Đối tượng được đăng ký thành lập

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 27)

5. Cấu trúc đề tài

2.1.1.1 Đối tượng được đăng ký thành lập

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh

nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013). Từ những quy định trên cho thấy

Luật Doanh nghiệp phân chia thành hai đối tượng nhà đầu tư, bao gồm: Người được

quyền thành lập và quản lý Công ty và người chỉ được gốp vốn vào Công ty. Về nguyên tắc, người được quyền thành lập và quản lý Công ty thì đương nhiên được quyền góp

vốn. Đối với loại nhà đầu tư chỉ được quyền góp vốn thì cũng không phải họ được quyền

góp vốn vào mọi loại Công ty, điều này cũng có nghĩa là có những loại hình tổ chức kinh doanh không có nhà đầu tư chỉ đơn thuần là người góp vốn.

Vấn đề là, Luật Doanh nghiệp chỉ quy định tổ chức thì có quyền thành lập, đến

Nghị định số 102/2010/ĐN-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi

tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định: Tổ chức phải là pháp nhân mới có quyền thành lập.18

18

Nghị định số 102/2010/ĐN-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Điều 12, khoản 1 quy định:

“Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không

phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)