Vấn đề về hành vi cố ý cung cấp thông tin sai

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 60)

5. Cấu trúc đề tài

3.1.2 Vấn đề về hành vi cố ý cung cấp thông tin sai

3.1.2.1 Hạn chế

Quy định về cách thức xử lý và hệ quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ cung

cấp thông tin trong Luật Kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật dân sự chưa thật sự thống nhất.

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm

2010): “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo

hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường; Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật”. Cụ thể, theo Điều 132 Bộ luật dân sự năm 2005, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Bên cạnh đó, lừa dối trong Bộ luật dân sự quy định:

“Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.54Riêng về mặt lý luận, một hành vi bị coi là lừa dối

khi giao kết hợp đồng thông thường được xác định dựa trên những tiêu chí sau: “Đưa ra

các thông tin sai lệch về một sự việc; Bản thân người đưa ra thông tin đó biết rõ rằng thông tin đó sai lệch sự thật; Với chủ ý làm cho người nge tin vào thông tin đó; Người nhận thông tin đó đã tin tưởng vào thông tin đó nên đã giao kết hợp đồng”.55 Nếu dựa vào tiêu chí trên đây thì hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật đã có đủ cơ sở để kết

luận đây là hành vi lừa dối.

Như vậy, việc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm nhằm

giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường thực chất

cũng là một hành vi lừa dối. Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm là một loại hợp đồng chuyên

54

Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 132. 55

Phí Thị Quỳnh Nga, Lý luận và thực tiễn áp quy định về hành vi lừa dối trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, http://vietnamese-law

consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&category=&id=&topicid=813 , [ngày truy cập 13-10-2014].

biệt nên hậu quả pháp lý của hành vi này sẽ chịu sự điều chỉnh của luật riêng (Luật kinh

doanh bảo hiểm), trừ khi Luật riêng không quy định hoặc dẫn chiếu tới Luật chung (Bộ

luật dân sự). Vấn đề là cả hai văn bản này đều không nói rõ lúc nào thì hành vi cố ý cung

cấp thông tin sai sự thật sẽ dẫn đến đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và lúc nào

thì sẽ dẫn đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Chính vì không phân biệt được nên có rất

nhiều trường hợp trên thực tế xảy ra tranh chấp do hậu quả pháp lý giữa trường hợp hợp

đồng vô hiệu với trường hợp hợp đồng đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng là khác

nhau. Cụ thể, hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng là quyền và nghĩa vụ

của các bên sẽ chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Bên đã thực

hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.56 Do

đó, nếu rủi ro xảy ra trước thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng thì bên bị vi phạm có

quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Còn hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là không

phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên kể từ thời điểm giao kết. Nếu có rủi ro xảy ra

trong trường hợp này sẽ không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của Công ty cổ phần bảo

hiểm.

3.1.2.2 Giải pháp

Hành vi cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng vẫn đến vấn đề hạn

chế ở điều luật. Quy định về cách xử lý và hệ quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ

cung cấp thông tin sai sự thật trong Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật Kinh doanh bảo

hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010). Qua quá trình phân tích những bất bập trên,

người viết có đưa ra giải pháp để hoàn thiện bất cập như sau:

Vấn đề là không xác định rõ lúc nào là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật

sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu và lúc nào thì đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Trước hết, pháp luật cần quy định rõ về hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ cung

cấp thông tin. Nếu hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật xảy ra trước khi giao kết

hợp đồng bảo hiểm làm cho phía bên kia đi đến quyết định giao kết hợp đồng thì nên xem

đây là trường hợp hợp đồng vô hiệu. Có nghĩa là, nếu rơi vào trường hợp này, bên bị lừa

dối được quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Hay nói cách khác, nếu có rủi

ro xảy ra cũng không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của Công ty cổ phần bảo hiểm. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nếu có hành vi cố ý cung cấp

thông tin sai sự thật để duy trì hợp đồng bảo hiểm thì pháp luật nên quy định thuộc trường hợp được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, khi đó quyền và nghĩa

vụ các bên chấm dứt từ thời điểm bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật.

56

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 60)