Suy thoái kinh tế toàn cầu: cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cuối 2007 đã lan rộng ra các nền kinh tế lớn và là nguyên nhân của tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay. Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới (World Economic Outlook) của IMF, công bố tháng 09/2011[18], tính cả năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ước đạt 4%, trong đó, các nước phát triển tăng 1,6%, các nước đang phát triển tăng 6,4%. Do kinh tế suy thoái đặc biệt là ở các nước phát triển (Mỹ và châu Âu) làm cho các tập đoàn có khuynh hướng thu
hồi vốn về nhằm chống đỡ những khó khăn về tài chính mà họ đang phải đương đầu. Chính vì thế việc huy động nguồn vốn từ nước ngoài sẽ gặp khó khăn hơn.
Sự gia tăng lạm phát: lạm phát trong giai đoạn 2001-2006 luôn ở mức một con số; mức lạm phát này đã góp phần làm đòn bẩy trong tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng đầu tư giai đoạn này. Sang năm 2007, 2008 chỉ số lạm phát của quốc gia đã tăng lên hàng 2 con số cụ thể là năm 2007 có lúc tăng cao nhất là 12,63% nhưng mức tăng bình quân năm vẫn chỉ ở mức 8,3% trong khi mức tăng bình quân năm 2008 tăng đột biến lên 23,1% gây nên tình trạng giảm sút trong mức tăng trưởng kinh tế và huy động vốn đầu tư trong năm 2008. Năm 2009, 2010 với sự cố gắng điều hành của chính phủ, tỷ lệ lạm phát đã quay về mức một con số Theo dự báo của IMF vào tháng 9/2011 thì mức lạm phát trong năm sẽ ở mức 19% và năm 2012 sẽ là 12%. Với mức lạm phát cao như vậy sẽ làm cho giá cả trong nước tăng, tiêu dùng sẽ giảm sút và giá vật tư tăng lên. Đồng thời với nó là tiết kiệm từ các thành phần kinh tế bị giảm sút do chi phí tăng. Chính yếu tố này cũng gây cản trở trong việc huy động vốn từ tất cả các thành phần kinh tế. Ngoài ra yếu tố này cũng làm giảm tính cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư từ khối FDI do chi phí đầu vào tăng cao. Hiện chính phủ đang tập trung sử dụng các công cụ kinh tề vĩ mô để kiềm chế tốc độ tăng của lạm phát.
Tỷ giá hối đoái : trái với sự ổn định tỷ giá trong giai đoạn 2001-2007 chỉ giao động trong mức từ 15,000 VND/USD đến 16,020 VND/USD (theo mức tỷ giá ngân hàng Sacombank), tỷ giá giai đoạn từ 2008 đến nay có những biết động rất mạnh theo chiều hướng làm giảm giá đồng Việt Nam so với các đồng tiền khác trên thế giới, mức VN/USD thời điềm hiện tại đã lên đến mức trên 21,000. Mức tăng trong tỷ giá làm cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại trong việc đầu tư vào Việt Nam do mức lợi nhuận đem về nước của họ bị giảm sút, chính vì thế mức đầu tư của khối nước ngoài có sự giảm sút trong mức độ tăng thời kỳ từ 2008 đến nay.
Thay đổi liên tục trong chính sách thuế của nhà nước: trong giai đoạn từ 2007 đến nay, nhà nước liên tục có những sửa đổi trong luật thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, hải quan... Sự thay đổi một cách thường xuyên trong văn bản luật làm gây không ít khó khăn cho người nộp thuế trong việc cập nhật, theo kịp các sự thay đổi và cho cả các cục thuế địa phương trong việc kiểm soát thu thuế.