Đánh giá chung về hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại Agribank

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 58)

Agribank Sóc Trăng

Qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng đối với nghề nuôi tôm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng về cả hai phía: ngân hàng và khách hành vay vốn, ta có thể thấy hoạt động tín dụng đối với nghề nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng là có hiệu quả, thể hiện đƣợc sự linh động, nhanh nhẹn và chính xác của ngân hàng trong việc nắm bắt đúng tình hình thực tế nuôi tôm trên địa bàn, do vậy có những kế hoạch, giải pháp kịp thời cho lĩnh vực tín dụng nuôi tôm. Tuy nhiên, hiệu quả tín dụng nuôi tôm không ổn định

48

và có nhiều biến động trong giai đoạn 2010-2012, đòi hỏi ngân hàng phải luôn chú ý và cố gắng duy trì hay nâng cao hiệu quả đó trong thời gian sắp tới. Giai đoạn 2010-2012 đƣợc đánh giá là giai đoạn rất khó khăn cho nghề nuôi tôm không chỉ riêng tỉnh Sóc Trăng mà còn trên khắp các tỉnh thuộc ĐBSCL. Năm 2010, Sóc Trăng may mắn là một trong số các tỉnh đƣợc mùa, đầu tƣ nuôi tôm luôn đạt hiệu quả rất cao, doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ tăng trƣởng cao, đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu trong năm này là thấp nhất, còn các hệ số về vòng quay vốn tín dụng, thu nhập lãi/chi phí lãi từ cho vay nuôi tôm và lợi nhuận/dƣ nợ bình quân của cho vay nuôi tôm là cao nhất trong giai đoạn này. Sang năm 2011 và năm 2012, tình hình nuôi tôm gặp phải nhiều khó khăn, nhất là khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2011 và lan truyền trên hầu hết các vùng nuôi tôm của tỉnh, khiến rất nhiều hộ và doanh nghiệp nuôi tôm thất thu nặng nề. Nổi bật là giai đoạn đầu năm 2011, tình hình thời tiết vẫn còn biền đổi thất thƣờng, gây khó khăn lớn cho sự thích nghi nhiệt độ, độ mặn của con tôm. Trƣớc những biến động bất ngờ trong nghề nuôi tôm, tín dụng nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng chịu nhiều ảnh hƣởng nặng nề khiến cho nợ xấu năm 2011 tăng vọt, doanh số thu nợ và lợi nhuận nuôi tôm giảm mạnh, thể hiện qua sự gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ xấu và sự giảm đi rõ rệt của các hệ số còn lại. Tuy khá chậm nhƣng để chia sẻ với bà con nông dân, từ giữa năm 2011, Agribank tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đối với những hộ nuôi tôm bị thiệt hại nhƣ gia hạn, giảm lãi suất cho vay, cho vay bổ sung… song song vẫn chú trọng kết hợp xét duyệt cho vay nghiêm túc, không để vốn vay tràn lan. Việc làm này không chỉ làm cho doanh số cho vay và dƣ nợ nuôi tôm của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2012 tiếp tục tăng trƣởng (mặc dù tốc độ tăng trƣởng giảm dần do không thể tránh đi hoàn toàn những trở ngại khách quan trong nghề nuôi tôm) mà còn giúp các hộ nuôi tôm vƣợt qua khó khăn, ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, Agribank Sóc Trăng tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 41, Quyết định 63 trong việc hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện giúp đỡ bà con tháo gỡ khó khăn trong thua lỗ của những năm trƣớc. Kết quả là cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu nuôi tôm giảm đi, còn các hệ số về thu nhập, lợi nhuận và hệ số thu nợ đều tăng lên so với năm 2011.

Xem xét hiệu quả tín dụng của khoản vay nuôi tôm về phía khách hàng, có thể thấy khoản vay đƣợc sử dụng hiệu quả khi có 88,16% khách hàng trên địa bàn nghiên cứu trả nợ đúng hạn, trong đó có 82,09% trả nợ từ thu nhập và lợi nhuận nuôi tôm. Bên cạnh đó, kết quả sau khi thống kê và kiểm định cho thấy, TNBQ lúc sau của 76 hộ sử dụng vốn vay cao hơn so với trƣớc khi sử dụng vốn. Khi so sánh TNBQ của vụ nuôi năm 2013 của 76 hộ đó với TNBQ của 36 hộ nuôi tôm khác không có sử dụng vốn vay thì TNBQ của hộ có sử dụng vốn vay cũng cao hơn. Điều này khẳng định rõ ràng khoản vay đã tạo cơ

49

hội đầu tƣ cho ngƣời dân, góp phần gia tăng thu nhập và ổn định chất lƣợng cuộc sống.

Tuy nhiên, nuôi tôm vốn là một ngành đƣợc xem nhƣ khó lƣờng trƣớc đƣợc bởi chịu sự ảnh hƣởng không nhỏ của các nhân tố khách quan nhƣ thời tiết, dịch bệnh; kết quả của vụ tôm đầu 2013 tuy khả quan hơn nhƣng nhìn lại những thiệt hại đã qua cho nghề nuôi tôm trên toàn tỉnh Sóc Trăng, ngƣời nuôi tôm và TCTD phải càng phải cẩn trọng hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu quả tín dụng nghề nuôi tôm.

50

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGHỀ NUÔI TÔM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)