Vấn đề về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 64)

5. Cấu trúc đề tài

3.1.4 Vấn đề về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

3.1.4.1 Hạn chế

Như người viết phân tích ở chương 2, có thể hiểu “chuyển giao quyền yêu cầu”

theo nghĩa thông thường là một người có quyền yêu cầu đối với người khác nhưng họ

không thực hiện quyền yêu cầu này mà chuyển giao nó sang cho một chủ thể khác. Cụ

thể trong hợp đồng bảo hiểm, chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có

quyền (bên mua bảo hiểm) trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba (Công ty cổ

phần bảo hiểm) nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó. Người thứ ba gọi là

người thế quyền trở thành người có quyền mới có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải

thực hiện nghĩa vụ cho mình. Bản chất của chuyển giao quyền yêu cầu là sự dịch chuyển

quyền lợi pháp lý từ chủ thể chuyển giao sang chủ thể nhận chuyển giao. Điều này có nghĩa là sự chuyển giao đó không làm thay đổi nội dung hay quyền và nghĩa vụ của các

bên trong việc chuyển giao quyền yêu cầu. Dưới gốc độ pháp lý, chủ thể nhận chuyển giao chính là người thứ ba thay thế người có quyền để tham gia vào một quan hệ dân sự

hoàn toàn với tư cách là một chủ thể.Như vậy, để được chuyển giao quyền yêu cầu, người chuyển giao phải có quyền đối với người có nghĩa vụ. Khi họ đã chuyển giao

quyền yêu cầu sang cho một chủ thể khác, họ sẽ chấm dứt quan hệ đối với người có nghĩa

vụ. Tức là, người có quyền chuyển giao không được yêu cầu người có nghĩa vụ bồi thường hay trả tiền cho họ nữa, đồng thời người chuyển giao quyền yêu cầu sau khi đã chuyển giao không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có

nghĩa vụ. Bởi vì, quan hệ pháp lý giữa họ với người có nghĩa vụ đã chấm dứt tại thời điểm họ chuyển quyền yêu cầu sang cho chủ thể khác. Trường hợp người có nghĩa vụ

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ dân sự thì người thế

quyền, với tư cách là người có quyền được phép thực hiện các quyền yêu cầu của mình

theo quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật về chuyển quyền khiếu nại trong bảo hiểm là hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Công ty cổ phần bảo hiểm trong trường

hợp người thứ ba có lỗi gây ra thiệt hại cho bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, việc vận dụng quy định này vào thực tế đã gặp nhiều khó khăn do quy định của pháp luật vẫn còn nhiều

hạn chế. Vì vậy theo chúng tôi, pháp luật nên có những sửa đổi, bổ sung.

Cần quy định lại thời điểm mà bên được bảo hiểm thực hiện việc chuyển yêu cầu bồi hoàn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi,

bổ sung năm 2010) thì: “Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo

hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản

tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm”. Như vậy, theo quy định

trên thì Công ty cổ phần bảo hiểm chỉ được quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm chuyển

quyền yêu cầu đòi bồi thường cho mình khi có đủ hai điều kiện: “Thứ nhất, người thứ ba phải có lỗi trong việc gây ra tổn thất cho người được bảo hiểm; Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm đã phải trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm.”58

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 49 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) lại quy định: “Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức

độ lỗi của người được bảo hiểm”. Như vậy, quy định của khoản 2 với khoản 1 Điều 49

bất hợp lý ở chỗ, theo quy định tại khoản 1 thì Công ty cổ phần bảo hiểm đã phải trả tiền

bồi thường cho người được bảo hiểm mới được quyền yêu cầu người được bảo hiểm

chuyển quyền khiếu nại sang cho mình. Tuy nhiên, tại khoản 2 lại quy định nếu người được bảo hiểm không bảo lưu quyền khiếu nại hoặc không chuyển giao quyền yêu cầu thì

Công ty cổ phần bảo hiểm có quyền khấu trừ tiền bồi thường theo mức độ lỗi của người

được bảo hiểm. Sự bất hợp lý ở đây thể hiện, sau khi Công ty cổ phần bảo hiểm đã trả

tiền bồi thường rồi, nếu người được bảo hiểm có lỗi trong việc đảm bảo quyền khiếu nại

của Công ty cổ phần bảo hiểm đối với người gây ra thiệt hại thì liệu Công ty cổ phần bảo

hiểm có thực hiện được quyền khấu trừ tiền bồi thường được hay không. Số tiền bồi thường này, người được bảo hiểm đã nắm giữ, Công ty cổ phần bảo hiểm muốn thực hiện

quyền khấu trừ thì phải làm thủ tục để đòi lại số tiền này, nếu người được bảo hiểm

không chịu trả thì phải kiện ra tòa và như vậy sẽ mất thời gian và tốn kém chi phí.59

3.1.4.2 Giải pháp

Để bảo vệ quyền lợi cho cả Công ty cổ phần bảo hiểm và người được bảo hiểm,

pháp luật cần phải sửa đổi theo hướng khi Công ty cổ phần bảo hiểm đồng ý bồi thường

thì người được bảo hiểm phải thế quyền cho Công ty cổ phần bảo hiểm để đòi người gây

ra thiệt hại trong giới hạn số tiền mà Công ty cổ phần bảo hiểm cam kết. Quy định như

trên sẽ hợp lý và đảm bảo quyền lợi của cả người được bảo hiểm và Công ty cổ phần bảo

hiểm bởi các lý do:

58 Nguyễn Thị Thủy, Luật Tài chính – Ngân hàng, Chuyển giao quyền đòi bồi thường trong bảo hiểm tài sản,

http://luattaichinh.wordpress.com/2008/12/05/chuy%E1%BB%83n-giao-quy%E1%BB%81n-doi-b%E1%BB%93i- th%C6%B0%E1%BB%9Dng-trong-b%E1%BA%A3o-h

3m-tai-s%E1%BA%A3n/, [ngày truy cập 20-10-2014]. 59

Nguyễn Thị Thủy, Luật Tài chính – Ngân hàng, Chuyển giao quyền đòi bồi thường trong bảo hiểm tài sản, http://luattaichinh.wordpress.com/2008/12/05/chuy%E1%BB%83n-giao-quy%E1%BB%81n-doi-b%E1%BB%93i- th%C6%B0%E1%BB%9Dng-trong-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-tai-s%E1%BA%A3n/, [ngày truy cập 20- 10-2014].

- Thứ nhất, khi Công ty bảo hiểm đã đồng ý bồi thường thì quyền lợi của người được bảo hiểm đã được đảm bảo.

- Thứ hai, việc hoàn tất thủ tục chuyển quyền đòi bồi thường là do Công ty thực

hiện trên cơ sở hợp tác của người được bảo hiểm. Do vậy, ngay sau khi xác định nguyên

nhân dẫn đến tổn thất, nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra, cùng với việc đồng ý bồi thường,

Công ty cổ phần bảo hiểm sẽ tiến hành ngay các thủ tục để đòi người thứ ba bồi thường.

Trong trường hợp này, người được bảo hiểm chỉ phải thực hiện thủ tục chuyển giao

quyền yêu cầu, còn trên thực tế, Công ty cổ phần bảo hiểm có đòi được khoản tiền này

hay không không thuộc trách nhiệm của người được bảo hiểm. Như vậy, khi thủ tục này

được thực hiện nhanh chóng sẽ vừa bảo vệ được quyền lợi của người được bảo hiểm là nhận được khoản tiền bồi thường kịp thời khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Còn đối với

Công ty cổ phần bảo hiểm, họ có thể thực hiện được quyền khấu trừ tiền bồi thường của

mình khi người được bảo hiểm từ chối hoặc không bảo lưu quyền đòi bồi thường.60

Pháp luật nên bổ sung quy định nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển yêu cầu bồi hoàn hoặc từ bỏ quyền yêu cầu bồi hoàn thì việc từ bỏ này là vô hiệu.

Nghiên cứu quy định của pháp luật về chuyển yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài

sản, người viết nhận thấy rằng còn có những nội dung mà pháp luật chưa hề quy định. Sự

thiếu sót này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp xảy ra trên thực tế và gây lúng túng cho cơ quan xét xử khi đưa ra các phán quyết của mình.

Quy định về trách nhiệm chuyển yêu cầu bồi hoàn trong Luật kinh doanh bảo

hiểm mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận quyền của Công ty cổ phần bảo hiểm trong việc

yêu cầu người được bảo hiểm phải chuyển quyền khiếu nại mà chưa có quy định nhằm

bảo vệ quyền lợi của Công ty cổ phần bảo hiểm đối với bên gây ra thiệt hại trong trường

hợp người được bảo hiểm từ chối hoặc không bảo lưu quyền khiếu nại. Cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi Công ty cổ phần bảo hiểm bồi thường, nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ

ba bồi thường thì Công ty cổ phần bảo hiểm có quyền khấu trừ tiền bồi thường theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. Với quy định trên đây, trường hợp Công ty cổ phần bảo

hiểm không khấu trừ được tiền bồi thường từ người được bảo hiểm thì Công ty cổ phần

bảo hiểm cũng không thể đòi người thứ ba trả lại tiền bồi thường cho mình vì người được

bảo hiểm đã từ bỏ quyền này. Quy định trên bất hợp lý ở chỗ, người thứ ba có lỗi sẽ

không phải chịu trách nhiệm vật chất do lỗi của mình gây ra. Điều này không đảm bảo

tính nghiêm minh của pháp luật trong việc yêu cầu người có lỗi phải chịu trách nhiệm với

60

Nguyễn Thị Thủy, Luật Tài chính – Ngân hàng, Chuyển giao quyền đòi bồi thường trong bảo hiểm tài sản, http://luattaichinh.wordpress.com/2008/12/05/chuy%E1%BB%83n-giao-quy%E1%BB%81n-doi-b%E1%BB%93i- th%C6%B0%E1%BB%9Dng-trong-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-tai-s%E1%BA%A3n/, [ngày truy cập 20- 10-2014].

hành vi vi phạm của mình. Để bảo vệ quyền lợi cho Công ty cổ phần bảo hiểm trong việc

đòi người thứ ba bồi thường, đồng thời đảm bảo nguyên tắc người có lỗi phải chịu trách

nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình, pháp luật nên quy định “Trong trường hợp người được bảo hiểm không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì việc từ bỏ này là vô hiệu”. Quy định như trên sẽ đảm bảo thủ tục pháp lý

cho Công ty cổ phần bảo hiểm để đòi người thứ ba bồi thường trong trường hợp người

được bảo hiểm không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền đòi bồi thường.

3.2 Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện pháp luật về Công ty cổ phần bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 64)