Đổi mới chính sách cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 80)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.Đổi mới chính sách cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2.3.1. Về thủ tục cho vay

Thực tế thủ tục cho vay đối với DNVVN, hiện nay vẫn còn nhiều rắc rối, nhiêu khê do ngân hàng đã quá thận trọng khi cho vay đối với bộ phận này, nhiều khi quá nguyên tắc. Sự chậm trễ trong công tác này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng khiến cho Ngân hàng bỏ lỡ một khoản cho vay có chất lượng cao. Để khắc phục, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Rút ngắn thời gian xét duyệt vốn: Khách hàng luôn mong muốn được vay nhanh chóng, vì vậy cán bộ tín dụng phải hoàn tất hồ sơ vay vốn trong thời gian ngắn nhất nhưng phải đảm bảo yếu tố đúng, đủ.

- Tạo sự đơn giản, dễ hiểu về thủ tục cho vay phù hợp với trình độ của mọi đối tượng khách hàng: cán bộ tín dụng cần hướng dẫn khách hàng những giấy tờ cần thiết một cách rõ ràng, để họ hiểu và thông cảm với những khó khăn của ngân hàng.

3.2.3.2. Về kỳ hạn cho vay

Mỗi doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Đối với từng loại hình kinh doanh của khách hàng, nếu Ngân hàng tiến hành cho vay với kỳ hạn phù hợp thì khoản vay sẽ được sử dụng đúng mục đích, giúp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi, có hiệu quả theo đúng mục tiêu đã đề ra từ đó

chất lượng của khoản vay cũng được đánh giá cao. Do vậy ngân hàng cần xác định kỳ hạn cho vay sao cho phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng và tuổi thọ của máy móc thiết bị.

3.2.3.3. Về lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là vấn đề không chỉ ngân hàng quan tâm mà các khách hàng cũng luôn chú ý, là điểm hội tụ của nhiều mối quan hệ liên quan trực tiếp tới lợi ích vật chất của các bên. Lãi suất cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Hiện nay hầu hết các ngân hàng nói chung và ACB Huế nói riêng đã thực hiện nhiều loại lãi suất linh hoạt cho từng khách hàng nhưng vẫn còn phân biệt đối với các DNVVN, doanh nghiệp mới quan hệ. Điều này có thể khiến doanh nghiệp phải bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tốt hoặc vẫn quyết định nắm bắt cơ hội nhưng với chi phí cao hơn dẫn đến việc thua lỗ. ACB Huế nên mở rộng cho vay thông qua việc sử dụng lãi suất “mềm” hơn cho thành phần kinh tế này có thể vay vốn kinh doanh và có lãi, tuy nhiên cần có tiêu chí ưu tiên vốn cho từng nhóm DN nhất định vì cho vay lãi suất cao chưa chắc đã tốt bởi nó đi kèm rủi ro, và ngân hàng phải cẩn trọng với những DN dễ dàng chấp thuận lãi suất cao.

- Không nên áp dụng lãi suất đồng đều cho tất cả các khách hàng mà nên áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Nếu doanh nghiệp nào có tài chính minh bạch, vay trả sòng phẳng, đúng hạn không được khuyến khích và hưởng lợi ích thích đáng hơn so với những doanh nghiệp khác, thì khó lòng tạo được cuộc ganh đua giữa các doanh nghiệp.

- Ngân hàng nên áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận tạo cho chính thị trường tính cạnh tranh, đưa lãi suất về mức hợp lý , hạn chế tạo ra lãi suất bất thường, chỗ thì rất cao vì không quan hệ tốt và chỗ có thể vay thấp hơn nếu biết quan hệ. Chi nhánh cần tận dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với một số dự án có hiệu quả

3.2.3.4. Về cơ chế bảo đảm tiền vay

Có rất nhiều hình thức bảo đảm tiền vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, ký quỹ tiền gửi. Hiện nay các ngân hàng Việt Nam nói chung và ACB Huế nói riêng

cũng mới chỉ áp dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản thế chấp là chủ yếu. Trong khi đó đa phần các khách hàng hầu như có tài sản giá trị thấp, thậm chí còn không đủ điều kiện để thế chấp theo quy định; do đó họ không có điều kiện để vay vốn, nhất là các nguồn vốn lớn. Ngân hàng nên kết hợp nhiều hình thức bảo đảm khác nhau để giải quyết cho vay đối với các đơn vị như vậy.

- Đối với đơn vị được bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp phần còn lại thì yêu cầu đơn vị thực hiện bảo đảm thu nợ theo yêu cầu.

- Đối với những đơn vị được bảo lãnh tín dụng một phần và tài sản thế chấp không đủ để đảm bảo phần còn lại thì yêu cầu đơn vị dùng tài sản hình thành từ vốn vay tiếp tục bảo đảm phần còn lại.

- Đối với những đơn vị không đủ điều kiện để thực hiện như 2 dạng trên thì ngân hàng cần phải chú trọng thẩm định dự án, phương án vay vốn thông qua hợp đồng tín dụng trong đó có các chuyên gia tư vấn theo chuyên môn yêu cầu để quyết định xem có nên cho vay hay không và cho vay bao nhiêu.

Bản thân tài sản thế chấp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro; mặt khác, việc thanh lý, xử lý tài sản thế chấp cũng không phải dễ dàng và không có ngân hàng nào cho vay mà lại mong muốn phải dùng biện pháp cuối cùng là xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, tài sản thế chấp chỉ là cái tạo tâm lý tin tưởng vào cơ sở pháp lý trong việc cho vay.

Mặt khác Chi nhánh cần đưa ra những danh mục tài sản nào không được chấp nhận làm TSĐB cho món vay, không chấp nhận TSĐB có tính thanh khoản kém và khó bảo quản đối với tài sản cầm cố. Đối với tài sản thế chấp cần có những giấy tờ pháp lý đảm bảo.

Đồng thời quy định tỷ lệ phần trăm cho vay đối với từng loại TSĐB áp dụng cho từng loại khách hàng.

3.2.3.5. Về phương thức cho vay

Ngân hàng cần phải đa dạng hoá các phương thức cho vay.Nên có sự kết hợp nhiều phương thức cho vay . Sự kết hợp này sẽ mang lại lợi ích cho cả người

vay và Ngân hàng vì người đi vay có thể chọn lựa cho mình hình thức phù hợp nhất và bản thân Ngân hàng cũng thu hút được nhiều khách hàng.

Ngoài ra, ngân hàng nên tăng cường nghiệp vụ thấu chi, ưu điểm của nghiệp vụ này là khách hàng được sử dụng vốn và tiền vay một cách linh hoạt và chủ động. Đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, tài khoản tiền gửi phát sinh không thường xuyên, đồng thời phát sinh nợ trong thời gian ngắn thì Ngân hàng nên cho phép khách hàng sử dụng tài khoản vãng lai. Khi tài khoản của khách hàng dư có thì khách hàng là chủ nợ của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng là chủ nợ của khách hàng. Tuy nhiên tài khoản chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định. Tại chi nhánh việc thực hiện hoạt động thấu chi còn ít nên mở rộng hoạt động này hơn nữa.

3.2.3 6. Chính sách khách hàng

Chi nhánh cần thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng có tiềm năng, từ đó có các chính sách thích hợp.

Xây dựng danh mục khách hàng truyền thống để có các chính sách ưu đãi phù hợp. Xây dựng danh mục khách hàng tiềm năng trong từng lĩnh vực ngành nghề, thành phần kinh tế nhằm chỉ động tìm đến khách hàng tốt, đưa ra các chiến lược Marketing cạnh tranh như có các ưu đãi về phí, lãi suất,…

Việc xây dựng danh mục khách hàng sẽ giúp cho chi nhánh chú trọng vào những khách hàng cụ thể, trên cơ sở đã được chọn lọc kỹ càng, tránh được sự đầu tư tràn lan, khó kiểm soát và không đảm bảo an toàn. Chẳng hạn đối với khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thị trường tiêu thụ ổn định: Ngân hàng xử lý các nhu cầu vay vốn nhanh chóng, đảm bảo an toàn tín dụng. Ngược lại, các khách hàng mới có nhu cầu vay vốn, phải tiến hành tìm hiểu thẩm định thận trọng về tài chính, sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, năng lực điều hành của chủ DN.

Tăng cường công tác đánh giá xếp loại DN ngay khi DN có quan hệ với ngân hàng và định kỳ đánh giá lại giúp ngân hàng có những ứng xử phù hợp, tăng trưởng tín dụng an toàn, tránh được nguy cơ phát sinh NQH, nợ xấu.

Định kỳ, ngân hàng cần có đánh giá tổng kết về khách hàng hoặc nhóm khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, từ đó chi nhánh cần có những khen thưởng cho những khách hàng có nhiều đóng góp cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 80)