Về phía khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 62)

- Trong nhiều năm qua, tình hình nuôi tôm gặp phải nhiều khó khăn, tồn tại khiến cho việc đầu tƣ nuôi tôm kém hiệu quả nhƣ:

+ Dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên và liên tục, đặc biệt là hội chứng hoại tử gan tụy đã gây thiệt hại lớn cho ngƣời nuôi tôm và nền kinh tế. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, nguyên nhân là do ảnh hƣởng của biến đổi khí hâ ̣u và diễn biến phƣ́c ta ̣p của thời tiết làm phát sinh di ̣ch bê ̣nh và diễn ra trên diê ̣n rô ̣ng... Ngoài ra còn do công tác chỉ đa ̣o và quản lý của các Ngành còn nhiều hạn chế nhƣ việc kiểm tra , giám sát địa bàn và giám sát dịch bệnh ; khi di ̣ch bê ̣nh tôm phát sinh trên diê ̣n rô ̣ng , viê ̣c phối hợp báo cáo tình hình diê ̣n tích tôm nuôi bi ̣ thiê ̣t ha ̣i chƣa k ịp thời, công tác phòng chống di ̣ch bê ̣nh tôm còn nhiều lúng túng trong vấn đề triển khai.

+ Giá cả các yếu tố đầu vào cho nghề nuôi tôm (tôm giống, giá điện, nƣớc, lao động, thuốc, thức ăn,…) tăng cao khiến ngƣời nuôi tôm không đủ vốn đầu tƣ, doanh nghiệp thiếu tôm nguyên liệu để chế biến.

+ Giá thành sản xuất cao khiến tôm Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh giá bán với các quốc gia khác nhƣ Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ,… trên các thị trƣờng nhập khẩu. Ngoài ra, một số doanh nghiệp trong nƣớc cũng sử dụng tôm nguyên liệu nhập để hạ giá thành sản phẩm.

+ Rào cản thƣơng mại và rào cản kỹ thuật từ các nƣớc nhập khẩu, gây khó khăn lớn và ảnh hƣởng đầu ra cho nghề nuôi tôm (hiện tại thị trƣờng Nhật Bản với quy định quá khắt khe về tồn dự Ethoxyquyn 0,01ppm).

- Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng vốn vay không đúng mục đích của ngƣời nuôi, có thể do những nhu cầu cấp bách trong gia đình hoặc do ý định ban đầu của đối tƣợng vay vốn, khiến vốn vay không đƣợc sử dụng hiệu quả.

- Tồn tại các hộ nuôi tôm thả nuôi theo kinh nghiệm mà không tuân thủ quy trình kỹ thuật. Đáng chú ý là việc sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học để cải tạo ao nuôi chƣa đúng phƣơng pháp, làm tồn lƣu độc tố và gây ô nhiễm môi trƣờng. Song song đó nhiều hộ không kịp nắm bắt hoặc không chủ động thực hiện đúng khung thời vụ thả nuôi – thu hoạch đƣợc các cơ quan chức năng nghiên cứu và ban bố, từ đó, dễ gặp phải những trở ngại và khiến hiệu quả nuôi tôm giảm sút.

52

- Hệ thống thủy lợi chƣa đƣợc đầu tƣ, công tác quản lý môi trƣờng ở các vùng nuôi chƣa tốt cũng là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả nuôi tôm của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 62)