Các chỉ tiêu đánh giá về phía khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 55)

Khoản tín dụng mang lại hiệu quả là khi nó không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, mà còn giúp cho hộ nuôi tôm gia tăng thu nhập, ổn định và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Do vậy, để đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với nghề nuôi tôm, ngoài việc đánh giá ở phía ngân hàng còn phải tiến hành đánh giá ở các hộ nuôi tôm thông qua thống kê thực tế.

4.3.2.1 Tình hình trả nợ vay và nguồn trả nợ

Tín dụng nông thôn nói chung và tín dụng nuôi tôm nói riêng có đặc tính rủi ro cao, bên cạnh đó là hầu hết những hộ vay vốn sau khi trả nợ xong sẽ làm thủ tục vay mới ngay. Do vậy, khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng là một vấn đề quan trọng đối với ngân hàng. Một hộ nuôi tôm sử dụng khoản vay có hiệu quả khi hộ đó có khả năng dùng thu nhập từ việc nuôi tôm để hoàn trả đầy đủ và đúng hạn nợ vay. Vậy có thể dựa vào tình hình trả nợ và nguồn tiền trả nợ ở vụ nuôi gần nhất trong bảng 4.17 để xem xét khả năng thanh toán nợ vay của ngƣời nuôi tôm.

45

Theo bảng 4.17, những hộ nuôi tôm trả nợ vay đúng hạn là 88,16%, cho thấy tình hình trả nợ của các hộ trên địa bàn nghiên cứu là tốt. 11,84% hộ chƣa trả nợ đúng hạn chủ yếu là do tình hình dịch bệnh nên tôm chết sớm, thu hoạch tôm khi còn nhỏ nên giá bán không cao, thu nhập thấp và không thể trả nợ vay đúng hạn. Để thấy rõ hơn các hộ nuôi tôm có thực sự có thu nhập từ nuôi tôm để trả nợ cho ngân hàng hay không, ta cần xem xét chỉ tiêu nguồn tiền trả nợ.

Bảng 4.17: Tình hình trả nợ và nguồn trả nợ của hộ nuôi tôm.

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%) Tình hình trả nợ vay - Đúng hạn 67 88,16 - Không đúng hạn 9 11,84 Tổng cộng 76 100,00 Nguồn tiền trả nợ

- Từ doanh thu và lợi nhuân nuôi tôm 55 82,09

- Từ hoạt động sản xuất khác 7 10,45

- Từ hỏi mƣợn ngƣời thân 4 5,97

- Từ vay ngân hàng khác 0 0

- Từ nguồn vốn phi chính thức 1 1,49

Tổng cộng 67 100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát năm 2013

- Đối với nguồn tiền trả nợ từ doanh thu và lợi nhuận nuôi tôm

Theo tính toán, những hộ trả nợ vay từ doanh thu và lợi nhuận chiếm 82,09%, chứng tỏ đây là những hộ nuôi tôm có hiệu quả, mang về thu nhập nên có thể trả nợ cho ngân hàng.

- Đối với nguồn tiền trả nợ từ các nguồn khác

Theo số liệu điều tra, nguồn tiền khác mà các hộ nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu dùng để trả nợ ngân hàng là từ hỏi mƣợn ngƣời thân, ngƣời quen hoặc từ khoản thu nhập do hoạt động sản xuất – kinh doanh khác. Có thể thấy trên thực tế, bên cạnh thu nhập chính từ nuôi tôm, vẫn còn những nguồn tiền khác để hộ sử dụng nhằm trả nợ vay đúng hạn. Ngoại trừ thu nhập từ hoạt động khác thì những nguồn vay nhƣ: mƣợn ngƣời thân, mƣợn TCTD khác, mƣợn trên thị trƣờng phi chính thức,… hầu nhƣ đều có lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất của ngân hàng. Tuy nhiên hộ nuôi tôm vẫn chấp nhận là do nhiều nguyên nhân. Một số hộ nuôi tôm thất bại ở vụ này nên không có thu nhập trả nợ, đành mƣợn từ nguồn khác để hoàn tất nợ cũ, tiến hành vay khoản mới và đầu tƣ cho vụ nuôi khác. Một số khác là do chƣa thu hoạch trƣớc thời hạn trả nợ hoặc là chƣa bán đƣợc tôm nhƣng lại không muốn bị ngân hàng chuyển nợ

46

quá hạn nên trƣớc mắt sẽ vay mƣợn từ nguồn khác để trả nợ cho ngân hàng, sau đó sẽ trích khoản thu nhập nuôi tôm trong tƣơng lai để thanh toán các khoản nợ bên ngoài.

Nhƣ vậy, nhìn chung, tình hình trả nợ của các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh rất tốt, chủ yếu dựa trên doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm, cho thấy các hộ nuôi tôm đang sử dụng vốn vay có hiệu quả.

4.3.2.2 Sự thay đổi về thu nhập bình quân hộ trước và sau khi vay Khi có nhu cầu sử dụng một khoản vay để phục vụ sản xuất – kinh doanh, điều mà ngƣời vay mong muốn nhất chính là sử dụng khoản vay một cách hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập. Do vậy, để có đánh giá chính xác về hiệu quả tín dụng nuôi tôm, ta cần xem xét sự thay đổi trong TNBQ của hộ nuôi tôm hiện đang có sử dụng vốn vay ở thời điểm trƣớc và sau khi vay vốn. Khái niệm thu nhập của hộ nuôi tôm ở đây đƣợc hiểu là phần doanh thu từ nuôi tôm sau khi đã trừ đi chi phí đầu tƣ nuôi tôm, trong đó chi phí không bao gồm công lao động nhà. Với hoạt động làm thuê, thu nhập là toàn bộ tiền lƣơng và tiền thƣởng ngƣời lao động đƣợc nhận.

Kết quả xử lý số liệu điều tra trình bày trong bảng 4.18 cho thấy, TNBQ của 76 hộ sau khi sử dụng vốn vay là 658,91 triệu đồng, cao hơn so với TNBQ trƣớc khi sử dụng vốn vay. Các giá trị trung bình này đều có ý nghĩa thống kê (thông qua kết quả kiểm định t bắt cặp) ở mức ý nghĩa 1% (phụ lục 3). Qua đó chứng minh rằng việc vay vốn đã góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ nuôi tôm, hay nói cách khác, các khoản tín dụng nuôi tôm là có hiệu quả, góp phần gia tăng thu nhập, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng.

Bảng 4.18: Sự thay đổi TNBQ của hộ trƣớc và sau khi vay vốn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Giá trị

TNBQ hộ nuôi tôm trƣớc vay vốn 263,62 TNBQ hộ nuôi tôm sau vay vốn 658,91 Chênh lệch TNBQ (trƣớc-sau) -395,29 Giá trị thống kê t cho sự khác biệt của

trung bình (trƣớc-sau) -2,9027*** *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Nguồn: Số liệu tự khảo sát, 2013

4.3.2.3 Sự khác biệt thu nhập bình quân hộ có và không có sử dụng vốn vay nuôi tôm

Phƣơng pháp so sánh TNBQ của hộ trƣớc và sau khi vay vốn có nhƣợc điểm là bỏ qua những tác động đồng thời khác lên TNBQ, bởi vì sự khác biệt

47

về thời gian có thể đã tạo ra những yếu tố ảnh hƣởng khác nhau đến nghề nuôi tôm. Vì vậy, để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả của khoản vay lên thu nhập của ngƣời nuôi tôm, tác giả còn thực hiện so sánh TNBQ giữa hộ có và không có vay vốn nhằm khắc phục nhƣợc điểm nói trên.

Ở đây, hiệu quả khoản vay nuôi tôm đƣợc đánh giá thông qua sử dụng số liệu là thu nhập nuôi tôm ở vụ nuôi gần nhất (vụ vừa mới thu hoạch) ở 2 nhóm hộ đƣợc phỏng vấn ngẫu nhiên: 76 hộ có vay vốn và 36 hộ không có vay vốn. Do vậy, đề tài thực hiện kiểm định t về so sánh trung bình tổng thể từ 2 mẫu độc lập và phƣơng sai không đồng nhất.

Kết quả trình bày ở bảng 4.19 cho thấy, TNBQ của hộ có sử dụng vốn vay là 702,47 triệu đồng và của hộ không có sử dụng vốn vay là 243,68 triệu đồng. Các giá trị trung bình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (phụ lục 4).

Tóm lại, kết quả từ kiểm định sự khác biệt giữa TNBQ của hộ có và ko có sử dụng vốn tƣơng tự nhƣ kết quả của phƣơng pháp so sánh trƣớc-sau: TNBQ của hộ có sử dụng vốn vay sẽ cao hơn TNBQ của hộ không sử dụng. Điều này một lần nữa cho thấy khoản vay nuôi tôm đƣợc sử dụng có hiệu quả và có tác động làm tăng thu nhập của hộ nuôi tôm.

Bảng 4.19: Sự khác biệt TNBQ của hộ có và không có sử dụng vốn vay

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Hộ không sử dụng vay vốn - Số quan sát Hộ 36 - TNBQ/hộ Triệu đồng 234,68 Hộ có sử dụng vay vốn - Số quan sát Hộ 76 - TNBQ/hộ Triệu đồng 702,47

Chênh lệch giá trị TNBQ Triệu đồng -458,79

Giá trị t cho sự khác biệt của 2

trung bình -2,1093**

** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Nguồn: Số liệu tự khảo sát, 2013

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)