Quy trình cầm cố chứng khoán tại TVSI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 35)

Quy trình cầm cố chứng khoán tại TVSI được thực hiện qua những bước sau: Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và giải ngân cho khách hàng

Bộ phận dịch vụ chứng khoán khi tiếp nhận yêu cầu muốn được cầm cố chứng khoán của khách hàng đề nghị khách hàng xuất trình chứng minh nhân dân, thông báo số tài khoản chứng khoán muốn thực hiện giao dịch cầm cố. Sau đó, nhân viên TVSI tiến hành kiểm tra số dư của khách hàng trên hệ thống lưu ký, tính giá trị tối đa có thể cầm cố căn cứ vào thị giá chứng khoán, mã chứng khoán trong danh sách và thông báo cho khách hàng. Sau khi nhận phản hồi từ khách hàng, bộ phận Dịch vụ tiến hành lập hồ sơ và giao cho khách hàng ký, hồ sơ gồm: Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố tài sản (3 bản), Giấy đề nghị vay vốn (3 bản), Giấy nhận nợ (2bản).

Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, bộ phận dịch vụ chuyển cho bộ phận đầu tư kiểm tra. Bộ phận đầu tư thông báo với ngân hàng về các hồ sơ vay vốn, chuyển hồ sơ trình Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc ký duyệt. Phòng đầu tư chuyển hồ sơ gốc sang bên ngân hàng vào cuối ngày làm việc. Sau khi hồ sơ được ký duyệt, bộ phận Dịch vụ Chứng khoán sẽ làm công văn thông báo cho Trung tâm lưu ký chứng khoán về trường hợp cầm cố chứng khoán để vay tiền để Trung tâm lưu ký chứng khoán làm thủ tục chuyển chứng khoán sang tài khoản cầm cố. CTCK sẽ căn cứ

trên Giấy đề nghị vay vốn, Hợp đồng cầm cố đã được chấp thuận tiến hành phong toả chứng khoán, hạch toán tiền vào tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư.

Bước 2: Quản lý nợ vay

•Bổ sung tài sản cầm cố: Căn cứ vào giá đóng cửa của các chứng khoán niêm

yết, bộ phận đầu tư phối hợp với ngân hàng tính toán và lập thông báo bổ sung tài sản cầm cố nếu thị giá của tài sản cầm cố bị giảm đến tỉ lệ cảnh báo do TVSI và ngân hàng quy định. TVSI tiến hành thông báo cho khách hàng (qua điện thoại, mail, thư ) trong vòng 3 ngày làm việc, yêu cầu nhà đầu tư phải bổ sung tài sản cầm cố. Nếu khách hàng bổ sung không đủ, TVSI và ngân hàng sẽ tiến hành xử lý theo hợp đồng cầm cố.

Thay thế, đổi tài sản cầm cố: Khi khách hàng đê nghị thay thế tài sản cầm cố, CTCK và ngân hàng tiến hành kiểm tra và xác nhận điều kiện tiêu chuẩn của chứng khoán mà nhà đầu tư sử dụng để đổi, thay thế theo đúng quy định. Sau khi đề nghị của khách hàng được chấp thuận, CTCK tiến hành đổi, thay thế tài sản cầm cố cho khách hàng.

•Quản lý và thu hồi nợ vay:

- Quản lý nợ vay: Bộ phận đầu tư sẽ theo dõi việc trả nợ của khách hàng và phối hợp với ngân hàng đôn đốc thu nợ. Trước ngày đáo hạn của giấy nợ, CTCK gửi thông báo nhắc nợ cho khách hàng

- Thu hồi tiền gốc, lãi vay và phí: Nhà đầu tư có thể yêu cầu trả nợ bằng tiền mặt hoặc yêu cầu bán chứng khoán để trả nợ.

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Khách hàng có yêu cầu cơ cấu lại thời gian trả nợ (Điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn trả nợ) làm đơn gửi tới phòng dịch vụ chứng khoán trước ngày đáo hạn vay 15 ngày. Bộ phận đầu tư sẽ tiếp nhận và gửi sang ngân hàng để xét duyệt. Nếu không được chấp thuận, TVSI sẽ thông báo để chủ tài khoản thu xếp nguồn tiền trả nợ vay. Nợ vay đáo hạn hoặc không được chấp cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải chuyển nợ quá hạn và áp dụng tỉ lệ phạt theo quy định.

- Xử lý tài sản cầm cố: Khi ngân hàng yêu cầu xử lý tài sản cầm cố băng văn bản gửi phòng đầu tư thì bộ phận sẽ thực hiện bán chứng khoán đang cầm cố của khách hàng để thu hồi nợ cho ngân hàng.

2.3.2.2. Kết quả hoạt động cầm cố chứng khoán tại TVSI

Như đã nói ở trên, trong quá trình cung cấp cho vay sản phẩm cầm cố chứng khoán, TVSI chỉ là bên trung gian kết nối giữa ngân hàng và nhà đầu tư, do đó hoạt động cầm cố chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào phía ngân hàng và nhà đầu tư. Tùy từng thời điểm, ngân hàng đưa ra danh mục chứng khoán và lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán gửi qua CTCK để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư có nhu cầu. Khi có nhu cầu rút tiền mặt hoặc dùng tiền mặt để đầu tư thêm vào chứng khoán, nhà đầu tư có thể sử dụng sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán. Trong nhiều trường hợp, khi thị trường chứng khoán đi ngang hoặc chứng khoán đang kỳ giảm giá, nhằm gia tăng

hiệu suất hoạt động của tài sản, nhà đầu tư thường rút tiền mặt để đổ vào một kênh đầu tư khác thu lợi nhuận. Ngược lại, trong trường hợp sôi động, kỳ vọng vào sự tăng giá của chứng khoán trong tương lai, nhà đầu tư sẽ vay cầm cố chứng khoán để gia tăng lợi nhuận.

Với vai trò là bên cung cấp vốn, ngân hàng có các hoạt động để quản trị rủi ro cho vay cầm cố. Về danh mục chứng khoán cho vay cầm cố, để đảm bảo an toàn cho việc thu hồi vốn vay cho ngân hàng, ngân hàng chỉ chấp nhận các mã chứng khoán có tính thanh khoản cao, chỉ tiêu tài chính tốt. Danh mục chứng khoán cho vay cầm cố phụ thuộc vào cách nhìn nhận đánh giá về chất lượng của từng mã chứng khoán và chính sách cho vay từng thời kỳ của ngân hàng. Nếu ngân hàng đặt mục tiêu gia tăng hạn mức cho vay cầm cố, danh mục cầm cố sẽ được nới rộng, nhà đầu tư có nhiều cơ hội vay vốn đầu tư và ngược lại.

Về hạn mức cho vay cầm cố chứng khoán, ngân hàng thường có các hạn mức cho vay trên một nhà đầu tư chứng khoán, trên một mã đầu tư chứng khoán cầm cố, cho vay trên tổng các nhà đầu tư của một công ty chứng khoán... Các hạn mức này do ngân hàng quy định, nó phụ thuộc vào chính sách cho vay trong từng thời kỳ của ngân hàng.

Năm 2009 và 2010 là những năm dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán cao, tại thời điểm cao nhất, dư nợ đạt tới 53 tỉ đồng với trên 100 khách hàng. Bình quân mỗi khách hàng vay 500 triệu đồng. Hiện nay, các mức phí và lãi suất của hoạt động cầm cố tại TVSI như sau:

Bảng 2.3 - Các mức phí, lãi suất của hoạt động cầm cố tại TVSI

STT Ngân Hàng Loại hình Phí thu xếp vốn (% năm) Phí quản lý tín dụng (%năm) Lãi suất (%năm) Thời hạn vay (Tháng) 1 BIDV Cầm cố hạn mức 0,6 1 17,2 6 2 Trustbank Cầm cố từng lần 0,5 0,5 17,2 9 3 Eximbank Cầm cố từng lần 0,5 1 17,2 3

(Nguồn: Phòng đầu tư – TVSI)

Tuy nhiên, chính sách của ngân hàng thông thường là thu hồi hết nợ vào thời điểm cuối năm. Do đó, từ thời điểm cuối năm 2010 đến nay, dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán hầu như bằng 0. Nguyên nhân là do hoạt động này không được phía ngân hàng khuyến khích. Hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán đươc đánh giá là tiềm ẩn rủi ro cao cho phía ngân hàng. Khi giá chứng khoán giảm mạnh, liên tục trong vài phiên, tài sản đảm bảo là các chứng khoán không giải chấp kịp thời khiến ngân hàng

không thu hồi được nợ. Hoặc một số trường hợp, nhân viên CTCK lợi dụng vị trí trung gian, làm giấy tờ giả, tài sản đảm bảo ảo trình phía ngân hàng cho vay cầm cố chứng khoán. Ở vị thế của ngân hàng, thông tin của khách hàng vay cầm cố lại do CTCK cung cấp, ngân hàng không thể kiểm soát được toàn bộ nên phải chịu rủi ro rất cao. Bên cạnh đó dịch vụ hỗ trợ tài chính ngày càng đa dạng, nhà đầu tư ưa chuộng hình thức giao dịch ký quỹ hơn vay cầm cố chứng khoán. Do đó, nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng loại hình giao dịch ký quỹ.

2.3.3. Ứng trước tiền bán chứng khoán

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w