Nguồn vốn từ doanh nghiệp ngoài nhà nước trong nước

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 50)

Nguồn vốn từ doanh nghiệp trong nước cho đầu tư phát triển có được là do doanh nghiệp đăng ký bỏ vốn vào hình thành tài sản cố định và hàng năm trích lợi nhuận giữ lại để tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất. Do số liệu thống kê trong quá khứ không đầy đủ, luận văn

xin nghiên cứu tình hình đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh trong năm năm từ 2006 - 2010 để thấy tình hình xu thế chung trong đầu tư của các doanh nghiệp trong tỉnh

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]

Biểu đồ hình 2.5 cho thấy mức tăng trưởng trong đầu tư phát triển của khu vực kinh tế này rất không ổn định, có lúc tăng trên 200% nhưng cũng có lúc giảm mạnh. Tuy nhiên mức đóng góp của vốn đầu tư khu vực này trong tổng vốn đầu tư nội địa vẫn có xu hướng tăng, mức tỷ trọng trung bình như hình 2.3 là 21% là mức tỷ trọng khá cao trong cơ cấu. Trong giai đoạn vừa qua chính sách thu hút đầu tư của tỉnh cũng đã chú trọng giảm thuế suất và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở các vùng kinh tế khó khăn của tỉnh theo chỉ thị của chính phủ. Tuy nhiên chính quyền tỉnh chưa có các chính sách xúc tiến thương mại nhằm tăng cường huy động hơn nữa nguồn vốn đầu tư từ khu vực này. Công tác xúc tiến mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền, chưa có một tiểu ban cụ thể hoạt động vối mục đích cầu nối thông tin và tư vấn về các mặt luật pháp, đăng ký đầu tư hay cơ hội kinh doanh. Các thông tin về tỉnh rất khó tiếp cận, chưa được phổ biến trên internet, tính minh bạch của thông tin chưa cao.

Bảng 2.4: Một số thống kê về doanh nghiệp ngoài nhà nước

Chỉ tiêu Vốn SXKD bình quân năm Giá trị TSCĐ tại thời điểm 31/12 Số lượng doanh nghiệp thời điểm 31/12

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Đơn vị tính Tỷ đồng Tỷ đồng Doanh nghiệp

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 3,592 5,704 8,873 12,624 16,704 1,430 2,638 3,973 6,247 6,466 1,185 1,328 1,654 1,764 1,823

Tập thể 388 666 960 1,177 2,023 66 210 181 96 219 50 51 65 65 66 Tư nhân 1,003 1,151 1,437 1,920 2,371 428 531 726 1,011 853 648 667 722 708 666 Công ty TNHH 1,348 2,422 3,654 5,932 7,664 554 1,144 1,709 2,882 2,986 418 514 742 862 957 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 402 790 846 1,401 1,341 194 393 404 893 670 16 25 20 21 18 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 450 675 1,977 2,194 3,305 189 359 953 1,366 1,738 53 71 105 108 116 Mức tăng

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 59% 56% 42% 32% 84% 51% 57% 3% 12% 25% 7% 3%

Tập thể 71% 44% 23% 72% 218% -14% -47% 128% 2% 27% 0% 2% Tư nhân 15% 25% 34% 24% 24% 37% 39% -16% 3% 8% -2% -6% Công ty TNHH 80% 51% 62% 29% 107% 49% 69% 4% 23% 44% 16% 11% Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 96% 7% 66% -4% 103% 3% 121% -25% 56% -20% 5% -14% Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 50% 193% 11% 51% 90% 165% 43% 27% 34% 48% 3% 7%

Tính đến thời điểm cuối năm 2010 số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh là 1,823 đơn vị. Trong số đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 52% và 37%. Loại hình công ty cổ phần chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng 7%, trong đó loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước rất ít, chiếm tỷ trọng chưa tới 1% trong tổng số doanh nghiệp trong vùng. Loại hình kinh doanh tập thể chiếm 4%. Tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng mức độ tăng về số lượng doanh nghiệp của loại hình kinh tế tư nhân là không cao, có xu hướng giảm trong hai năm 2009 và 2010.

Nhóm các công ty trách nhiệm hữu hạn có mức đầu tư vào tài sản cố định khá cao. Việc tăng vốn đầu tư tài sản cố định là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuộc loại hình này được thành lập và họ phải bỏ vốn đầu tư xây dựng ban đầu. Nguyên nhân có thể do các doanh nghiệp này bổ sung đầu tư nhiều cho hình thành tài sản cố định, lựa chọn phương án khấu hao nhanh. Nhưng chi cục thuế cũng cần rà soát nhóm doanh nghiệp này để tránh tình trạng thất thu thuế. Nhóm kinh tế tập thể có mức tỷ suất cao nhất, chứng tỏ nhóm này sử dụng vốn trong kinh doanh rất hiệu quả, nhưng số lượng các tổ hợp tác lại chưa nhiều. Ở Lâm Đồng hiện các hộ kinh doanh cá thể, hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ chiếm đa số trong khi mức hiệu quả sử dụng vốn của nhóm này lại không cao. Tỉnh cần có chủ trương khuyến khích các hộ cá thể tham gia tổ, nhóm sản xuất để nâng cao mức độ chuyên môn hóa và hiệu quả vốn đầu tư; bên cạnh đó huy động thêm được vốn đầu tư từ khu vực này.

Theo thống kê của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2006 đến tháng 6/2010 đã thỏa thuận địa điểm đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư được 334 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 30.466 tỷ đồng; tổng diện tích đất sử dụng 80.924 ha. Trong số có 98 dự án đang thực hiện với số tổng vốn 25.986 tỷ đồng; có 65 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với vốn kinh doanh 2.740 tỷ đồng. khu vực kinh tế dân doanh có 3.150 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 28.000 tỷ đồng; có trên 25.500 hộ kinh doanh cá thể; khu vực kinh tế tập thể có 100 hợp tác xã với 70.134 xã viên; 2.953 tổ hợp tác.

Nhìn chung địa bàn tỉnh vẫn tập trung phần lớn là các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, hình thức kinh doanh manh mún, chưa hình thành được nhiều các tổ sản xuất, hợp tác xã để đưa sản xuất vào chuyên môn hóa tập trung. Với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ như vậy, hiệu quả đầu tư vốn chưa đạt được mức tối đa. Chính quyền tỉnh cần có chủ trương

khuyến khích phát triển dạng tổ, nhóm sản xuất để nâng cao hiệu quả đầu tư, có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư công nghệ chế biến, định hướng sản phẩm đầu ra theo hướng thành phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Bằng cách này sẽ giúp tăng khối lượng vốn đầu tư từ tư nhân cho công nghệ, tăng sản lượng và đóng góp cho ngân sách nhà nước trong tương lai gần. Các công ty TNHH và CP trong tỉnh có kết quả hoạt động rất tốt, tỉnh cần có chủ trương phát triển loại hình kinh doanh này. Hiện có 5 công ty thuộc địa bàn tỉnh đã niêm yết trên thị trường chứng khoán để huy động vốn đầu tư, các công ty này đều là các công ty nhà nước có chủ trương cổ phần hóa. Số lương công ty tham gia thị trường tài chính là chưa nhiều, tỉnh cần có các biện pháp giúp tăng cường loại hình này để tăng hơn nữa khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong phạm vi cả nước. Ngoài ra chính quyền tỉnh chưa có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ cũng như chưa đóng vai trò là cầu nối cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ dưới hình thức thuê tài chính.

Bảng 2.5 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành kinh tế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tỷ trọng bình quân

TỔNG SỐ 12,134,307 18,061,807 23,746,434 28,897,768 100%

Ngành nông, lâm nghiệp và

thủy sản 957,871 1,044,441 1,343,456 1,410,699 5.7%

Ngành công nghiệp, xây dựng 8,107,435 11,855,533 15,634,710 18,980,742 65.9%

Ngành dịch vụ 3,069,005 5,161,836 6,768,271 8,506,331 28.4%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]

Cơ cấu vốn đầu tư của các doanh nghiệp chia theo ngành kinh tế được tổng hợp trong bảng 2.5, đã thể hiện các doanh nghiệp giai đoạn này tập trung vốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ theo định hướng đề ra của tỉnh.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 50)