Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 41)

(1) Về mặt doanh thu:

Qua các phân tích về từng hình thức của dịch vụ hỗ trợ tài chính trong mục trên ta có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động trong quá trình phát triển của TVSI. Các hình thức của hoạt động hỗ trợ tài chính ngày càng đa dạng về số lượng và chất lượng. Các thủ tục hồ sơ nhanh gọn và chính xác cũng như việc quản lý ngày càng chặt chẽ có hệ thống. Doanh thu của hoạt động hỗ trợ tài chính tăng đều từ năm 2009 đến năm 2011 và có đóng góp lớn vào doanh thu của công ty. Năm 2012, doanh thu của hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính giảm so với hai năm trước, chỉ đạt khoảng 25 tỉ nhưng lại chiếm tới hơn 28% doanh thu cả năm. Điều này chứng tỏ hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính được thực hiện khá thành công. Doanh thu của hoạt động giảm là do tình hình chung của thị trường chứng khoán biến đổi theo chiều hướng xấu.

Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh thu hoạt động hỗ trợ tài chính so với doanh thu của TVSI từ năm 2009 - 2013

Năm Doanh thu hoạt động

hỗ trợ tài chính Doanh thu TVSI Tỷ trọng

2009 8,830 526,433 1,68%

2010 25,904 204,258 12,68%

2011 41,349 311,964 13,25%

2012 25,524 88,314 28,90%

2013 27,356 97,314 28,11%

( Nguồn: Báo cáo hoạt động-TVSI)

(2) Về mặt nhân sự:

TVSI có đội ngũ nhân viên trẻ, tràn đầy nhiệt huyết, được đào tạo chuyên môn về ngân hàng tài chính, kinh tế, am hiểu về chứng khoán và một ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Chính nhờ năng lực và sự linh hoạt trong quản lý mà tùy tình hình của thị trường, TVSI vẫn hoạch định ra các hướng phát triển phù hợp.

Phòng đầu tư là phòng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính. Tuy phòng có số lượng nhân viên không lớn nhưng hơn 70% nhân viên có chứng chỉ Quản lý quỹ. Nhân viên của phòng đầu tư đều là các chuyên viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng và đã có kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng hoặc công ty tài chính. Đây cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên thành công của TVSI trong hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính.

(3) Về mặt nguồn vốn:

Khi thành lập năm 2006, TVSI có nguồn vốn là 55 tỉ đồng song với nỗ lực mở rộng hoạt động, công ty đã tăng vốn lên 128 tỉ đồng năm 2008 và tiếp tục tăng lên 350 tỉ đồng sau 1 năm. Nguồn vốn tăng lên đi kèm vớiviệc triển khai các kế hoạch hoạt động, một trong các hoạt động đó là tăng nguồn vốn cho hoạt động hỗ trợ tài chính. Riêng hoạt động ký quỹ, nguồn vốn tài trợ năm 2011 là 125 tỉ đồng, trong đó vốn tự có là 59 tỉ đồng, vốn vay là 66 tỉ đồng. Năm 2013, do tình hình thị trường còn nhiều khó khăn, công ty chỉ dành 98 tỉ đồng cho nguồn vốn tài trợ giao dịch ký quỹ, trong đó vốn tự có là 40 tỉ đồng, vốn vay là 58 tỉ đồng. Với thực tế thị trường không quá sôi động cùng với việc giá chứng khoán tương đối thấp, nguồn vốn trên tương đối đảm bảo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đối với hoạt động cầm cố chứng khoán, TVSI cũng tăng

cường mối quan hệ, ký kết các hợp đồng hợp tác với nhiều ngân hàng hơn như Eximbank, Trustbank, Techcombank để tạo nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.

(4) Về công nghệ thông tin:

Ngay khi triển khai hoạt động giao dịch ký quỹ, TVSI đã mua phần mềm quản lý hiện đại hàng đầu Việt Nam tại thời điểm đó. Đây là phần mềm do Free Will, một công ty của Thái Lan cung cấp cũng được sử dụng bởi các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam như CTCP Chứng khoán Sài Gòn, CTCP Chứng khoán MB. Phần mềm thể hiện được đầy đủ các tham số về tài sản đảm bảo, sức mua, nợ, tỉ lệ ký quỹ các mã có trong danh mục, tình trạng của tài khoản…và hoàn toàn tự động điều chỉnh theo sự biến động giá chứng khoán của thị trường. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho TVSI quản lý tài khoản ký quỹ của khách hàng cũng như cho nhà đầu tưtrong việc theo dõi tài khoản. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động làm cho các lệnh thực hiện chính xác hơn, hạn chế rủi ro có thể gặp phải.

(5) Về quản trị rủi ro:

TVSI đã thành lập ban kiểm soát nội bộ để kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ chấp hành cơ chế, quy chế kết hợp với việc rà soát hệ thống văn bản, quy định nội bộ của công ty. Bộ phận kiểm soát nội bộ đã thực hiện giám sát việc ban hành, sửa đổi , chấn chỉnh các đơn vị trong quá trình thực hiện quy định của cơ quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 41)