Thực trạng sử dụng nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 65)

Hình 2.7 phía trên cho ta thấy ICOR của loại nguồn vốn này rất thấp chỉ ở mức trung bình 0.45 cho toàn thời kỳ. Điều này cho thấy nguồn vốn này hoạt động có hiệu quả. Điều này hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên vì mục tiêu của doanh nghiệp ngoài nhà nước hay cơ sở kinh doanh cá thể là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này họ tìm mọi các để tối đa hóa tính hiệu quả của đồng vốn đầu tư, tuy nhiên nếu muốn tăng trưởng hơn nữa nền kinh tế thì việc gia tăng huy động vốn cho phát triển khoa học công nghệ, nhân lực từ khu vực hiệu quả này là rất cần thiết.

Hình 2.10 Hiệu quả kinh tế của các DN ngoài NN so với các doanh nghiệp còn lại trong khu vực doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]

Hình 2.10 chứng minh một cách rõ nét tính hiệu quả của vốn đầu tư trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước này. Mặc dù tỷ lệ vốn trên nhân công thấp hơn mức toàn hệ thống doanh nghiệp (Hình 10A) nhưng hiệu suất sử dụng lao động lại cao hơn hẳn (Hình 2.10B). Để tạo ra một sản phầm đầu ra thì nhóm doanh nghiệp này cần ít vốn đầu tư hơn các nhóm doanh nghiệp khác trong tỉnh (Hình 10C) trong khi mức vốn trung bình mỗi doanh nghiệp và TSCĐ trung bình mỗi doanh nghiệp lại rất thấp chỉ lần lượt ở mức trung bình khoảng 5 tỷ và 2 tỷ (Hình 2.8). Tỷ lệ bình quân doanh thu ròng trên vốn và tỷ lệ bình quân TSCĐ trên vốn của nhóm doanh nghiệp này đều cao hơn mức tỷ lệ chung của toàn bộ doanh nghiệp. Nó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn và tài sản cao trong nhóm này. Tuy nhiên các tỷ lệ này đều có chiều hướng suy giảm từ năm 2006 đến 2009. Nguyên nhân là do tác động của biến động trong chính sách tài khóa của nhà nước và khủng hoảng kinh

tế toàn cầu. Nhóm doanh nghiệp này không được hỗ trợ đầu ra cũng như ưu đãi về nguồn lực đầu vào như nhóm DNNN.

Một chỉ tiêu nữa để đánh giá hiệu quả của nhóm DN ngoài NN đó chính là mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Bảng 2.2 cho ta thấy một cách rõ rệt mức đóng góp áp đảo của nhóm kinh tế này vào ngân sách nhà nước trên 1 ngàn tỷ đồng giai đoạn 2001-2005 và tiếp tục tăng lên gấp 3 lần trong giai đoạn tiếp theo vả chiếm 43% trong tổng thu trên địa bàn. Khoản đóng góp này chứ kể đến các khoản phí, lệ phí và thuế khác.

Nhóm doanh nghiệp này cũng góp phần giúp giải quyết việc làm cho 33.5 ngàn lao động trong năm 2010, chiếm tỷ trọng 70% trong tồng số lao động mà các doanh nghiệp trong tỉnh đã xử dụng.

Hiện chưa có số liệu thống kê cho thu nhập, lợi nhuận của nhóm kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đại diện cho nguồn vốn dấn cư nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận tính hiệu quả của nguồn vốn này vì nó đã giúp giải quyết việc làm của 87,585 người trong tỉnh năm 2010 gấp 1,7 lần số lao động làm cho các doanh nghiệp. Năm 2011 đã tăng số lao động lên 92,194 người mức tăng 5%.

Nhờ nguồn vốn này hoạt động hiệu quả và không ngừng gia tăng vốn mà kinh tế của tỉnh đã đạt được mức tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội được giảm sút. Nhu cầu đặt ra cho tỉnh là cần lập chính sách hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp này và tạo điều kiện mở rộng kinh doanh, hỗ trợ đầu tư. Chỉ có như vậy mới tạo động lực phát triển bền vững cho kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại Tỉnh Lâm Đồng (Trang 65)