Quản trị và điều hành

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 36)

5. Cấu trúc đề tài

2.1.2.4 Quản trị và điều hành

Một điều kiện quan trọng, một nguyên nhân dẫn đến thành công của mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh là yếu tố con người, đặc biệt là người quản trị điều hành một

Công ty phải có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, phải am hiểu nghiệp vụ mình

đang làm hoặc sẽ làm. Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010) quy định người quản trị điều hành Công ty cổ phần bảo hiểm phải tinh thông về các nghiệp vụ bảo

hiểm, phải có năng lực điều hành, chỉ đạo,… để khai thác được nguồn lực của Công ty cổ

phần bảo hiểm nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Thiếu điều kiện đó, các

cấp thẩm quyền sẽ không cấp phép thành lập và hoạt động cho Công ty cổ phần bảo

hiểm.

Trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần bảo hiểm thì cần có người quản

lý giỏi mới đạt được kết quả tốt nhất có thể. Do đó, nghĩa vụ của người quản lý là nội

dung quan trọng cần nói đến, là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh hành vi ứng xử của người quản lý Công ty. Điểm đổi mới có ý nghĩa lớn của Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 về việc quy định

về nghĩa vụ của người quản lý Công ty cổ phần được mở rộng và chi tiết hơn. Mối quan

hệ giữa người quản lý Công ty và cổ đông có thể được xem như quan hệ ủy quyền. Người

quản lý có địa vị của “người được ủy quyền” để thực hiện việc quản lý điều hành Công ty.

Người quản trị, điều hành của Công ty cổ phần bảo hiểm là những người có chức

danh quản lý trong Công ty cổ phần bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị; Tổng Giám

đốc (Giám đốc); Phó Tổng Giám đốc; thành viên Hội đồng quản trị; Trưởng Ban kiểm

kiểm soát); Trưởng bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Kế toán trưởng; Giám đốc chi

nhánh,… Trong các chức danh nêu trên, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu hai chức danh quan

trọng nhất đó là: Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc).

Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Doanh nghiệp bảo

hiểm cũng như trong Công ty cổ phần bảo hiểm phải là người có trình độ chuyên môn,

năng lực quản trị, điều hành Công ty theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo đó, người

viết sẽ phân tích cụ thể hai chức vụ quản lý nói trên trong Công ty cổ phần bảo hiểm như

sau:

- Chủ tịch hội đồng quản trị:

Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ Công ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản

trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản

trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty nếu Điều lệ Công ty không có quy định khác.24 Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty cổ phần bảo hiểm phải là người có

trình độ chuyên môn, năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ

Tài chính. Bởi với yêu cầu trên, cho nên tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch hội đồng quản

trị là phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP

và các hướng dẫn sau:

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 23 Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày

30 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo

hiểm;

2. Có bằng đại học hoặc trên đại học;

3. Trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu năm

(05) năm hoặc có kinh nghiệm quảnlý điều hành tối thiểu ba (03) năm tại doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.

Qua tiêu chuẩn trên cho thấy Chủ tịch hội đồng quản trị có vai trò rất quan trọng, là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần bảo hiểm nếu Điều lệ Công ty có quy định. Do đó, tại khoản 2 Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Chuẩn bị hoặc tổ chức việc

24

chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp

Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; Giám sát

quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ toạ họp Đại hội

đồng cổ đông; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ Công ty.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho

một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị

theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ Công ty. Trường hợp không có người được uỷ

quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành viên còn lại

bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo

nguyên tắc đa số quá bán.

- Tổng giám đốc (Giám đốc):

Giám đốc là người điều hành trực tiếp Công ty cổ phần bảo hiểm. Tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) quy định:

“Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty”.

Khác với quy định trong Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên về

người đại diện theo pháp luật, trong Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên yêu cầu điều lệ Công ty phải xác định rõ chủ tịch Hội đồng thành viên hay Giám đốc

(Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật. Ngược lại, nếu điều lệ Công ty không quy định ai là người đại diện theo pháp luật thì không thể suy luận đương nhiên Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật. Đối với Công ty cổ phần thì người đại diện của Công ty có thể là Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản

trị tùy theo điều lệ quy định. Nếu điều lệ không quy định chủ tịch Hội đồng quản trị là

người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc (Tổng giám đốc) đương nhiên là người đại

diện theo pháp luật cho Công ty.25 Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần

phải thường trú tại Việt Nam. Nếu vắng mặt trên 30 ngày ở Việt nam thì phải ủy quyền

bằng văn bản cho người khác theo quy định tại điều lệ Công ty.

Theo Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 hướng dẫn Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày

28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa

25

đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Tổng Giám đốc (Giám đốc)

phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP và

các hướng dẫn sau:

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 23 Thông tư 124/2012/TT-BTC.

2. Có bằng đại học hoặc trên đại học.

3. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo

hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.

4. Có tối thiểu năm (05) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài

chính, ngân hàng, trong đó có tối thiểu ba (03) năm giữ chức vụ Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh nước ngoài hoặc giữ chức vụ từ Trưởng phòng, Trưởng ban nghiệp vụ tại

trụ sở chính hoặc Giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm trở lên. 5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

Với chức năng điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty cổ phần

bảo hiểm, Giám đốc cũng có một danh mục thẩm quyền riêng biệt, tại Luật doanh nghiệp quy định: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công

ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện các quyết

định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư

của Công ty; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; Bổ

nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh

thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Tuyển dụng lao động; Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử

lý lỗ trong kinh doanh; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ

công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.26

Cũng bởi chức năng đó Giám đốc được xem là người quản lý Công ty cổ phần

bảo hiểm và như vậy còn có các nghĩa vụ chung của người quản lý Công ty và chịu trách nhiệm trong tư cách đó. Trách nhiệm của Giám đốc được Đại hội thường niên của Đại

hội đồng cổ đông xem xét trên cơ sở báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành Công ty.

Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Công ty cổ phần bảo hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

26

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)