Qua số liệu về doanh số cho vay nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng, có thể thấy giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay nuôi tôm luôn gia tăng qua từng năm nhƣng với tốc độ tăng trƣởng lại chậm dần, còn ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay nuôi tôm có sự giảm đi mạnh mẽ và rõ rệt so với cùng kỳ năm 2012.
4.2.1.1 Theo thời hạn tín dụng
Phân chia theo thời hạn, doanh số cho vay đƣợc chia theo 2 loại: ngắn hạn và trung – dài hạn. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn luôn có tỷ trọng cao hơn các khoản vay trung – dài hạn, do hầu hết đối tƣợng vay nuôi tôm là các hộ gia đình và thời gian kết thúc một vụ tôm là trong vòng một năm.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay nuôi tôm phân theo thời hạn của Agribank Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.161.463 1.345.403 1.468.198 183.940 15,84 122.795 9,13 Trung, dài hạn 46.458 45.642 39.301 (816) (1,76) (6.341) (13,89) Tổng 1.207.921 1.391.045 1.507.499 183.124 15,16 116.454 8,37
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2010-2012.
a) Doanh số cho vay ngắn hạn đối với nghề nuôi tôm
Qua số liệu phân tích ở bảng 4.3 và bảng 4.4, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với nghề nuôi tôm luôn tăng từ năm 2010 đến 2012. Đáng chú ý là tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn tăng dần và chiếm gần nhƣ tuyệt đối với giá trị lần lƣợt là 96,15%, 96,72% và 97,39%. Nguyên nhân là do quy mô nuôi tôm ở Sóc Trăng đại đa số là quy mô nhỏ, từ 0,5 hecta đến xấp xỉ 5 hoặc 6 hecta của các hộ gia đình. Có những huyện, xã sống trong vùng nƣớc mặn nên hầu nhƣ nhà nhà, ngƣời ngƣời đều nuôi tôm và dựa vào nghề đó để sinh sống. Mặc dù có sự tăng trƣởng nhƣ vậy nhƣng tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn lại giảm dần qua từng năm. Đáng chú ý là năm 2012 khi doanh số cho vay ngắn hạn chỉ tăng 9,13%. Giải thích cho sự tăng chậm này chủ yếu là vì những khó khăn lớn trong năm 2012 đối với ngành tôm. Từ vụ nuôi đầu tiên, dịch bệnh “Hội chứng tôm chết sớm (EMS)” xảy ra tại nhiều vùng nuôi tôm
30
khiến cho ngƣời nuôi tôm thất thu nặng nề với diện tích thiệt hại trên toàn tỉnh Sóc Trăng là 23.371 ha – chiếm 56,6% diện tích thả (Trung tâm thông tin thủy sản). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu tôm sang các thị trƣờng chính nhƣ EU và Mỹ gần nhƣ sụt giảm liên tục trong cả năm. Theo Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2012 của VASEP, trong năm 2012, do nhu cầu giảm và do sức cạnh tranh của tôm Việt Nam trên những thị trƣờng EU và Mỹ giảm, nên giá trị xuất khẩu tôm bị giảm mạnh, lần lƣợt là 22% và 13%. Cùng với đó là rào cản từ quyết định kiểm tra chất lƣợng tôm Việt Nam trở nên gắt gao hơn. Rào cản Ethoxyquin từ thị trƣờng Nhật Bản và Hàn Quốc ảnh hƣởng mạnh đến xuất khẩu tôm của Việt Nam. Ngoài ra các thị trƣờng khác nhƣ Trung Quốc và một số nƣớc Châu Á bắt đầu có động thái dựng rào cản đối với thủy sản Việt Nam. Có thể thấy việc nuôi tôm trong năm 2012 gặp khó khăn không chỉ trong quá trình nuôi mà còn là những lo âu cho đầu ra của con tôm trên thị trƣờng tiêu thụ và xuất khẩu.
Bƣớc sang năm 2013, thời tiết 6 tháng đầu năm dƣờng nhƣ không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Đầu năm, thời tiết khá lạnh kéo dài và sau Tết Nguyên Đán thì nắng nóng gay gắt. Những thay đổi bất thƣờng khiến tôm nuôi không thích ứng đƣợc và là nguyên nhân khiến dịch bệnh trên tôm càng diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó là những dƣ âm còn “đắng” của năm 2012, nhiều hộ nuôi tôm thua lỗ nặng nề nên không còn vốn hoặc không đủ điều kiện vay vốn để tiếp tục thả nuôi trong vụ mới của năm 2013. Một số khác không dám nuôi vì sợ dịch bệnh chƣa hết, thời tiết chƣa ổn định nên đành treo ao trống. Đó là một số nguyên nhân khiến doanh số cho vay ngắn hạn có sự giảm đi mạnh mẽ so với 6 tháng đầu năm 2012.
Bảng 4.4: Doanh số cho vay nuôi tôm phân theo thời hạn của Agribank Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền % Ngắn hạn 1.347.225 117.020 (1.230.205) (91,31) Trung, dài hạn 34.377 12.045 (22.332) (64,96) Tổng 1.381.602 129.065 (1.252.537) (90,66)
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2012-6/2013.
b) Doanh số cho vay dài hạn đối với nghề nuôi tôm
Có thể thấy, giá trị và tỷ trọng của doanh số vay vốn trung – dài hạn trong doanh số cho vay nuôi tôm luôn giảm qua từng giai đoạn từ 2010-6/2013. Nhƣ phân tích trên, thời gian của một vụ tôm là từ 4-6 tháng nên các hộ gia đình hầu
31
nhƣ chỉ vay vốn ngắn hạn chứ không vay trung – dài hạn, chỉ một số rất ít các hộ nuôi có diện tích lớn hay các doanh nghiệp nuôi công nghiệp mới có nhu cầu vay trung – dài hạn. Bên cạnh đó, mục đích của khoản vay trên hợp đồng không chỉ phục vụ cho mục đích nuôi tôm mà đôi khi còn là chế biến hoặc thu mua tôm từ các hộ nuôi nhỏ lẻ. Ngoài ra, lãi suất biến động, tình hình chung cho ngành tôm có nhiều khó khăn,… là những nguyên nhân khiến ngân hàng không tập trung cho vay trung – dài hạn.
4.2.1.2 Theo đối tượng khách hàng
Phân chia theo đối tƣợng khách hàng, doanh số cho vay đƣợc chia thành 2 loại: hộ cá thể và doanh nghiệp. Trong đó, các khoản vay của hộ luôn có tỷ trọng cao hơn các khoản vay của doanh nghiệp. Điều đó đƣợc thể hiện qua số liệu trong bảng 4.5 và 4.6
Bảng 4.5: Doanh số cho vay nuôi tôm phân theo đối tƣợng khách hàng của Agribank Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Hộ cá thể 938.191 1.130.577 1.225.821 192.386 20,51 95.244 8,42 Doanh nghiệp 269.730 260.468 281.678 (9.262) (3,43) 21.210 8,14 Tổng 1.207.921 1.391.045 1.507.499 183.124 15,16 116.454 8,37
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2010-2012
a) Doanh số cho vay nuôi tôm theo hộ cá thể
Nhƣ đã phân tích, doanh số cho vay nuôi tôm theo hộ cá thể chiếm hơn 75% trong tổng doanh số cho vay là vì quy mô nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là quy mô nhỏ, xuất phát từ các hộ gia đình hoặc từng cá nhân. Qua 2 bảng số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay theo hộ luôn tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Mặc dù kể từ năm 2011 tình hình nuôi tôm có nhiều biến chuyển theo chiều hƣớng xấu khiến tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay nuôi tôm giảm, nhƣng vẫn có sự gia tăng doanh số cho vay, chứng tỏ ngân hàng luôn chú trọng đầu tƣ vào ngành tôm của địa phƣơng, giúp đỡ và hỗ trợ vốn cho ngƣời nuôi.
Tuy nhiên, doanh số cho vay nuôi tôm theo hộ ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 có một sự giảm đi rõ rệt (giảm tới 86,55%) so với cùng kỳ năm 2012. Sự thay đổi này là do tình hình khó khăn chung cho ngành tôm về thời tiết bất thƣờng và dịch bệnh ở đầu năm 2013 cùng những hậu quả từ vụ tôm năm 2012 vẫn còn chƣa đƣợc khắc phục. Đời sống ngƣời nuôi tôm còn vƣớng phải rất
32
nhiều khó khăn nên tâm lý chung của họ là chƣa dám mạnh dạn làm tiếp vụ mới khiến nhu cầu vay vốn phần nào sụt giảm. Bên cạnh đó là sự cẩn trọng trong khâu xét duyệt điều kiện cho vay của Agribank Sóc Trăng để hạn chế những rủi ro khi đầu tƣ vào những khoản vay không an toàn và hiệu quả.
b) Doanh số cho vay nuôi tôm theo doanh nghiệp
Qua các số liệu trong bảng 4.5 và 4.6, ta thấy doanh số cho vay nuôi tôm theo loại hình doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Agribank Sóc Trăng. Giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay theo doanh nghiệp có sự tăng giảm không đều, nhƣng mức độ dao động nhẹ và trong khoảng từ 3%-9% so với năm trƣớc. Tuy nhiên, Agribank Sóc Trăng vẫn duy trì cho vay đối với doanh nghiệp vì một số nguyên nhân sau đây:
- Các doanh nghiệp vay vốn nuôi tôm hầu hết là những doanh nghiệp lớn, có tham gia ngành nghề kinh doanh khác, đặc biệt là có một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản mở rộng nuôi tôm nguyên liệu. Nên khoản vay cho nuôi tôm của các doanh nghiệp này đƣợc xem là khá an toàn do các doanh nghiệp có khả năng trả nợ từ nguồn thu nhập khác.
- Các doanh nghiệp vay vốn nuôi tôm đều là những doanh nghiệp có quan hệ khách hàng thân thiết với Agribank Sóc Trăng trong nhiều năm qua nên ngân hàng có thể tin tƣởng vào uy tín và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Sang năm 2013, tƣơng tự nhƣ đối với hộ cá thể, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp 6 tháng đầu giảm mạnh (giảm 97,49%) so với cùng kỳ năm 2012, xuất phát từ những khó khăn trong nuôi tôm mà ít các doanh nghiệp đầu tƣ vay vốn nuôi tôm.
Bảng 4.6: Doanh số cho vay nuôi tôm phân theo đối tƣợng khách hàng của Agribank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền % Hộ cá thể 945.493 118.126 (827.367) (87,51) Doanh nghiệp 436.109 10.939 (425.170) (97,49) Tổng 1.381.602 129.065 (1.252.537) (90,66)
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2012-6/2013.