Dƣ nợ cho vay đối với nghề nuôi tôm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 46)

Đối với hoạt động tín dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank Sóc Trăng luôn đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2010 đến hết tháng 6 năm 2013, dƣ nợ đối với nghề nuôi tôm luôn trên đà tăng trƣởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ giảm dần qua từng giai đoạn và có nhiều biến động phức tạp tùy vào loại dƣ nợ. Cụ thể, dƣ nợ nuôi tôm đƣợc phân loại nhƣ sau:

36

4.2.3.1 Theo thời hạn tín dụng

a) Dư nợ nuôi tôm ngắn hạn

Qua số liệu trong bảng 4.11 và 4.12, có thể thấy dƣ nợ nuôi tôm ngắn hạn luôn tăng trong giai đoạn năm 2010 đến tháng 6/2013 nhƣng tốc độ tăng trƣởng giảm dần.

Bảng 4.11: Dƣ nợ nuôi tôm phân theo thời hạn của Agribank Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 758.182 967.121 1.132.330 208.939 27,56 165.209 17,08 Trung, dài hạn 68.904 80.131 104.698 11.227 16,29 24.567 30,66 Tổng 827.086 1.047.252 1.237.028 220.166 26,62 189.776 18,12

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2010-2012.

Xét về cơ cấu, dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (hơn 91%) trong tổng dƣ nợ nuôi tôm. Điều này khá hợp lý vì đặc trƣng của nghề nuôi tôm là nuôi theo vụ, mỗi vụ kéo dài từ 4 – 6 tháng. Chú trọng đầu tƣ cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng dễ nắm đƣợc diễn biến cụ thể của mỗi vụ tôm, thuận lợi trong việc phát hiện và giảm bớt các rủi ro khi cho vay, đồng thời kiểm soát đƣợc nguồn thu của ngƣời nuôi tôm, giúp ích cho việc quản lý tình hình thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, tỷ trọng dự nợ ngắn hạn cao cũng chứa nhiều bất lợi. Nếu tình hình nuôi tôm không đem lại hiệu quả cao khiến ngƣời vay không đủ khả năng trả đầy đủ nợ và lãi cho ngân hàng thì sẽ khiến cơ cấu phân loại nợ xấu đi. Thêm vào đó, đầu tƣ vào khoản vay ngắn hạn làm cho dƣ nợ nuôi tôm thƣờng không ổn định vì phải phụ thuộc vào nhu cầu vay vốn theo mùa vụ, đặc biệt là vụ nuôi cuối năm khi nhu cầu phục vụ cho các dịp lễ, tết và xuất khẩu tăng cao.

Bảng 4.12: Dƣ nợ nuôi tôm phân theo thời hạn của Agribank Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền % Ngắn hạn 1.045.171 1.169.270 124.099 11,87 Trung, dài hạn 102.266 71.134 (31.132) (30,44) Tổng 1.147.437 1.240.404 92.967 8,10

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2012-6/2013.

37

b) Dư nợ nuôi tôm trung – dài hạn

Từ số liệu trên cho thấy, dƣ nợ nuôi tôm trung – dài hạn đều tăng qua từng giai đoạn, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ giảm đi 30,44% so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân là nghề nuôi tôm đang vấp phải nhiều khó khăn nên nhu cầu vay dài hạn giảm đi mạnh. Xét về cơ cấu, dƣ nợ nuôi tôm trung – dài hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với dƣ nợ nuôi tôm ngắn hạn. Điều này một phần là do chủ trƣơng của ngân hàng là tập trung cho vay ngắn hạn đối với nghề nuôi tôm. Ngoài ra còn do nhu cầu vay vốn dài hạn từ các hộ dân hay doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng không nhiều, hầu nhƣ chỉ cần vốn dài hạn trong trƣờng hợp muốn mở rộng quy mô nuôi ra nhiều lần, hoặc là đầu tƣ đào lắp, xử lý ao nuôi đối với những hộ mới tham gia nghề nuôi tôm.

4.2.3.2 Theo đối tượng khách hàng

Dƣ nợ nuôi tôm đƣợc xem xét theo 2 đối tƣợng giống với sự phân loại của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, trình bày ở bảng 4.13 và 4.14 nhƣ sau:

Bảng 4.13: Dƣ nợ nuôi tôm phân theo đối tƣợng khách hàng của Agribank Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Hộ cá thể 736.689 897.321 1.019.015 160.632 21,80 121.694 13,56 Doanh nghiệp 90.397 149.931 218.013 59.534 65,86 68.082 45,41 Tổng 827.086 1.047.252 1.237.028 220.166 26,62 189.776 18,12

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2010-2012.

a) Dư nợ nuôi tôm theo hộ cá thể

Từ số liệu trong bảng 4.13 và 4.14, ta thấy dƣ nợ nuôi tôm theo hộ cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ nuôi tôm và giá trị dƣ nợ tăng qua từng giai đoạn từ 2010 đến 6/2013. Điều này do Agribank Sóc Trăng luôn quan tâm đầu tƣ cho vay ở thành phần hộ cá thể để hỗ trợ vốn cho bà con nuôi tôm trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt là những nỗ lực của ngân hàng trong việc thực hiên tốt Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vào cuối năm 2010. Theo đó, việc vay vốn không còn phải thế chấp tài sản và mức vốn vay tối thiểu đƣợc nâng lên 50 triệu đồng/hộ, vì vậy Agribank Sóc Trăng đã tiếp tục cho nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh vay mới để đầu tƣ ao nuôi. Ngoài ra, những hộ nuôi chƣa trả nợ đúng hạn do điều kiện khách quan (thiên tai, dịch bệnh,…) cũng đƣợc cơ cấu thời hạn trả nợ và xem xét cho vay mới mà không phụ thuộc dƣ nợ cũ. Đó

38

là những nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng trong dƣ nợ nuôi tôm theo hộ cá thể của Agribank Sóc Trăng thời gian qua.

Bảng 4.14: Dƣ nợ nuôi tôm phân theo đối tƣợng khách hàng của Agribank Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền % Hộ cá thể 774.024 1.067.412 293.388 37,90 Doanh nghiệp 373.413 172.992 (200.421) (53,67) Tổng 1.147.437 1.240.404 92.967 8,10

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2012-6/2013.

b) Dư nợ nuôi tôm theo doanh nghiệp

Dƣ nợ nuôi tôm theo doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với hộ cá thể. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ nuôi tôm theo doanh nghiệp có xu hƣớng tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2010-2012. Đó là do doanh nghiệp có nguồn tài chính khá mạnh và ổn định hơn so với các hộ cá thể nên khả năng trả nợ cũ và tiến hành vay mới cũng dễ dàng hơn. Nhìn chung, dƣ nợ nuôi tôm theo doanh nghiệp đều tăng qua từng giai đoạn, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ giảm đi 53,67% so với cùng kỳ năm 2012. Nhƣ đã phân tích ở phần doanh số cho vay nuôi tôm, hầu hết các khách hàng doanh nghiệp của Agribank Sóc Trăng có tham gia ngành nghề kinh doanh khác, nên sang năm 2013, khi tình hình nuôi tôm còn tiếp tục với nhiều biến động phức tạp, các doanh nghiệp không mặn mà đầu tƣ lớn cho vụ nuôi mới mà chú trọng phát triển các lĩnh vực an toàn khác, khiến dƣ nợ nuôi tôm 6 tháng đầu 2013 giảm mạnh.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)