Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 71)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua, chất lượng cho vay DNVVN tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế sau đây:

- Quy mô cho vay DNVVN còn nhỏ.

- Dư nợ cho vay DNVVN mặc dù tăng lên qua ba năm nhưng dư nợ tập trung vào nhóm một số khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Việc cho vay tập trung vào những khách hàng lớn sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng nếu khách hàng kinh doanh không hiệu quả sẽ gây tổn thất cho ngân hàng, chất lượng món vay vì thế bị giảm sút.

- Cơ cấu cho vay của chi nhánh tập trung quá nhiều vào ngành kinh doanh nhà hàng - khách sạn, thương nghiệp.

- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu còn thấp, nhưng có sư thay đổi không ổn định.

- Mặc dù thu lãi cho vay DNVVN tăng và tỷ lệ thu lãi cho vay DNVVN/dư nợ tăng lên nhưng tỷ trọng thu lãi cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng còn nhỏ trong tổng thu lại của chi nhánh.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng còn hạn chế. Do quy trình cho vay chậm, thủ tục rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian của khách hàng và của ngân hàng.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Qua phân tích ở trên thì ta thấy chất lượng cho vay DNVVN đã đạt được một số kết quả nhất định, chất lượng cho vay đã tốt hơn. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số hạn chế, chất lượng cho vay chưa cao. Nguyên nhân của sự hạn chế đó là do từ phía ngân hàng, do các DN và những nguyên nhân khách quan khác.

Từ phía NH

- Do chỉ mới đi vào hoạt động trong năm 2005 nên so với các ngân hàng khác trên địa, chi nhánh vẫn chưa cạnh tranh được. Các khách hàng tìm đến chi nhánh đa số còn nhỏ lẻ, các món vay còn nhỏ.

- Công tác thẩm định còn nhiều hạn chế. Một số món vay thẩm định không chính xác dẫn đến ra quyết định cho vay sai lầm.

- Trong hoạt động cho vay việc định kỳ hạn trả nợ là rất quan trọng. Tuy nhiên trong thực tế tại chi nhánh cán bộ tín dụng khi cho vay định kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp cho món vay, kỳ hạn trả nợ thường kéo dài hơn chu kỳ sản xuất để tránh trường hợp một số DN gặp khó khăn mà không phải gia hạn nợ. Chính vì vậy đã dẫn đến hiện tượng là một số DN khi bán hàng xong có tiền nhưng không trả nợ (vì chưa đến hạn) , và đã sử dụng tiền thu được vào những mục đích khác. Đến khi đến hạn trả tiền lại không có nguồn để trả phải dùng nguồn bán hàng tiếp theo để trả. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại dẫn đến DN không tự chủ được nguồn tài chính để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn nên NQH là điều không thể tránh khỏi.

- Việc kiểm tra giám sát vốn vay còn nhiều hạn chế. Như trong công tác giám sát vốn vay là một số DN vay để thu mua hàng hoá nhưng khi cán bộ đến kiểm tra thì chỉ có thể dựa trên hoá đơn chứng từ, không trực tiếp có mặt lúc DN tiến hành giao dịch.

- Một số khoản vay, việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn nhiều hạn chế, mang tính chất đối phó, chưa hướng vào mục tiêu tìm ra điểm yếu của DN để tham mưu cho lãnh đạo DN, từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Khi tiến hành cho vay một cán bộ tín dụng sẽ đảm nhận từ thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, tiến hành chấm điểm tín dụng khách hàng từ đó ra quyết định cho vay, phương thức vay, định kỳ hạn trả nợ, thu lãi và gốc. Họ quyết định gần như hoàn toàn khả năng món vay được duyệt và quyết định trực tiếp đến chất lượng món vay. Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là điều rất quan trọng. Nhưng trong thực tế, một số cán bộ không có được kiến thức sâu sắc về đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực kinh doanh nên việc thẩm định không được sâu sắc hoặc thiếu chính xác phương án sản xuất kinh doanh. Nhiều dự án thẩm định sơ sài, thiếu dự báo, không có khả năng tư vấn cho khách hàng, cán bộ tín dụng không có khả năng dự báo thị trường.

Từ bản thân DNVVN

Chất lượng cho vay DNVVN không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà còn phụ thuộc rất lớn vào các DNVVN. Bởi vì các DNVVN trực tiếp sử dụng vốn vay và hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Chất lượng cho vay DNVVN còn một số hạn chế do những nguyên nhân thuộc về DN như sau:

- Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của các DN còn yếu kém, không có khả năng dự báo thị trường nên không lường trước được những thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó các DN không chú trọng đến công tác Marketing quảng bá sản phẩm và thương hiệu nên ít được biết đến. Do đó nguồn vốn tài trợ của ngân hàng không phát huy được hiệu quả thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, DN vay vốn làm ăn kém hiệu quả dẫn đến NQH.

- Thông tin do khách hàng cung cấp thiếu chính xác, thường thì khách hàng chỉ cung cấp những thông tin có lợi sao cho có thể vay vốn được của ngân hàng.

- Nhiều DN còn để khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn thể hiện ở khoản phải thu quá lớn trên báo cáo tài chính ảnh hưởng đến nguồn tiền trả nợ ngân hàng.

- Tình hình tài chính của các DN có quan hệ với chi nhánh còn yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp, nhiều DN kinh doanh thua lỗ kéo dài. Hầu hết các DN dựa vào vốn vay ngân hàng nên kéo theo giá thành cao, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, hiệu quả kinh doanh kém. Có công ty vốn chủ sở hữu chỉ vài trăm triệu nhưng vay ngân hàng hàng chục tỷ đồng…

- Một số DN sử dụng vốn lòng vòng, sai mục đích, nguồn vay vốn lưu động không được dùng vào sản xuất kinh doanh mà sử dụng vào mục đích khác như: đưa vốn lưu động vào đầu tư trung dài hạn.

- Bản thân một số DN thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay ngân hàng, thiếu ý thức trả nợ vay nên mặc dù nguồn tài chính của DN có đủ khả năng trả nợ nhưng vẫn không quan tâm đến trả nợ ngân hàng.

- Một số DN đặc biệt là những DN nhỏ không có kế hoạch chi tiêu tài chính thích hợp, không có kế hoạch trả nợ, dùng tiền bán hàng trả cho các đối tượng khác không dùng để trả nợ ngân hàng.

- Nhiều DN đến vay vốn lập phương án sản xuất còn sơ sài và mang tính đối phó. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra tính đúng đắn của thông tin và thẩm định lại tính khả thi của phương án.

- Khi tiến hành vay vốn, DN phải cung cấp báo cáo tài chính cho ngân hàng. Nhưng một thực tế là một số DN làm báo cáo chỉ mang tính chất đối phó, không có một cơ quan nào xác định tính chính xác của báo cáo nhất là các DNTN. Điều này gây khó khăn rất lớn trong công tác cho vay DNVVN.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn ngân hàng của DN kém, chẳng hạn như một số DNTN đến vay vốn ngân hàng nhưng lại không lập ra được một kế hoạch kinh doanh cụ thể, khi đó cán bộ tín dụng không thể xác định vòng quay vốn lưu động thì không thể định kỳ hạn nợ được.

Nguyên nhân khách quan khác

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của địa phương không thuận lợi. Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên chịu tác động của thiên tai đó là bão, lũ lụt và dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nền kinh tế lạm phát, giá dầu thế giới tăng cao, giá cả một số nguyên vật liệu đầu vào làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của DN ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của các NHTM. Trong năm 2008, những tháng đầu năm lãi suất cho vay rất cao, có tháng lãi suất lên đến mức 20%/năm chưa kể các khoản phí. Trong khi đó sức sinh lời của các DN không cao, khả năng trả nợ vì thế kém đi.

- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự thay đổi về tỷ giá. - Một số cơ chế, chính sách còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng và chồng chéo lẫn nhau, thay đổi thường xuyên ảnh hưởng đến DN có vốn vay ngân hàng bị đảo lộn kế hoạch sản xuất kinh doanh dẫn đến không trả được nợ.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG

TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 71)