Nguồn vốn dân cư

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 55)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]

Nguồn vốn của dân cư theo biểu đồ 2.6 trên đây cho thấy vốn đầu tư trong dân cư có khuynh hướng tăng liên tục qua các năm, có năm mức tăng vốn đầu tư của khu vực này có thể lên đến 73% (2006) điều này chứng tỏ nguồn lực vốn trong dân vẫn còn rất dồi dào.

Hiện nay loại hình đầu tư của dân cư chủ yếu nằm ở hai hình thức là hình thành cơ sở sản xuất cá thể và gửi tiêt kiệm, một bộ phận rất nhỏ trong dân chúng đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Số lượng các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh rất nhiều lên đến trên 57 ngàn cơ sở (bảng 2.6). Họ tập trung chủ yếu ở các ngành thương mại bán buôn, bán lẻ và công nghiệp chế biến chế tạo. Loại hình đầu tư vẫn rất manh mún theo truyền thống của người Việt Nam. Việc đầu tư là tự nguyện do họ tìm thấy lợi nhuận trong lĩnh vực đầu tư. Chính quyền địa phương hoàn toàn chưa có một chính sách nào để huy động hơn nữa nguồn lực kinh tế dồi dào này, cũng chưa có những công tác xúc tiến đầu tư.

Thị trường tài chính chưa xuất hiện ở tỉnh, các khái niệm về đầu tư chứng khoán hay thị trường giao sau nông sản,… còn rất mơ hồ không chỉ với người dân mà cả đối với chính quyền tỉnh. Các định chế tài chính trong tỉnh cũng chưa thực sự phát triển mạnh. Mặc dù có gia tăng về số lượng các chi nhánh ngân hàng, các điểm giao dịch nhưng số lượng các

trụ ATM còn rất hạn chế, người dân hoàn toàn chưa có thói quen sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng. Hiện tại hình thức thanh toán tiền mặt vẫn rất được ưa chuộng.

Bảng 2.6: Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp phân theo ngành kinh tế

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

TỔNG SỐ 48,180 51,190 52,976 54,724 57,223

- Khai khoáng 64 66 67 52 56 - Công nghiệp chế biến, chế tạo 7,112 7,797 7,903 7,389 7,736 - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước … 36 38 38 36 42 - Xây dựng 238 253 265 386 543 - Bán buôn và bán lẻ; s/c ô tô, xe máy 24,653 25,900 26,631 27,645 28,245 - Vận tải, kho bãi 2,875 2,773 2,636 2,525 2,540 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 7,298 8,231 8,196 9,029 9,813 - Thông tin và truyền thông 479 486 586 535 531 - Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 46 49 57 141 150 - Hoạt động kinh doanh bất động sản 1,063 1,106 1,314 1,854 2,037 - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ 235 249 282 297 317 - Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 379 384 461 435 471 - Giáo dục và đào tạo 210 216 258 294 330 - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 266 282 324 383 407 - Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 642 662 780 684 759 - Hoạt động dịch vụ khác 2,582 2,696 3,176 3,039 3,246 - Hoạt động làm thuê các c/việc trong hộ gia

đình 2 2 2 - -

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]

Theo tổng điều tra về thu nhập và chi tiêu của dân cư trên địa bàn tỉnh của Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng thực hiện năm 2009, tỷ lệ tiết kiệm năm 2008 là rất cao (22%)

Bảng 2.7 Thu nhập, chi tiêu bình quân và tỳ lệ tiết liện của dân cư trong tỉnh Năm 1999 2002 2004 2006 2008 Thu nhập bình quân 3,709,200 3,388,320 5,324,880 7,175,040 10,846,800 Chi tiêu bình quân 3,079,560 3,370,440 4,967,880 6,540,840 8,493,600 Tiết kiệm 629,640 17,880 357,000 634,200 2,353,200 Tỷ lệ tiết kiệm trên thu

nhập 17% 1% 7% 9% 22%

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]

Nếu cho rằng tỷ lệ tiết kiệm trung bình của dân cư giai đoạn 2006-2010 là 15.5% ta có Bảng 2.8 Vốn đầu tư dân cư tiềm năng chưa thu hút được

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

GDP (tỷ đồng) 9,331 12,548 16,321 19,961 24,884

Dân số ( ngàn người) 1,145 1,160 1,175 1,189 1,204

Thu nhập bình quân đầu người (ngàn

đồng) 8,149 10,813 13,886 16,783 20,665

Tỷ lệ tiết kiệm (%) 15.5% 15.5% 15.5% 15.5% 15.5%

Vốn tiết kiệm dân cư tạm tính (tỷ đồng) 1,446 1,945 2,530 3,094 3,857

Vốn đầu tư dân cư đã huy động (tỷ đồng) 1,169 1,642 1,804 2,247 3,276

Chênh lệch (tỷ đồng) 277 303 726 847 581

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]

Với tính toán trong bảng 2.8 ta thấy số vốn đầu tư tiềm năng của khu vực dân cư trong cả giai đoạn 2006-2010 lên đến 2.7 ngàn tỷ đồng. Với tiềm năng về vốn lớn như vậy, chính quyền tỉnh cần có chính sách huy động nguồn lực này vào đầu tư phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)