Các nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 46)

- Mục tiêu phát triển của công ty:

Với mục tiêu đưa TVSI trở thành công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam, công ty xác định hoạt động môi giới là hoạt động chính quan trọng nên dành nhiều đầu tư cho hoạt động này. Hoạt động hỗ trợ hỗ trợ tài chính chỉ là hoạt động đi kèm nhằm thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thị phần và vốn của công ty còn nhỏ nên chưa thể cạnh tranh với các CTCK lớn. Chính vì vậy, hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính cũng bị ảnh hưởng.

- Về năng lực tài chính:

Vốn điều lệ của TVSI hiện nay là 350 tỉ đồng. Nguồn vốn không lớn nên hoạt động hỗ trợ tài chính của TVSI chưa dồi dào, chưa thực sự thu hút được khách hàng cũng như không gia tăng nhiều giá trị giao dịch tại TVSI. Trong khi nhiều CTCK liên tục tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu (với CTCK đã niêm yết) hoặc Ngân hàng mẹ rót vốn (với những CTCK có ngân hàng mẹ đỡ đầu), TVSI chưa lên sàn cũng không phải CTCK có ngân hàng mẹ đứng sau nên nguồn vốn hoạt động còn hạn chế. Hơn nữa, TVSI còn đầu tư nhiều hoạt động khác nên nguồn vốn dành cho hoạt động này rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 27% vốn điều lệ của TVSI.

- Về nguồn nhân lực:

Đội ngũ nhân viên tại TVSI còn khá trẻ, khả năng am hiểu thị trường, công việc còn nhiều hạn chế. Do vậy, trong công việc dễ gặp phải những sai sót và nhận định chủ quan. Đồng thời, việc đào tạo về hoạt động hỗ trợ tàì chính ngoài các khóa học do Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán tổ chức còn lại đều mang tính chất nội bộ, chưa có các khóa đào tạo chuyên biệt.

- Về công nghệ thông tin:

Mặc dù TVSI đã có nhiều cố gắng đổi mới trong quá trình nâng cấp hệ thống máy tính, các phần mềm hoạt động hỗ trợ cán bộ nhân viên của công ty, liên tục đầu tư phát triển công nghệ nhưng vẫn thiếu một số phần mềm chuyên nghiệp, công nghệ cao mà nhiều CTCK tiên tiến đang sử dụng, ví dụ như cùng phần mềm do Công ty phần mềm FW của Thái Lan cung cấp nhưng của TVSI chỉ có một số tính năng nhất định vì chí phí bỏ ra còn thấp trong khi CTCP Chứng khoán Sài Gòn và CTCP Chứng khoán MB lại đầy đủ hơn. Điều này gây khó khăn trong việc sử dụng phần mêm và quản lý các hoạt động hỗ trợ tài chính.

- Về quy trình hoạt động:

TVSI đã yêu cầu các phòng ban kết hợp với kiểm soát nội bộ đề ra các quy trình hoạt động cho từng hình thức của hoạt động hỗ trợ tài chính song vẫn mang tính

chất hình thức, chưa được chặt chẽ, đầy đủ để đáp ứng được nhu cầu thực tế giao dịch.Việc thực hiện đúng quy định tại các chi nhánh, phòng giao dịch cũng chưa kiểm soát được toàn bộ.

- Về phân tích kỹ thuật, dự báo thị trường:

Hiện tại,TVSI đã áp dụng một số phương pháp phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, phân tích lãi suất nhằm quản lý rủi ro thị trưởng, rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, TVSI còn chưa chuyên sâu phân tích rủi ro từ hoạt động hỗ trợ tài chính. Nguyên nhân là do năng lực còn hạn chế và thông tin trên TTCK Việt Nam còn chưa tốt, thiếu một số quy định chung

2.4.4. Quản trị rủi ro của dịch vụ hỗ trợ tài chính

Hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro cho TVSI. Rủi ro lớn nhất CTCK có thể gặp phải đó là khả năng không thu hồi được các khoản cho nhà đầu tư vay mua chứng khoán. Chính vì vậy, để hoạt động này phát huy được hiệu quả cũng như kiểm soát được các rủi ro, TVSI cần có các biện pháp quản trị rủi ro.

Trước hết, TVSI cần lập kế hoạch ngân sách cho giao dịch ký quỹ. Bản chất giao dịch ký quỹ là cho vay mua chứng khoán, do đó sẽ là lợi thế cho CTCK có quy mô vốn lớn. Hiện tại, TVSI dành 100 tỉ đồng cho nguồn vốn giao dịch ký quỹ, đây là một hạn chế của công ty do chỉ là CTCK tầm trung. Tuy nhiên, TVSI đang nỗ lực gia tăng nguồn vốn cho hoạt động này nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của nhà đầu tư vào các giai đoạn thị trường tăng mạnh. Nguồn vốn phân bổ cho hoạt động giao dịch ký quỹ là bao nhiêu trên tổng vốn kinh doanh của TVSI cần được xây dựng phù hợp với kế hoạch kinh doanh của công ty. Nguồn vốn này cần được đảm bảo trong quá trình cung cấp nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của TVSI

Thứ hai, về danh mục chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ, ngoài tuân thủ danh mục các mã được 2 Sở giao dịch chứng khoán cho phép, để đảm bảo hạn chế rủi ro khi cung cấp dịch vụ này, TVSI cần phân loại danh mục chứng khoán và tỷ lệ ký quỹ theo từng danh mục. Danh sách cổ phiếu này do TVSI tự đánh giá, phân tích và chọn lọc nhằm đảm bảo danh mục kỹ quỹ có chất lượng và thanh khoản tốt. Tùy vào mức độ đánh giá xếp loại, TVSI sẽ cung cấp tỷ lệ kỹ quỹ ban đầu và tỷ lệ ký quỹ tối thiểu cho phù hợp.

Thứ ba, về hạn mức cho vay, TVSI đã đề ra hạn mức cho vay đối từng khách hàng, từng mã chứng khoán, tổng hạn mức cho vay. Theo quy định của UBCKNN, hạn mức cho vay tối đa cho một nhà đầu tư không vượt quá 3% vốn điều lệ của công ty, như vậy, tối đa một nhà đầu tư của TVSI được vay 10.5 tỉ đồng. Quy định này là nhằm hạn chế rủi ro cho vay quá nhiều cho một khách hàng, vì khi thị trường chuyển biến bất lợi, TVSI có thể không thu được khoản vay của nhà đầu tư (giá chứng khoán

giảm mạnh hoặc mất thanh khoản). Bên cạnh đó, TVSI ứng với từng mã chứng khoán, TVSI cũng đề ra hạn mức trong từng thời điểm để có thể kiểm soát và xử lý các tình huống xảy ra khi thị trường chuyển biến xấu.

Thứ tư, Phòng đầu tư cũng thực hiện đánh giá tín nhiệm và cấp hạn mức cho khách hàng. Đánh giá tín nhiệm và cấp hạn mức là bước đầu tiên trong việc tiếp nhận hoặc từ chối cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán ký quỹ, đây là bước quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đánh giá tín nhiệm khách hàng, TVSI cấp hạn mức cho vay khi thực hiện giao dịch ký quỹ. Mục đích của việc đánh giá khách hàng nhằm đánh giá khả năng đảm bảo thanh toán của khách hàng và rủi ro trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, việc đánh giá này thông qua tiêu chí do công ty đưa ra. Thêm vào đó, TVSI cần có phân cấp trong nội bộ trong việc phê duyệt hạn mức tín dụng khách hàng, tùy theo mỗi hạn mức sẽ được một cấp quản lý phê duyệt.

Thêm vào đó, thị trường chứng khoán biến động liên tục, tại thời điểm thị trường xấu, ngân hàng không kịp thời đưa ra yêu cầu giải chấp, phần tài sản đảm bảo không đủ khả năng thanh toán cho khoản vay vì sự sụt giảm giá liên tục của chứng khoán. Chính vì vậy, việc quản trị rủi ro trong hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính là rất cần thiết và đòi hỏi thực hiện liên tục.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 46)