Các chỉ tiêu đánh giá về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 51)

Tín dụng là nghiệp vụ phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣng đồng thời cũng mang lại cho ngân hàng nguồn thu cao. Vì vậy, Agribank Sóc Trăng luôn đặt hiệu quả trong hoạt động tín dụng lên hàng đầu, đặc biệt đối với nghề nuôi tôm, một loại hình quan trọng trong tín dụng nông thôn của tỉnh Sóc Trăng. Bảng 4.16 trình bày một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại chi nhánh Agribank Sóc Trăng trong thời gian qua.

4.3.1.1 Dư nợ nuôi tôm/Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này nhằm xác định hiệu quả đầu tƣ của 1 đồng vốn huy động cũng nhƣ tỷ lệ vốn huy động tham gia vào cho vay của ngân hàng. Qua số liệu trong bảng 4.16, ta thấy tỷ số dƣ nợ nuôi tôm/tổng vốn huy động của Agribank Sóc Trăng nhƣng luôn tăng qua trong giai đoạn 2010-2012, cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tín dụng nuôi tôm. Tuy tỷ số này trong những năm qua không quá cao (dƣới 0,35 lần) trong khi Agribank Sóc Trăng là ngân hàng thực hiện chức năng cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn là chủ yếu, nhƣng cũng không thể khẳng định ngân hàng không tận dụng đƣợc vốn huy động vào cho vay nuôi tôm. Điều này là do bên cạnh nghề nuôi tôm, tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn còn phục vụ cho nhu cầu vay trồng lúa, hoa màu, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi cá, v.v… Giai đoạn 2010-2012, tỷ số dƣ nợ nuôi tôm luôn tăng, là do Agribank Sóc Trăng luôn chú trọng đầu tƣ cho vay đối với nghề nuôi tôm, đẩy

41

mạnh hỗ trợ sự phát triển nông thôn trên địa bàn. Đáng chú ý là sự tăng mạnh của chỉ tiêu này ở năm 2011 khi 1 đồng vốn huy động đƣợc sẽ có 0,31 đồng tham gia cho vay nuôi tôm. Sự gia tăng này là kết quả Agribank Sóc Trăng thực hiện tốt việc hỗ trợ lãi suất theo các văn bản chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc và của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank, tích cực đẩy mạnh đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

4.3.1.2 Hệ số thu nợ từ cho vay nuôi tôm

Qua số liệu trong bảng 4.17, ta thấy hệ số thu nợ từ cho vay nuôi tôm của ngân hàng tăng đều qua các năm, chiếm trên 80% từ năm 2010 đến 2012, cho thấy khả năng thu hồi số vốn cho vay nuôi tôm của ngân hàng là tốt. Đó là do Agribank Sóc Trăng luôn đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và không ngừng nâng cao hiệu quả làm việc của các cán bộ tín dụng từ khâu chọn lựa khách hàng, xét duyệt cho vay và thu nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, để phát huy ƣu thế là một NHTM Nhà nƣớc có vai trò chủ lực trên thị trƣờng tài chính tiền tệ trên địa bàn, Agribank Sóc Trăng áp dụng giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với nền kinh tế, các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân. Trong đó, ngân hàng chú trọng ƣu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chính những chính sách ƣu đãi lãi suất cho vay đó đã tạo thêm động lực trả nợ từ phía các hộ nuôi tôm để có thể tiếp cận đƣợc vốn mới với chi phí rẻ hơn.

4.3.1.3 Vòng quay vốn tín dụng nuôi tôm

Từ năm 2010 đến 2012, vòng quay vốn tín dụng nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng luôn lớn 1, cụ thể bình quân trong vòng 8 tháng đến dƣới 10,5 tháng thì vốn cho vay sẽ đƣợc thu hồi. Vòng quay nhƣ vậy là hợp lý đối với lĩnh vực nuôi tôm, vì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tín dụng nuôi tôm của ngân hàng. Có thể thấy trong giai đoạn này, giá trị doanh số thu nợ và dƣ nợ luôn tăng, nhƣng hệ số vòng quay lại giảm dần qua từng năm. Điều đó xuất phát từ tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ trong giai đoạn qua luôn thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ nuôi tôm (năm 2011 chênh lệch 8,78%, năm 2012 chênh lệch 5,58%). Nguyên nhân là do các chính sách hỗ trợ cho vay đối với nghề nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng khiến doanh số cho vay tăng, trong khi đó, vụ tôm năm 2011 và 2012 mang khá nhiều khó khăn cho ngƣời nuôi, bên cạnh những khách hàng nuôi thành công, có không ít ngƣời thất thu hoàn toàn hoặc chỉ thu về bù đắp chi phí, từ đó chƣa thể trả nợ cho ngân hàng và dẫn tới tốc độ tăng trƣởng doanh số thu nợ giảm dần.

42

Bảng 4.16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Dƣ nợ nuôi tôm Triệu đồng 827.086 1.047.252 1.237.028

2. Dƣ nợ bình quân nuôi tôm Triệu đồng 719.948 937.169 1.142.140

3. Doanh số cho vay nuôi tôm Triệu đồng 1.207.921 1.391.045 1.507.499

4. Doanh số thu nợ nuôi tôm Triệu đồng 993.644 1.170.879 1.317.723

5. Nợ xấu nuôi tôm Triệu đồng 3.903 23.447 10.957

6. Thu nhập lãi từ cho vay nuôi tôm Triệu đồng 138.289 175.938 179.369

7. Chi phí lãi từ cho vay nuôi tôm Triệu đồng 112.070 152.270 152.733

8. Lợi nhuận từ cho vay nuôi tôm Triệu đồng 26.219 23.668 26.636

9. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 6.074.378 7.152.490 8.541.656

10. Tổng vốn huy động Triệu đồng 3.047.629 3.368.372 3.858.234

11. Tổng thu nhập lãi Triệu đồng 835.214 1.229.349 1.303.613

12. Dƣ nợ nuôi tôm/Tổng vốn huy động Lần 0,27 0,31 0,32

13. Hệ số thu nợ từ cho vay nuôi tôm % 82,26 84,17 87,41

14. Vòng quay vốn tín dụng nuôi tôm Vòng 1,38 1,25 1,15

15. Tỷ lệ nợ xấu nuôi tôm % 0,47 2,24 0,89

16. Thu nhập lãi từ cho vay nuôi tôm/Chi phí

lãi từ cho vay nuôi tôm Lần

1,23 1,16 1,17 17. Lợi nhuận từ cho vay nuôi tôm/Dƣ nợ

bình quân nuôi tôm % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3,64 2,53 2,33

43

4.3.1.4 Tỷ lệ nợ xấu nuôi tôm

Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng biến động thay đổi qua từng năm. Nhìn chung, đó là do nghề nuôi tôm là lĩnh vực nhạy cảm với những biến đổi của thời tiết và biến động từ thị trƣờng, nhất là giai đoạn năm 2010 đến 2012, tình hình nuôi tôm lại liên tục va phải nhiều khó khăn, trở ngại khiến cho nhiều hộ và cơ sở nuôi tôm phải lao đao. Đáng chú ý là sự tăng vọt lên 4,8 lần của tỷ lệ nợ xấu trong năm 2011 và sau đó giảm đi 2,5 lần ở năm 2012. Nguyên nhân cho sự biến đổi mạnh mẽ này là do năm 2011, thời tiết không thuận lợi, mƣa trái mùa, gió đông bắc kéo dài làm chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao, thêm vào đó là chất lƣợng con giống kém và các yếu tố môi trƣờng ao nuôi biến động lớn... làm dịch bệnh trên tôm bùng phát là lan truyền trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề ở hầu hết các hộ, cơ sở và doanh nghiệp nuôi tôm. Năm 2012, tình hình chung vẫn còn nhiều khó khăn nhƣng thiệt hại có phần giảm hơn so với năm 2011 vì ngƣời nuôi đã cẩn trọng hơn trong việc xử lý ao nuôi và hạn chế số lƣợng con giống, nhiều hộ nuôi tôm e ngại thất thu nhƣ năm 2011 nên cũng không dám thả nuôi trên tất cả các ao. Do đó, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 giảm so với 2011.

4.3.1.5 Thu nhập lãi từ cho vay nuôi tôm/Chi phí lãi từ cho vay nuôi tôm

Nhìn chung, trong những năm qua, thu nhập lãi nuôi tôm/chi phí lãi nuôi tôm luôn lớn hơn 1, chứng tỏ tín dụng nuôi tôm luôn mang về thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, hệ số này không tăng đều qua từng năm mà giảm nhiều ở năm 2011 và tăng nhẹ ở năm 2012. Nhƣ các phân tích trên, giai đoạn 2010- 2012 là giai đoạn khó khăn nhất trong nghề nuôi tôm, đặc biệt là ảnh hƣởng trầm trọng của dịch bệnh trên con tôm. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Sóc Trăng, nguyên nhân của tình trạng dịch bệnh liên tục hoành hành trong những năm qua là do các công trình thủy lợi dù đƣợc nâng cấp nhƣng chƣa đồng bộ, các vùng nuôi tập trung đều sử dụng chung nguồn kênh cấp và thoát nƣớc, vẫn chƣa có sự phân vùng nuôi rạch ròi giữa tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Bên cạnh đó, công tác phòng chống dịch bệnh vùng nuôi tôm còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do chƣa xác định đƣợc tác nhân gây bệnh, cán bộ thú y cấp cơ sở còn thiếu nên trong quá trình giám sát vùng nuôi khi xảy ra dịch bệnh còn nhiều lúng túng. Ngân hàng vì thế cũng chú trọng xét duyệt cho vay, khiến tốc độ tăng trƣởng doanh số thu nợ chậm hơn dƣ nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, từ đó làm cho thu nhập lãi từ cho vay nuôi tôm của ngân hàng tăng chậm hơn sự gia tăng trong chi phí lãi.

44

4.3.1.6 Lợi nhuận từ cho vay nuôi tôm/Dư nợ bình quân nuôi tôm

Từ số liệu bảng 4.16, ta thấy lợi nhuận/dƣ nợ bình quân đối với hoạt động cho vay nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng giảm dần trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2011, hệ số này giảm một cách nhanh chóng so với năm 2010, xuất phát từ sự giảm đi mạnh mẽ của lợi nhuận và sự tăng nhanh của dƣ nợ nuôi tôm. Trƣớc những thành công của vụ nuôi năm 2010 cũng nhƣ để đáp ứng nhu cầu vốn của ngƣời dân, ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với nghề nuôi tôm ở năm 2011, làm dƣ nợ tăng cao. Nhƣng cũng kể từ năm 2011 kéo dài đến năm 2012, tình hình nuôi tôm liên tiếp nảy sinh nhiều khó khăn lớn, thời tiết không ổn định, khi thì gió lạnh kéo dài, lúc lại nắng nóng gay gắt, môi trƣờng nƣớc xấu đi dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt. Từ những hộ nuôi quy mô nhỏ đến các cơ sở, doanh nghiệp nuôi tôm công nghiệp đều lâm vào hoàn cảnh thất thu nặng nề, lỗ vốn và không thể hoàn trả vốn vay cho ngân hàng, khiến lợi nhuận từ cho vay nuôi tôm của ngân hàng giảm sút mạnh. Riêng năm 2012, do ảnh hƣởng bởi thiệt hại của vụ nuôi tôm năm 2011 nên tình hình nuôi tôm nƣớc lợ ở tỉnh Sóc Trăng vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh hoại tử gan tụy, nên các hộ nuôi tôm vẫn phải tiếp tục đối mặt với vô vàn khó khăn, làm ảnh hƣởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng. Vậy nên, mặc dù cả lợi nhuận và dƣ nợ cho vay nuôi tôm của Agribank Sóc Trăng năm 2012 đều tăng lên so với năm 2011 nhƣng tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ là 13% trong khi tốc độ tăng của dƣ nợ bình quân là 22%. Từ đó làm hệ số lợi nhuận giảm.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng đối với nghề nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 51)