quản lý các khu – cụm công nghiệp.
Mô hình PPP được biết đến trên thế giới từ cách đây khoảng 30 năm và hiện tại mô hình này được ứng dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới với mục đích là thu hút nguồn vốn đầu tư của tư nhân bổ sung cho nguồn vốn của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển nền kinh tế, bên cạnh đó nó giúp tăng năng suất và hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn
lực có sẵn nhờ việc phân định rõ trách nhiệm, vai trò của từng bên trong dự án. Sau khi phân tích về lợi thế của địa phương, tình hình sử dụng vốn đấu tư công chưa hiệu quả đã ở chương 2 và nhu cầu huy động vốn lớn như mục tiêu trong phần 3.2 tác giả nhận thấy tỉnh Lâm Đồng cần tìm hiểu đề áp dụng mô hình này trong tỉnh trong thời gian tới. Chuỗi quy trình ứng dụng mô hình như sau
Trước hết chính quyền tỉnh cần xác định rõ vai trò chủ động của mình trong mối quan hệ này và đưa ra quyết định tham gia vào quy trình PPP. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đưa ra các cam kết rõ ràng của chính quyền tỉnh trong mối quan hệ này.
Bước tiếp theo thành lập ban chỉ đạo PPP là trung tâm liên lạc giữa nhà đầu tư và chính quyền. Các nhân viên trong ban chỉ đạo phải là những người xuất sắc trong lĩnh vực đầu tư dự án, pháp luật và lĩnh vực lựa chọn đầu tư. Nhiệm vụ của ban này gồm:
- Phân tích lĩnh vực ưu tiên và lộ trình của lĩnh vực: phải đánh giá được những trở ngại trong lĩnh vực và xác định mục tiêu cụ thể. Trong chương 1 tác giả cũng đã tìm hiểu mô hình PPP của Nhật Bản và nhận thấy sự tương đồng về sự thành công của Nhật Bản trong ứng dụng mô hình PPP để phát triển ngành công nghiệp điện với ưu thế của Lâm Đồng vế tài nguyên nước để phát triển điện năng. Tác giả đề nghị chính quyền tỉnh chú trọng áp dụng mô hình này trong phát triển công nghiệp điện năng trong tỉnh. Ngoài ra việc quản lý kém hiệu quả các khu – cụm công nghiệp hiện nay của chính quyền tỉnh cho thấy sự cần thiết phải có sự tham gia của tư nhân để việc quản lý được hiệu quả hơn.
- Tiến hành lập và lựa chọn đề án đầu tư trong đó phải đặc biệt quan tâm đến tính khả thi của dự án trong đó phải tính được phần lợi ích mà nhà đầu tư thu được từ dự án. Trong bước này chính quyền tỉnh nên sử dụng ý kiến chuyên gia của các tổ chức quốc tế như ADB hay World Bank và tuân theo quy trình quản lý đầu tư công mục 3.3.1.3 phía dưới; đồng thời tiến hành là khảo sát ý kiến của dân cư, doanh nghiệp về mức phí phù hợp làm cơ sở tính toán khoản lợi ích của nhà thầu và xác định tỷ lệ trách nhiệm của bên nhà nước và bên tư nhân trong các dự án. - Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước (chẳng hạn luật PPP của Hàn Quốc) và quy
chế của thủ tướng chính phủ để đề nghị ban hành những chính sách, thiết lập quy trình riêng tạo khung pháp lý tạm thời trong tỉnh. Đưa ra những đề xuất lên bộ tài chính nhằm thể chế hóa các quy định cho loại hình đầu tư này
- Tiến hành công bố, thông báo, kêu gọi đầu tư. Chọn lọc gói thầu và xây dựng hợp đồng dự thảo. Thực hiện đào tạo cán bộ đấu thầu. Tổ chức thực hiện đấu thầu với một quy trình minh bạch. Đánh giá nhà thầu và thương thảo trực tiếp với nhà thầu để ký hợp đồng.
- Liên hệ với tỉnh hay trung ương, các quỹ tín dụng ưu đãi để hỗ trợ phía nhà đầu tư huy động vốn cho dự án với mức chi phí thấp, có như thế mới tạo được lực hấp dẫn nhà đầu tư tham gia mô hình này.
Song song với quá trình thực hiện của ban chỉ đạo PPP chính quyền tỉnh cũng hỗ trợ cho ban chỉ đạo trong việc nâng cao nhận thức của công chúng thông qua các chương trình truyền hình, truyến thanh, các cuộc họp địa phương và báo chí. Trong các chương trình đó chính quyền cần đề cao tính minh bạch của chính quyền trong các dự án này, nhấn mạnh bản chất khách quan trong quá trình đánh giá, giới thiệu các quy tắc đấu thầu và thủ tục mở thầu. Quá trình của dự án cũng cấn được cập nhật thường xuyên cho người dân để đảm bảo tính minh bạch và tranh thủ sự ủng hộ của họ.
Thực hiện đào tạo nghiệp vụ cho các ban ngành liên quan. Thành lập bộ phận kểm tra chất lượng dự án độc lập.
Do mô hình PPP còn rất mới, chính quyến cần tiến hành lựa chọn 2 dự án thí điềm với mức vốn đầu tư không quá lớn để rút ra kinh nghiêm cho các dự án lớn hơn sau này. Qua nghiên cứu thực trạng nguồn vốn đầu tư tác giả nhận thấy sự cần thiết trong việc lựa chọn nhà đầu tư tư nhân cho việc quản lý và khai thác hiệu quả một số các khu - cụm công nghiệp. Loại hình hợp đồng đề nghị là hợp đồng nhượng quyền quản lý kinh doanh các khu – cụm công nghiệp này. Lý do đề suất loại hợp đồng này là bởi vì
- Giao quyền quản lý cho một bên thứ ba có kinh nghiệm trong xúc tiến huy động đầu tư trong thời điểm này là một điều cần thiết để tránh lãng phí tài sản công đã đầu tư.
- Giá trị hợp đồng không quá lớn
- Loại hình hợp đồng là nhượng quyền quản lý nên nhà đấu tư không phải bỏ vốn lớn vào đầu tư nữa.
- Phí sẽ do các doanh nghiệp chịu, chưa phải là người dân, trong thời gian này sẽ có thể tiến hành tuyên truyển cho người dân về lợi ích họ có được và tranh thủ sự ủng hộ của họ.
- Chính quyền các cấp sẽ tránh khỏi việc bỡ ngỡ trong quản lý.
Đối với việc phát triển ngành công nghiệp điện năng tác giả đề xuất tỉnh nghiên cứu loại hình BOT cho các dự án thủy điện Đồng Nai 2,3,4, dự án thủy lợi Đăk K’Long Thượng - Bảo Lâm, Kazam - Đơn Dương, Đông Thanh - Lâm Hà, Quốc Oai - Đạ Tẻh, Hiệp Thuận - Đức Trọng, Đa Riông - Đạ Huoai, Đạ Lây - Đạ Tẻh. Việc lựa chọn dự án này nên thực hiện sau khi đã có thêm kinh nghiệm từ hợp đồng nhượng quyền nêu trên vì chi phí của các dự án này rất lớn.