Mục tiêu kinh tế

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 77)

Các mục tiêu kinh tế chung của tỉnh trong bảng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội như sau Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

STT Chỉ tiêu 2010 2011-2015 2016-2020 1 Tốc độ tăng GDP 13.27% 13-13,5% 12,5-13% 2 GDP bình quân đầu người (USD) 993 1,600 3,000 3 Cơ cấu kinh tế

Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 51% 36-37% 27-28% Ngành công nghiệp, xây dựng 26% 29-30% 37-38% Ngành dịch vụ 23% 33% 35% 4 Kim ngạch xuất khẩu (tr. USD) 900 1,800 5 Thu NSNN 20-22% 20-22%

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng [13]

Phát triển du lịch: được xác định là ngành mũi nhọn, có chức năng tạo ra sự đột phá cho tỉnh. Đến năm 2020 khoảng 4-5 triệu lượt khách/năm, trong đó khách quốc tế khoảng15- 20%. Xây dựng và đưa vào khai thác các công trình trọng điểm về du lịch như Tuyền Lâm, Đan Kia - Đà lạt, Đại Ninh và phát triển các khu du lịch hiện có của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có 15-20 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư, nâng cấp theo chủ đề để thu hút khách.

Phát triển thương mại, dịch vụ: Khuyến khích phát triển thương mại ở cả ba cấp (tụ điểm thương mại, cụm thương mại và trung tâm thương mại). Kim ngạch xuất khẩu đến năm năm 2015 khoảng 900 triệu USD và khoảng 1.800 triệu USD vào năm 2020. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản, hàng tiểu thủ công nghiệp; cà phê, điều, chè chế biến, gỗ chế biến, các loai rau, hoa đặc sản, thịt các loại, cá nước lạnh, rượu vang... và các sản phẩm dưới hình thức xuất khẩu tại chỗ.

Phát triển công nghiệp bền vững, gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp : hóa chất, dệt may, chế biến nông lâm sản, khai thác - chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: khai thác chế biến quặng bô xít, sản xuất hóa chất cơ bản từ tài nguyên thiên nhiên, cơ khí chế tạo, thủy điện, công nghiệp phần mềm, lắp ráp và sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin. Phấn đấu đến năm 2015 là 30% và năm 2020 chiếm 38% trong cơ cấu GDP của toàn tỉnh, riêng ngành công nghiệp chiếm 18%, 25% và 33%. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.

Phát triển nông,lâm nghiệp, thủy sản: tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm thông qua hiện đại hóa sản xuất. Các sản phẩm nông nghiệp cần chú trọng đầu tư bao gồm: cà phê, chè, dâu tằm, diều, hoa; chăn nuôi bò sữa, nuôi thủy sản nước ngọt trên sông, các sản phẩm lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 77)