Mở rộng hơn nữa mạng lƣới giao dịch trên tất cả các xã, huyện, thị trấn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 64)

thị trấn của tỉnh Sóc Trăng

Việc mở rộng các phòng giao dịch, chi nhánh ở các xã, huyện,… vừa có thể giúp Agribank Sóc Trăng tiếp cận gần gũi hơn với nhà nông, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong huy động vốn và cho vay, vừa giúp ngân hàng thiết lập đƣợc một hệ thống thông tin thông suốt trên toàn địa bàn, tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian điều tra, đồng thời có đƣợc nguồn tin nội bộ đáng tin cậy. 5.2.4 Tăng cƣờng giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nuôi tôm

Ngân hàng nên xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ tín dụng am hiểu lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, mà cụ thể là những kiến thức cơ bản và chuyên sâu đối với ngành tôm để phụ trách kiểm tra thƣờng xuyên việc sử dụng vốn vay của các hộ nuôi tôm. Việc này góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng nuôi tôm cho ngân hàng là vì: khi nguồn vốn đƣợc sử dụng đúng mục đích thì khả năng nuôi tôm thành công là cao hơn, song song đó, việc giám sát thƣờng xuyên còn ngân hàng dễ dàng phát hiện những bất thƣờng phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay và nhanh chóng có những biện pháp xử lý kịp thời

5.2.5Tăng cƣờng huy động vốn

Tăng cƣờng huy động vốn là một giải pháp không thể thiếu trong khi đề xuất giải pháp cho bất kỳ mảng tín dụng nào của ngân hàng. Qua phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn, ta thấy vốn huy động của Agribank Sóc Trăng luôn tăng qua từng giai đoạn, nhƣng do tốc độ tăng nhanh của nhu cầu tín dụng, nguồn vốn huy động không đáp ứng đƣợc, đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng kế hoạch cụ thể, linh hoạt và có tính lâu dài để mở rộng hơn nữa nguồn vốn huy động. Cụ thể bằng các biện pháp nhƣ:

- Tiếp tục đa dạng các kênh huy động tín dụng, từ các điểm giao dịch ở vùng sâu, vùng xa đến chi nhánh ở các xã, huyện của tỉnh.

- Đa dạng các sản phẩm huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn với các loại lãi suất thích hợp để thu hút khách hàng gởi tiền

- Đẩy mạnh thực hiện các chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng nhằm củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ và tiếp thị hình ảnh của ngân hàng đến những khách hàng mới.

54

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Tín dụng đối với nghề nuôi tôm tuy chỉ là một phần trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp nhƣng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của Agribank Sóc Trăng. Đó là do chủ trƣơng và mục tiêu phấn đấu của ngân hàng là đẩy mạnh tăng trƣởng dƣ nợ nông nghiệp – nông thôn, mà trong đó nuôi tôm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, sau trồng lúa, trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Qua phân tích và đánh giá tình hình tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại Agribank Sóc Trăng từ năm 2010 đến tháng 6/2013, có thể thấy hoạt động tín dụng nuôi tôm luôn mang lại hiệu quả cho cả ngân hàng và các đối tƣợng sử dụng vốn. Các chỉ tiêu lợi nhuận, dƣ nợ, hệ số thu nợ nuôi tôm luôn tăng qua các năm, còn tỷ lệ nợ xấu giảm dần, phản ánh công tác thực hiện và quản lý tốt của ngân hàng. Có đƣợc điều này là do sự cố gắng của toàn thể Agribank Sóc Trăng trong việc tập trung tăng trƣởng cho vay an toàn, công tác nhắc nhở và thu hồi nợ tốt, sự chỉ đạo đúng đắn và phù hợp tình hình thực tế của ban lãnh đạo cũng nhƣ mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng. Về phía khách hàng, khoản vay cũng đƣợc sử dụng hiệu quả thể hiện qua tình hình trả nợ và nguồn trả nợ từ thu nhập nuôi tôm đều trên 80%, TNBQ sau khi vay lớn hơn TNBQ trƣớc khi vay, TNBQ của các hộ có vay lớn hơn TNBQ các hộ không có vay.

Tuy nhiên, giai đoạn qua tình hình nuôi tôm trên địa bàn luôn biến động phức tạp và liên tục gặp phải những khó khăn lớn nhƣ: thời tiết chuyển biến thất thƣờng, dịch bệnh lan truyền trên diện rộng, chi phí đầu vào tăng cao, thiếu vốn sản xuất, rào cản ethoxyquin và tình trạng suy thoái kinh tế từ các thị trƣờng tiêu thụ tôm lớn nhƣ EU, Mỹ,… gây tác động mạnh mẽ đến nghề nuôi tôm cũng nhƣ hiệu quả tín dụng của các khoản vay nuôi tôm. Do vậy, trƣớc tình hình nghề nuôi tôm còn nhiều biến động bất ổn, Agribank Sóc Trăng phải luôn tập trung chú ý để đảm bảo duy trì đƣợc hiệu quả của khoản cho vay nuôi tôm.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Chính phủ

- Chỉ đạo các ngành liên quan, đặc biệt là ngành NN&PTNT trong việc tiếp tục theo dõi diê ̣n tích nuôi thủy sản , phân công cán bô ̣ giám sát tình hình dịch bệnh, thƣ̣c hiê ̣n tốt chế đô ̣ báo cáo di ̣ch bê ̣nh thủy sản nhằm khắc phục và chủ động phòng dịch bệnh trên con tôm.

55

- Tăng cƣờ ng kiểm tra điều kiê ̣n vê ̣ sinh thú y các cơ sở sản xuất , kinh doanh tôm giống , thƣ̣c hiê ̣n tốt ch ƣơng trình truyền thông về phòng , chống dịch bệnh thủy sản trên khu vực ĐBSCL

- Tạo hành lang thông suốt cho công tác bảo hiểm nông nghiệp đƣợc triển khai có hiệu quả và ra diện rộng trong thời gian tới

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

- Nhanh chóng ban hành những quyết định cụ thể nhằm thực thi những chủ trƣơng và chính sách của Chính phủ hoặc Thủ tƣớng,… về hoạt động tín dụng nông nghiệp, nuôi tôm.

- Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực thi những các văn bản điều hành do chính NHNN hoặc do Chính phủ ban hành.

6.2.3 Đối với chính quyền địa phƣơng

- Tăng cƣờng sự chỉ đao của các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn, nhƣ tuyên truyền chính sách vay vốn, những ƣu đãi về lãi suất và hỗ trợ cho vay.

- Có chủ trƣơng hƣớng dẫn các hộ nuôi tôm cách sử dụng vốn vay hợp lý và gắn kết với các chƣơng trình phát triển kinh tế địa phƣơng.

- Tạo điều kiện cho Ngành Thủy sản của tỉnh phát triển sản xuất giống tôm nƣớc lợ tại địa phƣơng nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn hàng năm và tiết kiệm chi phi đầu vào khi vận chuyển tôm giống ở nơi khác.

- Đề xuất hỗ trợ đầu tƣ, sửa chữa và đồng bộ các công trình thủy lợi cho vùng nuôi tôm, thực hiện tốt công tác quản lý giám sát môi trƣờng thƣờng xuyên, xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững, có sự phân bố rạch ròi giữa tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

- Tăng cƣờng kiểm tra ngăn chặn việc sử dụng các loại hóa chất cấm trong nuôi tôm để đảm bảo an toàn cho con tôm trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. - Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, dự báo tình hình mƣa bão và sự biến động của các yếu tố môi trƣờng một cách thƣờng xuyên để có những khuyến cáo đúng đắn cho định hƣớng nuôi tôm của ngƣời nông dân Sóc Trăng.

6.2.4 Đối với các hộ và doanh nghiệp nuôi tôm

- Trƣớc khi vay vốn và sử dụng vốn cần luôn luôn suy nghĩ cẩn thận, tính toán rõ ràng kế hoạch sản xuất và đặc biệt là sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.

- Thƣờng xuyên tham gia hoặc cập nhật qua ngƣời thân, báo, Internet,… tình hình kinh tế thị trƣờng để có những phòng bị trƣớc những thay đổi khách quan từ môi kinh tế - xã hội.

56

- Thƣờng xuyên tìm hiểu và cập nhật những kỹ thuật, khung thời vụ, tình hình giá cả, thị trƣờng,… để có đƣợc kế hoạch hoặc giải pháp và thực hiện tốt những khuyến cáo của các cơ quan chức năng về phƣơng pháp nuôi tôm phù hợp nhất.

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT – Trung tâm tin học và thống kê, 2012. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

<http://www.agroviet.gov.vn/Lists/appsp01_statistic/Attachments/63/baocao_ 12_2012_f.pdf. >

2. Bộ NN&PTNT – Trung tâm tin học và thống kê, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 6 năm 2013 ngành nông nghiệp và phát triển nông

thôn. <

http://www.agroviet.gov.vn/Pages/statisticreport.aspx?TabId=thongke>

3. Đinh Văn Sơn, 2004. Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

4. Đỗ Văn Xê, 2008. Đánh giá kết quả kinh tế - xã hội các khu dân cƣ vƣợt lũ ở tỉnh An Giang và Thành phố Cần Thơ và đề xuất các giải pháp phát triển. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 9, trang 66-75.

5. Dƣơng Thị Bình Minh, 1998. Lý thuyết Tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2013. Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 và những đóng góp của ngành Công Thƣơng.<http://www.vasep.com.vn/Uploads/image/Le-

Hang/file/BAO%20CAO%20HOP%20BO%20CT.doc >

7. Lê Khƣơng Ninh và Nguyễn Thị Mai Ánh (2012). Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Tạp chí Ngân hàng, số 17, trang 76-82.

8. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nguyễn Thanh Nguyệt và Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

10. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

11. Tổng cục thống kê, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012. <

http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13419>

12. Tổng cục thủy sản, 2012. Báo cáo tình hình sản xuất 6 tháng đầu năm 2012. <http://www.fistenet.gov.vn/thong-tin-huu-ich/thong-tin-thong- ke/thong-ke-1/bao-cao-tinh-hinh-san-xuat-6-thang-111au-nam-2012>

58

13. Tổng cục thủy sản, 2013. Báo cáo tình hình sản xuất 6 tháng đầu năm 2013. <http://www.fistenet.gov.vn/thong-tin-huu-ich/thong-tin-thong- ke/thong-ke-1/bao-cao-tinh-hinh-san-xuat-thuy-san-6-thang-111au-nam- 2013/>

14. Tổng cục thủy sản, 2013. Kết quả sản xuất thủy sản năm 2012. <http://www.fistenet.gov.vn/thong-tin-huu-ich/thong-tin-thong-ke/thong-ke- 1/ket-qua-san-xuat-thuy-san-nam-2012-1>

59

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tình hình nguồn vốn Agribank Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012 Đvt: triệu đồng

Phụ lục 2: Tình hình nguồn vốn Agribank Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch Số tiền % Vốn huy động 3.427.440 3.845.691 418.251 12,20 Vốn điều chuyển 4.192.772 5.674.861 1.482.088 35,35 Tổng 7.620.212 9.520.552 1.900.340 24,94

Phụ lục 3: Sự thay đổi TNBQ trƣớc và sau khi sử dụng vốn vay

Paired t test

--- Variable Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] --- tntruocvay 76 263.6184 97.83395 852.8966 68.7232 458.5136 tnsauvay 76 658.9072 225.989 1970.126 208.7141 1109.1 --- diff 76 -395.2888 136.1794 1187.184 -666.572 -124.0056 --- mean(diff) = mean(tntruocvay - tnsauvay) t = -2.9027 Ho: mean(diff) = 0 degrees of freedom = 75

Ha: mean(diff) < 0 Ha: mean(diff) != 0 Ha: mean(diff) > 0 Pr(T < t) = 0.0024 Pr(|T| > |t|) = 0.0049 Pr(T > t) = 0.9976 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 3.047.629 3.377.598 3.866.359 329.969 10,83 488.761 14,47 Vốn điều chuyển 2.964.152 3.741.273 5.143.305 777.121 26,22 1.402.032 37,47 Tổng 6.011.781 7.118.871 9.009.664 1.107.090 18,42 1.890.793 26,56

60

Phụ lục 4: Sự khác biệt trong TNBQ của 2 nhóm hộ có và không có sử dụng vốn vay

Two-sample t test with unequal variances

--- Group | Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] --- ko vay | 36 243.6806 96.95638 581.7383 46.84864 440.5125 co vay | 76 702.4737 194.7031 1697.383 314.6051 1090.342 --- combined | 112 555.0045 136.9218 1449.044 283.6849 826.3241 --- diff | -458.7931 217.5083 -890.1591 -27.42711 ---

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)