5. Cấu trúc đề tài
2.2.2 Nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng theo mẫu do Bộ Tài chính cấp. Đặc điểm này
được thể hiện ở chổ Công ty cổ phần bảo hiểm là bên đưa ra các điều khoản mẫu do Bộ
Tài chính ban hành, còn khách hàng chỉ được quyền xem các điều khoản mà hợp đồng
quy định rồi trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận trong khoảng thời gian hợp lý. Nếu trong trường hợp khách hàng đồng ý tham gia hợp đồng bảo hiểm thì đồng nghĩa với việc
47
Chuyển yêu cầu bồi hoàn là việc bên có quyền trong quan hệ dân sự chuyển quyền của mình sang cho một chủ thể khác thực hiện thay.
48
Do Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) không có quy định về vấn đề này, nên áp dụng quy định chuyển giao quyền yêu cầu theo Điều 309 Bộ Luật dân sự năm 2005.
chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo điều khoản mẫu mà Công ty cổ phần bảo hiểm đã đưa ra. Về nguyên tắc thì bên mua bảo hiểm không có quyền đàm phán, thỏa thuận về
việc sửa đổi hay bổ sung điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Đặc điểm này khiến cho
khách hàng rất khó nắm bắt và hiểu được nội dung, điều khoản quy định trong hợp đồng.
Có người thì đồng ý dù cho không biết quy định như thế nào, có người thì không đồng ý gì điều khoản quá chèn ép. Để tránh tình trạng chèn ép khách hàng, dồn họ vào tình thế
khó lựa chọn trong giao dịch, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) có quy định bên mua bảo hiểm có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo
hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.49 Đồng
thời, các nhà làm Luật còn đưa ra quy định về nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm
nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua bảo hiểm được quy định theo khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010):
Thứ nhất: Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
Như đã nói, hợp đồng bảo hiểm là một dạng hợp đồng theo mẫu. Bởi vì theo mẫu nên người mua bảo hiểm đôi khi không hiểu nhiều thậm chí không biết trong hợp đồng
có những quy định như thế nào. Thực tế đã xảy ra nhiều hợp đồng không đảm bảo tiêu
chí đầy đủ, rõ ràng, thống nhất, đơn giản, dễ hiểu dẫn đến việc các bên không có cách hiểu thống nhất về nội dung hợp đồng và vấn đề giải thích hợp đồng để giải quyết tranh
chấp được đặt ra. Giải thích hợp đồng với mục đích nhằm làm rõ nghĩa vụ và phạm vi
bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm hay giải thích rõ các điều khoản trong hợp đồng, đặc
biệt là các điều khoản không rõ ràng.
Giải thích hợp đồng cho bên mua bảo hiểm ra sao Luật Kinh doanh bảo hiểm không quy định cụ thể, luật chỉ quy định: “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều
khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua
bảo hiểm”.50 Luật Kinh doanh bảo hiểm chỉ đưa ra nguyên tắc giải thích hợp đồng bảo
hiểm chứ không nói đến cách thức giải thích. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, việc giải
thích hợp đồng sẽ căn cứ vào các quy định tại điều 409 Bộ Luật dân sự năm 2005. Thêm
một quyền lợi ưu tiên nữa cho bên mua bảo hiểm là luật quy định khi có sự tranh chấp về điều khoản hợp đồng không rõ ràng xảy ra, sẽ do tòa án giải thích và làm sáng tỏa ý
nghĩa nội dung trong hợp đồng và thường sẽ giải thích theo hướng có lợi hơn cho người
mua bảo hiểm. Là vì, đây là hợp đồng theo mẫu do bên Công ty cổ phần bảo hiểm đưa ra
(Bộ Tài chính cấp), điều này thể hiện cho sự công bằng giữa Công ty với bên mua bảo
hiểm.
49
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Điều 25, khoản 1. 50
Tóm lại, để giúp cho người mua bảo hiểm hiểu được những điều kiện, điều khoản, đặc biệt là những điều khoản không rõ ràng của hợp đồng thì rất cần người giải thích,
nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm trước hết thuộc về Công ty cổ phần bảo hiểm.
Ngoài ra, Công ty phải cần giải thích cho bên mua bảo hiểm hiểu được bản thân bên mua
bảo hiểm có quyền làm gì và có những nghĩa vụ ra sao trong hợp đồng. Việc giải thích
của Công ty cổ phần bảo hiểm phải đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu, trung thực, không được đưa ra những thông tin làm cho bên mua bảo hiểm nhầm lẫn dẫn tới việc giao kết
hợp đồng ngoài ý muốn. Thực hiện tốt nghĩa vụ này giúp cho người mua bảo hiểm có sự
hiểu biết chính xác về hợp đồng bảo hiểm khi đi đến ký kết hợp đồng với Công ty.
Thứ hai: Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Ngay sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, quyền quan trọng cần phải yêu cầu đối
với bên mua bảo hiểm và cũng là nghĩa vụ của Công ty cổ phần bảo hiểm cần phải thực
hiện là cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm. Giấy chứng
nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng và là căn cứ mà bên
mua bảo hiểm có thể khiếu nại đòi bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Sau khi Công
ty cổ phần bảo hiểm ký tên, đóng dấu chấp nhận vào giấy yêu cầu bảo hiểm, tức là hợp đồng đã lập xong, dựa vào hợp đồng bảo hiểm Công ty cổ phần bảo hiểm phải kịp thời
cấp cho người tham gia bảo hiểm đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm để hai bên
có cơ sở rõ ràng khi thực hiện nghĩa vụ và hưởng quyền lợi.
Thực tế cho thấy, một Công ty cổ phần bảo hiểm hoạt động trên phạm vi rộng lớn. Do đó, Công ty ký kết rất nhiều hợp đồng, hợp tác với rất nhiều khách hàng, cho nên
không thể nào quản lý tất cả những hợp đồng trong khoảng thời gian dài. Vì thế, việc cấp
giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm là rất
cần thiết và quan trọng, đây là căn cứ xác định việc ký kết hợp đồng đã thực hiện trên thực tế hay chưa và cũng là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình.
Thứ ba: Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Đây là nghĩa vụ chính của Công ty cổ phần bảo hiểm, nó thể hiện sự cam kết chặt
chẽ giữa hai bên nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên tham gia bảo hiểm. Khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra, vì là sự cố bất ngờ cho nên người thụ hưởng hoặc là người được
bảo hiểm chưa có chuẩn bị gì trước như tài sản, tiền bạc,… Ngay lúc đó, rất cần đến việc
bồi thường tổn thất xảy ra, để bù đắp và điều chỉnh lại kịp thời những hư hao, tổn thất
là người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Điểm cần lưu ý, thời hạn trả là bao lâu, nếu trường hợp có ghi rõ trong hợp đồng về thời hạn trả thì Công ty cổ phần bảo
hiểm phải trả tiền hoặc bồi thường trong thời hạn đã được xác định trong hợp đồng bảo
hiểm. Còn nếu thời hạn không được quy định cụ thể trong hợp đồng thì luật quy định như
sau: “Trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải
trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường”.51 Trong trường hợp chậm
thực hiện nghĩa vụ này thì Công ty cổ phần bảo hiểm phải trả cả lãi đối với số tiền chậm
trả theo lãi suất, nợ quá hạn do Ngân hàng quy định tại thời điểm bồi thường.52
Thứ tư: Giải thích bằng văn bản lí do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường.
Có nhiều trường hợp trên thực tế xảy ra, Công ty cổ phần bảo hiểm từ chối trả tiền
bảo hiểm cho khách hàng. Cơ sở từ chối bồi thường xuất phát từ nhiều lý do, có thể là do thiệt hại thực tế không nằm trong phạm vi bảo hiểm, người yêu cầu bồi thường không có quyền lợi đối với hàng hóa bảo hiểm hoặc đối tượng bị thiệt hại không phải là hàng hóa
được bảo hiểm. Thế nhưng, khách hàng đôi khi không hiểu rõ nguyên nhân gì sao lại bị
từ chối trả tiền bảo hiểm, họ còn coi Công ty là nơi lừa đảo để lấy tiền khách hàng. Để
tránh tình trạng trên xảy ra và cũng không làm mất lòng tin tưởng của khách hàng, luật quy định Công ty phải có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lí do từ chối trả tiền bảo hiểm
hoặc từ chối bồi thường. Văn bản là hình thức bắt buộc mà pháp luật quy định cho Công
ty cổ phần bảo hiểm phải thực hiện khi từ chối trả tiền bồi thường.
Nghĩa vụ trên của Công ty cổ phần bảo hiểm là cơ sở để xem xét các nguyên nhân thực tế xảy ra, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về việc Công ty cổ phần bảo hiểm từ chối bồi thường, còn Công ty cổ phần bảo hiểm cũng giữ lại được những lý do cần thiết tự bảo vệ
mình trước pháp luật khi có tranh chấp thực tế. Ngoài ra, để nhằm tránh được tình trạng
bên bảo hiểm cố ý không trả tiền bảo hiểm.
Thứ năm: Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp này, phía làm hư hao, thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm đối với người thứ ba là do phía bên mua bảo hiểm. Do đó, để giải quyết vấn đề về bồi thường cho người thứ ba thì Công ty cổ phần bảo hiểm có nghĩa vụ phối hợp với bên mua
51
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Điều 29. 52
bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc
trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trên đây, là các quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công ty cổ phần bảo hiểm. Ngày
nay cùng với sự phát triển nền kinh tế - xã hội, kéo theo thị trường bảo hiểm cũng phát
triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều trường hợp, tình huống xảy ra làm phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh. Bên cạnh đó, pháp luật về thành lập
Công ty cổ phần bảo hiểm còn nhiều vấn đề bất cập, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu về
những vấn đề trên, đồng thời tìm hướng giải quyết ở chương 3: Hạn chế và giải pháp hoàn thiện pháp luật về Công ty cổ phần bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 3
HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Bảo hiểm là một ngành kinh tế khá mới mẻ, lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối
với nền kinh tế quốc dân. Do vậy, chúng ta cần cẩn trọng trong việc nghiên cứu quá trình