Kiến nghị cho huy động vốn trong dân

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 90)

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm. Huy động vốn tự có trong dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo phương thức "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", huy động mọi nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, nước, xây dựng các công trình công cộng, trồng rừng... Động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, tiểu điền để trồng các cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm; đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm sản, khôi phục các nghề truyền thống địa phương; các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và phục vụ du lịch. Có chính sách ưu tiên về thuế để khuyến khích tối đa những doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn đặc biệt là nông thôn vùng sâu, vùng xa. Đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất, tư nhân huy động vốn tự có, vốn góp cổ phần để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.

Trái phiếu đầu tư chính quyền địa phương nêu trong phần kiến nghị 3.3.1.2 cũng là một trong các công cụ giúp huy động vốn trong dân. Điều quan trọng của công cụ này là phải cho người dân thấy được lợi ích mà họ có được đó là tính sinh lời và tính thanh khoản của loại trái phiếu này. Bên cạch đó tính minh bạch và hiệu quả dịch vụ mà các dự án công mang đến cũng thúc thúc đẩy rất tốt khả năng thu hút nguồn vốn này vì người dân.

Ngoài ra theo kinh nghiệm bản thân và khảo sát sơ bộ một số cư dân trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tác giả nhận thấy hiện nay dân cư trong tỉnh có thói quen chơi huê, hụi để tích lũy tiền cho mua sắm hay nhu cầu cấp thiết trong tương lai thay vì gửi ngân hàng. Lý do là vì thói quen và khả năng vay nóng nhanh trong hình thức này mà không phải cầm cố thế chấp. Với thực tế nêu trên tác giả thiết nghĩ chính quyền cần chú trọng mô hình tài chính vi mô, thành lập các quỹ nhỏ trong địa bàn do cấp tổ quản lý để huy động nguồn vốn này. Các quỹ nhỏ này sẽ nằm dưới sự điếu hành của một tổ chức tín dụng hay tồ chức đầu tư tài chính. Hoạt động của tổ chức bao gồm việc huy động tiền gửi trên toàn địa bàn, đầu tư và cho vay theo tỷ lệ góp. Việc cho vay số tiền nhỏ không cần phải cầm cố thế chấp mà dựa trên đánh giá tín nhiệm cá nhân của người vay cũng như quá trình tham gia quỹ. Cách này tương tự các hình thức cho vay tín chấp hiện nay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác, tuy nhiên có sự khác biệt ở chỗ nhân viên của quỹ phài là người trong tổ/ xã trên địa bàn và như thế nắm rõ được tình hình của cá nhân tham gia; có sự thân thiết gần gũi trong mối quan hệ tạo sự tin tưởng (đây là ưu điểm và điều kiện cần thiết khi tham gia chơi huê, hụi). Và hình thức này gần gũi với thói quen của người dân.

Điều kiện để thực hiện bao gồm: thành lập công ty tài chính địa phương, lựa chọn nhân viên trên từng địa bàn và huấn luyện kỹ năng, đưa ra các ràng buộc để tránh rủi ro mất mát từ những nhân viên này, thực hiện minh bạch hóa thông tin hoạt động của quỹ, tuyên truyền người dân về hoạt động của quỹ, ưu điểm. Việc tuyên truyền được thực hiện theo phương cách của các công ty đa cấp hiện nay sẽ hiệu quả hơn và tránh được rủi ro của những thành phần không tốt tham gia. Định kỳ các nhân viên trong tổ sẽ nộp tiền và báo cáo về công ty. Mô hình áp dụng có thể tương tự các tổ chức tài chính vi mô nhưng đối tượng sẽ không phải là người nghèo mà là các cá nhân có thu nhập. Đây là một vài kiến nghị chủ quan của tác giả, đề nghị chính quyền tỉnh chỉ đạo bộ phận tín dụng tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm để khẳng định tính khả thi. Việc hình thành và hoạt động của

quỹ này nếu hiệu quả sẽ góp phần vào việc nâng cao thói quen sử dụng ngân hàng của người dân.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 90)