của loại hình DN này là 660 triệu,sang năm 2009 chỉ còn 130 triệu, tương ứng giảm 80,3%.

NQH cho vay DNVVN năm 2009 giảm nhiều và tỷ lệ NQH cũng ở mức thấp nhiều hơn so với những năm trước. Tuy nhiên hầu như cơ cấu NQH không thay đổi qua các năm, NQH vẫn tập trung lớn vào ngắn hạn, ngành thương nghiệp, và loại hình CTCP có tỷ lệ NQH lớn. Bên cạnh đó ngành hoạt động khách sạn nhà hàng và loại hình CTTNHH cũng có NQH tương đối cao. NQH giảm là một

tín hiệu tốt cho công tác cho vay. Nhưng đây chưa hẳn là một chỉ tiêu tốt để đánh giá chất lượng cho vay bởi vì vẫn có những khoản vay chưa đến hạn trả nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng không trả được nợ.

2.3.2.2. Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo

Dư nợ cho vay DNVVN có đảm bảo tại chi nhánh ngày càng tăng đồng thời tỷ lệ dư nợ có đảm bảo cho vay cũng tăng lên. Do đặc thù của các DNVVN có quy mô vốn thấp nên trong quá trình xét duyệt cho vay chi nhánh luôn đòi hỏi TSĐB đối với những khách hàng mới và những DN mà chi nhánh nhận thấy khả năng tài chính không mạnh. Dư nợ không có TSĐB chủ yếu là thuộc về các DN có tiềm lực tài chính mạnh, phương án kinh doanh rất khả thi. Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo ở mức cao sẽ tạo sự an toàn cho các món vay

Bảng 2.8: : Dư nợ cho vay DNVVN có đảm bảo

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 ± (tr.đ) ± (%) ± (tr.đ) ± (%) Dư nợ có đảm bảo 23.360 30.834 73.876 7.474 32 43.042 58,26 Dư nợ không có đảm bảo 2.598 2.681 3.078 83 3,2 397 12,9 Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo 89,99 92 96 2,01 4.00%

(Nguồn: Phòng kinh doanh ACB- Huế)

Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo năm 2007 là 89,99%. Năm 2008 dư nợ có đảm bảo tăng 32% so với năm 2007 đạt giá trị 30.834 triệu đồng nên tỷ lệ dư nợ có đảm bảo tăng lên 92% và sang năm 2009 tỷ lệ này rất cao là 96% với giá trị dư nợ có đảm bảo là 73.876 triệu đồng tăng 58,26% so với năm 2007.

Xét về TSDB, chi nhánh luôn yêu cầu TSDB có giá trị lớn hơn giá trị của món vay, và thường tỷ lệ cho vay không quá 70% so với giá mà chi nhánh định ra.

Bảng 2.9 : Tình hình phân loại nợ DNVVN (2007-2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % ±(tr.đ) ± (%) ±(tr.đ) ± (%) Nhóm 1 25.833 99,52 31.415 93,73 76.534 99,45 5.582 21,06 45.119 143,62 Nhóm 2 120 0,46 1.742 5,2 73 0,09 1.622 1351,67 -1.669 - 95,81 Nhóm 3-4 5 0,02 300 0,9 212 0,28 295 5900 -88 - 29,33 Nhóm 5 0 0 58 0,17 62 0,18 58 # 4 6,9 Dư nợ 25.958 10033.515 100 76.954 100 7.557 29,11 43.439 129,61

(Nguồn: Phòng kinh doanh ACB Huế)

Bảng số liệu trên cho thấy nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn chiếm 99,52% dư nợ cho vay DNVVN trong năm 2007, sang năm 2008 là 93,73%, sang năm 2009 giá trị nợ nhóm 1 đạt giá trị 76.534 triệu đồng tăng đến 45.119 triệu đồng so với năm 2008.

Nợ nhóm 2 tăng trong năm 2008 nhưng lại giảm trong năm 2009. Tại chi nhánh đây đa số là những khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, có khả năng thu hồi cao.

Trong năm 2007 nợ nhóm 3-4 của chi nhánh rất nhỏ, chỉ có 5 triệu đồng, đây là số tiền lãi mà DN chưa thanh toán. Sang năm 2008 nợ nhóm 3-4 tăng nhanh, nhưng qua năm 2009 lại giảm xuống còn 212 triệu đồng.

Nợ có khả năng mất vốn không có trong năm 2007 nhưng phát sinh vào năm 2008, 2009. Cụ thể là trong năm 2008 là 58 triệu đồng và trong 2009 là 62 triệu, mặc dù là tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ lệ so với dư nợ, vì dư nợ năm 2009 tăng đến 129,61%.

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay DNVVN

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007

±(tr.đ) ± (%) ±(tr.đ) ± (%) 1.Nợ không đủ tiêu chuẩn 125 2.100 420 1.975 1580 -1.680 -80 2.Tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn (%) 0,48 6,27 0,55 5,79 -5,72

3.Nợ xấu 5 358 347 353 7060 -11 -3,07

4.Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,02 1,07 0,45 1,05 -0,62

5.Nợ có khả năng mất vốn 0 58 62 58 # 4 6,9

6.Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (%) 0 0,17 0,08 0,17 -0.09

Tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn

Năm 2008 tỷ lệ này cao nhất đạt 6,27% so với năm 2007 chỉ đạt 0,48%. Nợ không đủ tiêu chuẩn trong năm 2008 quá cao. Sang năm 2009 với công tác xử lý nợ tốt thì nợ không đủ tiêu chuẩn đã giảm xuống 1.680 triệu tương 80% nên tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn giảm xuống so với năm 2008 đạt 0,55%. Việc nợ tiêu chuẩn giảm một cách đáng kể như vậy là một nổ lực đáng ghi nhận của chi nhánh.

Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3-5 trong đó bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và nợ cơ cấu thời gian trả nợ. Theo thông lệ quốc tế tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ nên < 5% là an toàn (theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam). Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh như vậy là rất an toàn.

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu năm 2008 là cao nhất, nhưng cũng chỉ chiếm 1,07% so với dư nợ. Đến năm 209 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0,45%. Điều này chứng tỏ các khoản vay DNVVN có độ an toàn cao.

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Tại chi nhánh trong năm 2007 không có nhóm nợ này, sang năm 2008 2009 có phát sinh thêm nhưng cũng chỉ ở con số rất nhỏ. Nợ có khả năng mất vốn năm 2008 chỉ là 58 triệu đồng và năm 2009 là 62 triệu, chỉ chiếm 0,08% so với dư nợ

Cho vay là hoạt động chính và mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Khi tiến hành cho vay thì ngân hàng kỳ vọng thu nhập mang lại sẽ lớn. Có như vậy mới trang trải được các chi phí như chi phí trả lãi huy động vốn, chi phí lương,…

Bảng 2.11 : Thu nhập cho vay DNVVN (2007-2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 ±(tr.đ) ±(%) ±(tr.đ) ±(%) Thu lãi cho vay DNVVN 1.791 2.983 6.926 1.192 66,55 3.943 132,18

Thu lãi cho vay/Dư nợ 6,9 8,9 9 2

Tổng thu lãi cho vay 19.476 25.318 30.482 5.842 30 5.164 20,4 Thu lãi cho vay

DNVVN /Tổng thu lãi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho vay 9,2 11,78 22,72 2,58 10,94

Thu nhập từ lãi cho vay DNVVN tăng dần qua 3 năm. Năm 2007 thu lãi cho vay DNVVN đạt 1.791 triệu đồng và chiếm9,2% tổng thu lãi cho vay. Năm 2008 thu lãi cho vay DNVVNN tăng 1.192 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 66,55% tăng tỷ trọng thu lãi cho vay DNVVN lên 11,78% trong tổng thu lãi cho vay của chi nhánh. Năm 2009 giá trị này tăng thêm 6.926triệu đồng. Nâng tỷ trọng lên thành 22,72%.Thu lãi cho vay DNVVN ngày càng tăng lên là một dấu hiệu đáng mừng của chi nhánh bởi suy cho cùng mục đích cho vay là để mang lại thu nhập cho ngân hàng. . Với tốc độ tăng thu lãi cho vay lớn hơn tốc độ tăng dư nợ nên làm cho tỷ lệ thu lãi/dư nợ tăng lên. Năm 2007 tỷ lệ này là 6,9% nghĩa là trong 100 đồng dư nợ cho vay DNVVN thì mang lại 6,9 đồng thu từ lãi. Sang năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 8,9% và tiếp tục tăng lên 9% trong năm 2009. Trong 100 đồng dư nợ DNVVN tạo ra 9 đồng thu lãi cho ngân hàng. Qua phân tích ta thấy mức sinh lời trong hoạt động cho vay DNVVN của chi nhánh ngày càng tăng lên. Chính vì vậy cần nâng dần tỷ trọng thu lãi cho vay DNVVN trong tổng thu lãi cho vay của ngân hàng và tăng dư nợ cho vay DNVVN.

Tóm lại hoạt động cho vay DNVVN của chi nhánh trong thời gian vừa qua đã có một số thành công nhất định. Khả năng sinh lời của các món vay tăng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu đang ở mức rất an toàn. Tuy nhiên có sự không ổn định trong sự phát triển. Năm thì thấp quá nhưng thì quá cao. Chi nhánh nên có sự phát triển ổn định hơn

2.3.2.5. Đánh giá qua các chỉ tiêu định tính

Cơ cấu dư nợ

Cơ cấu dư nợ hiện nay của chi nhánh chủ yếu là vay ngắn hạn và tập trung chủ yếu vào thương nghiệp và hoạt đông khách sạn nhà hàng. Cơ cấu dư nợ này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Thời gian khách hàng phải chờ trước khi nhận được quyết định cho

vay của ngân hàng

Tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Huế không thể xác định được cụ thể thời gian khách hàng phải chờ nhận quyết định cho vay là bao lâu. Điều này phụ thuộc vào khách hàng, vào khả năng DN đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về hồ sơ vay vốn. Nếu hồ sơ của DN minh bạch rõ ràng, phương án kinh doanh khả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 60)