Nhìn chung, doanh số thu nợ đối với nghề nuôi tôm của ngân hàng luôn tăng qua các năm (2010-2012), riêng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 có sự sụt giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số thu nợ tăng cho thấy ngân hàng
33
đang chú trọng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, mặc dù có nhiều biến động. Để thấy đƣợc cụ thể tình hình thu hồi nợ vay nuôi tôm từ năm 2010 đến hết tháng 6/2013 của Agribank Sóc Trăng, ta xem xét doanh số thu nợ nuôi tôm theo 2 cách: phân theo thời hạn tín dụng và phân theo đối tƣợng khách hàng.
4.2.2.1 Theo thời hạn tín dụng
a) Doanh số thu nợ nuôi tôm ngắn hạn
Tƣơng tự nhƣ doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 95% trong tổng doanh số thu nợ từ cho vay nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng.
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ nuôi tôm phân theo thời hạn của Agribank Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 956.184 1.136.464 1.302.988 180.280 18,85 166.524 14,65 Trung, dài hạn 37.460 34.415 14.735 (3.045) (8,13) (19.680) (57,18) Tổng 993.644 1.170.879 1.317.723 177.235 17,84 146.844 12,54
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2010-2012.
Giai đoạn 2010-2012, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn tăng, nhƣng tốc độ tăng không cao. Đó là do tình hình nuôi tôm trong năm những năm qua gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự hoành hành của dịch bệnh. Tổng diện tích thiệt hại tôm sú đến cuối tháng 6 năm 2011 là 21.160 ha - chiếm 74,8% diện tích thả nuôi và năm 2012, diện tích thiệt hại của Sóc Trăng là nhiều nhất so với các tỉnh nuôi tôm khác trong ĐBSCL (Theo Cổng thông tin Điện tử tỉnh Sóc Trăng). Tuy trong năm 2011 gặp không ít trở ngại nhƣng vẫn có nhiều hộ nuôi thu hoạch đƣợc khá và có thể trả nợ cho ngân hàng. Còn ở năm 2012 – năm khó khăn nhất đối với ngành thủy sản cả nƣớc, tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng diễn biến càng xấu hơn, thể hiện qua tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của năm 2011. Dịch bệnh lan mạnh trên diện rộng, hiện tƣợng tôm chết sau khi thả từ 15 đến 40 ngày với biểu hiện gan tụy bị teo diễn ra trên hầu hết các vùng nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng khiến nhiều hộ thất trắng, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất. Do vậy, tốc độ thu hồi nợ của ngân hàng giảm đi, nhƣng xét về mặt giá trị vẫn có sự tăng trƣởng, thể hiện đƣợc sự cố gắng trong công tác thu hồi nợ của Agribank Sóc Trăng trƣớc những ảnh hƣởng từ tình hình nuôi tôm.
34
Năm 2013, tiếp tục đƣơng đầu với những khó khăn còn tồn tại, vụ nuôi đầu cũng không mang nhiều màu sắc khả quan, nên các khoản thu hồi ngắn hạn ở 6 tháng đầu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.
b) Doanh số thu nợ nuôi tôm trung – dài hạn
Giai đoạn 2010-2012, doanh số thu nợ nuôi tôm trung – dài hạn luôn giảm qua từng năm. Đáng chú ý là tốc độ giảm ở năm 2012 tới 57,18% cao hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của năm 2011 (8,13%). Giải thích cho điều này đầu tiên là do thời hạn của khoản vay trung – dài hạn đến hạn ở năm 2012 ít hơn so với năm 2011. Ngoài ra, kể từ năm 2010, tình hình nuôi tôm luôn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là thời tiết bất thƣờng cuối năm 2011 và sự lan rộng của dịch bệnh EMS trên con tôm giai đoạn 2011-2012, nuôi tôm không mang lại hiệu quả cao dẫn tới doanh số thu nợ giảm là tất yếu.
Trái ngƣợc với khoản vay nuôi tôm ngắn hạn, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ thu hồi nợ đối với khoản vay trung – dài hạn tăng lên 272,56% so với 6 tháng đầu năm 2012, nhƣng giá trị thu nợ chỉ đạt 45.609 triệu đồng. Tuy nhiên, trƣớc hoàn cảnh còn diễn biến phức tạp, khoản thu này đã là thành công và phản ánh tốt sự cẩn trọng, xúc tiến thu hồi nợ vay trung – dài hạn của chi nhánh Agribank Sóc Trăng.
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ nuôi tôm phân theo thời hạn của Agribank Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền % Ngắn hạn 1.269.175 80.080 (1.189.095) (93,69) Trung, dài hạn 12.242 45.609 33.367 272,56 Tổng 1.281.417 125.689 (1.155.728) (90,19)
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2012-6/2013.
4.2.2.2 Theo đối tượng khách hàng
Từ số liệu trong bảng 4.9 và 4.10 cho thấy, cả doanh số thu nợ nuôi tôm theo hộ cá thể và doanh nghiệp đều tăng lên qua từng năm từ 2010 đến 2012, nhƣng giảm đi mạnh ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Năm 2012 dịch bệnh lan trên diện rộng ở hầu hết các huyện, xã nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng, không những khiến ngƣời nuôi tôm lâm vào cảnh khốn khó mà còn kéo theo nhiều hệ quả xấu cho các doanh nghiệp nuôi tôm công nghiệp và các doanh nghiệp thu mua tôm nhƣ: các khoản chi phí đầu vào tăng cao, nguồn tôm nguyên liệu bất ổn, giá tôm giống và tôm nguyên liệu biến động
35
mạnh. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ ở năm 2012 chậm hơn so với năm 2011.
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ nuôi tôm phân theo đối tƣợng khách hàng của Agribank Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Hộ cá thể 815.252 969.944 1.104.127 154.692 18,97 134.183 13,83 Doanh nghiệp 178.392 200.935 213.596 22.543 12,64 12.661 6,30 Tổng 993.644 1.170.879 1.317.723 177.235 17,84 146.844 12,54
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2010-2012.
Đầu năm 2013, nguyên nhân dịch bệnh đã đƣợc xác định nhƣng vẫn chƣa thể kiểm soát hoàn toàn sự lây lan của nó, do đó bên cạnh những vùng nuôi tôm thành công cũng không ít hộ ở các xã, huyện khác thất thu. Thêm vào đó thời tiết biến đổi thất thƣờng, tôm khó thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của nhiệt độ và độ mặn trong nƣớc. Những vấn đề kể trên là nguyên nhân khiến cho vụ tôm 2013 tăng chậm về sản lƣợng và diện tích nuôi, thu nhập nuôi tôm không đủ để giúp tất cả các hộ hay doanh nghiệp nuôi trả nợ vay ngân hàng, vì vậy, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 đã giảm tới 93,48% đối với hộ cá thể và 73,68% đối với doanh nghiệp vay vốn.
Bảng 4.10: Doanh số thu nợ nuôi tôm phân theo đối tƣợng khách hàng của Agribank Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền % Hộ cá thể 1.068.790 69.729 (999.061) (93,48) Doanh nghiệp 212.627 55.960 (156.667) (73,68) Tổng 1.281.417 125.689 (1.155.728) (90,19)
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh Agribank Sóc Trăng, 2012-6/2013.