Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 34)

Đường lối, chính sách kinh tế của Malaysia được chia ra làm 3 giai đoạn :

Giai đoạn 1957 –1970: Malaysia chủ trương chuyển từ chính sách mậu dịch tự do nhập khẩu hàng chế phẩm sang bảo hộ kinh tế dân tộc ở mức vừa phải, đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu. Chính phủ chủ yếu dựa vào đầu tư tư nhân, tập trung phát triển công nghiệp dân tộc. Chính phủ Malaysia đưa ra một lọat thể chế, luật lệ điều chỉnh phương hướng đầu tư, phân phối lợi nhuận, hỗ trợ tư bản tư nhân như xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp các nhà đầu tư nhỏ về kỹ thuật và tài chính,…Nhà nước ưu đãi thuế cho các xí nghiệp ở các ngành sản xuất hiện kém phát triển nhưng đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế, có tiềm năng và triển vọng phát triển. Thời gian miễn thuế tùy thuộc vào quy mô, đầu tư càng lớn càng được ưu đãi, và ưu đãi trước hết dành cho các dự án thay thế hàng nhập khẩu. Những chính sách kể trên đã mang lại kết quả rõ rệt là: chi phí ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm, sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu một số loại hàng hóa, thậm chí còn xuất khẩu.

Giai đọan 1970-1980: Malaysia chuyển sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, trong đó chú trọng các ngành công nghiệp nhẹ làm hàng xuất khẩu. Biện pháp cốt lõi trong chính sách kinh tế của Malaysia là vẫn tiếp tục thu hút mạnh vốn nước ngoài và kích thích hoạt động của tư bản trong nước. Trong giai đoạn này, Malaysia chuyển sang xây dựng nền kinh tế hiện đại dựa trên công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật cao, tiếp tục khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu. Các biện pháp thúc đẩy đầu tư của Malaysia

giai đọan này rất phong phú như: miễn hoặc giảm các loại thuế, khấu trừ khỏi căn cứ tính thuế các chi phí đầu tư, khấu hao nhanh, tái đầu tư, chi phí xây dựng nhà xưởng,… và được tính gấp đôi các chi phí liên quan đến bảo hiểm vốn, đào tạo tay nghề và kiến thức quản lý, chuyển giao đổi mới công nghệ, cho trích lập thêm các quỹ phát triển sản xuất và dự phòng, Nhà nước hỗ trợ về tài chính – tín dụng cho các nhà đầu tư.

Giai đoạn 1980 đến nay, Malaysia chủ trương công nghiệp hóa dựa nhiều hơn vào tài nguyên trong nước và chú trọng phát triển công nghiệp nặng. Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia theo đuổi từ năm 1980 đến nay là học tập kiểu mẫu của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trải qua mấy thập niên phát triển, đến nay kinh tế Malaysia đã đạt được những bước nhảy vọt quan trọng. Nhiều ngành công nghiệp mới xuất hiện, có trình độ kỹ thuật cao đang vươn ra thị trường thề giới với xung lực mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)