Kiến nghị với Bộ tài chính UBCKNN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 61)

Về phía Bộ Tài chính, Nhà nước cần trao thêm quyền lực cho UBCKNN để cơ quan này có thể kịp thời, nhanh nhạy phản ứng với nhu cầu của thị trường. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch công ty Luật Basico cho rằng: “Nếu tách UBCKNN ra thành cơ quan độc lập thì tốt. Độc lập để quản lý Nhà nước điều hòa, kịp thời nhanh nhạy, đủ chức năng, nhiệm vụ cần thiết, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai”. Nhưng nhà đầu tư lại cho rằng: “Cái thị trường cần là UBCKNN phải tự quyết định, giao dịch T+0, T+1, T+2 đưa ra rất lâu mà vẫn không thấy gì vì UBCKNN còn phải ngóng chờ

quyết định của Bộ Tài chính. Cần phải trao thêm quyền cho UBCKNN, Bộ Tài chính không nên ôm đồm”.

Về phía UBCKNN, UBCKNN nghiên cứu trình Chính phủ ban hành quy chế hoạt động cầm cố, repo chứng khoán để có thể đưa vào triển khai đồng bộ hoạt động như giao dịch ký quỹ. Đồng thời, UBCKNN tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường và hoạt động của các định chế trung gian.

Thêm vào đó, UBCKNN nên cho phép phát triển dịch vụ mới hỗ trợ nhà đầu tư cụ thể như cho phép bán khống chứng khoán. Trên thực tế, bán khống là một nghiệp vụ khá cao cấp của thị trường chứng khoán. Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) trong cuộc họp giữa tháng 10/2010 có ý kiến cho rằng, khi nhà đầu tư thực hiện xong giao dịch mua chứng khoán niêm yết, về mặt pháp lý, nhà đầu tư đã có quyền sở hữu loại chứng khoán đó. Tuy nhiên, do phải thực hiện quy trình thanh toán, lưu ký giữa công ty chứng khoán, Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký, nên phải sau 3 ngày, nhà đầu tư mới có thể bán tài sản của họ.

KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán thế giới đã có hàng trăm năm lịch sử hình thành và phát triển. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới, do vậy, hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam so với các nước có thị trường chứng khoán phát triển vẫn còn nhiều vấn đề phải xem xét. Cụ thể, hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính ở các công ty chứng khoán nước ta vẫn chưa thật sự chuyên nghiệp, chưa đạt được những yêu cầu của nghiệp vụ, các nghiệp vụ thực hiện vẫn còn chưa được chuyên môn hóa, các dịch vụ liên quan đến hoạt động môi giới vẫn chưa phong phú, hàng hóa trên thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự có chất lượng cao. TVSI cũng nhận thức được thách thức trước mắt là rất lớn, đòi hỏi bản thân TVSI phải nỗ lực rất nhiều nhằm nâng cao năng lực các dịch vụ nói chung và dịch vụ hỗ trợ tài chính nói riêng. Qua đó, TVSI có thể nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững thành quả đạt được và tiếp tục phát triển hoạt động hỗ trợ tài chính.

Trên cơ sở phân tích hoạt động dịch vụ hỗ trợ tài chính của TVSI, tác giả đã

phản ánh được thực trạng năng lực cạnh tranh của TVSI trong dịch vụ hỗ trợ tài chính, nhận định các yếu tố nội vi và ngoại vi ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động dịch vụ hỗ trợ tài chính của TVSI. Qua đó, đã đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TVSI trong hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính. Trong đó, chuyên đề này tập trung vào giải pháp nâng cao năng lực tài chính, tăng cường quản lý rủi ro và hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ tài chính.

Do môi trường kinh doanh có biến động liên tục, trong quá trình thực hiện hệ thống các giải pháp này, TVSI cần thường xuyên xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng đưa ra những kiến nghị thiết thực nhất đối với Chính phủ, UBCKNN về chính sách vĩ mô nhằm xây dựng môi trường hoạt động lành mạnh, bình đẳng cho các CTCK, tạo điều kiện cho các CTCK có tiềm lực mạnh bứt phá ngang tầm với các CTCK khu vực.

Với trình độ hiểu biết có hạn, chắc chắn chuyên đề sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của thầy cô, và những người quan tâm để có thể nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa vấn đề này.

1. Bộ Tài chính, Thông tư số 59/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 hướng dẫn về niêm

yết cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung, 2004.

2. Bộ Tài chính, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về Quy chế tổ chức và hoạt động

công ty chứng khoán, 2007.

3. Nghị định của Chính phủ, Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng

khoán và thị trường chứng khoán, www.ssc.gov.vn, 2003.

4. Nguyễn Văn Nam & Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình thị trường chứng khoán,

NXB Tài chính, 2002.

5. Phương Hoàng Lan Hương, Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các

tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán trong điều kiện hội nhập, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, UBCK Nhà Nước, 2004.

6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 24/11/2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12.

7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 128/2007/QĐ-TTg về việc Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, www.ssc.gov.vn, 2007.

8. Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP Chính phủ Quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, 2007.

9. UBCKNN, Một số kiến nghị nhằm triển khai và phát triển nghiệp vụ cầm cố chứng

khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài khoa học cấp cơ sở, 2001.

10. UBCKNN, Quyết định số 09/QĐ-UBCK về việc sửa đổi một số điều quy chế

hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành, 2013.

11. UBCKNN, Quyết định số 105/QĐ-UBCK ban hành quy chế hướng dẫn thiết lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán, 2013.

12. UBCKNN, Quyết định 637/QĐ-UBCK về việc ban hành Quy chế hướng dẫn

giao dịch ký quỹ chứng khoán, 2011.

13. Website: http://www.ssc.gov.vn; http://www.hsx.vn; http://www.hnx.vn; http:// www.tvsi.com.vn; http://www.vietstock.com.vn;

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 61)