Quyền của Công ty cổ phần bảo hiểm

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 46)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.1 Quyền của Công ty cổ phần bảo hiểm

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định:

Thứ nhất: Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Để Công ty cổ phần có thể hoạt động bình thường và bồi thường cho người được

bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Thì Công ty cổ phần bảo hiểm có quyền thu phí

bảo hiểm đối với những người tham gia bảo hiểm, đây là quyền cơ bản của Công ty cổ

phần bảo hiểm. Ta hiểu phí bảo hiểm như sau: Theo Điều 572 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm”. Trong Luật kinh doanh Bảo hiểm cũng có quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật

Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) như sau: “Phí bảo hiểm là

khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Từ quy định trên ta tạm

hiểu phí bảo hiểm là khoản thu nhập của Công ty cổ phần bảo hiểm, cũng được xem là nguồn quỹ chung để thực hiện trách nhiệm của Công ty cổ phần bảo hiểm khi xảy ra sự

kiện bảo hiểm. Bên cạnhphí bảo hiểm dùng để bồi thường khi có sự kiện được bảo hiểm

xảy ra thì còn nhằm dùng để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, giúp cho Công ty cổ phần bảo hiểm duy trì hoạt động kinh doanh và ngày càng hiệu quả hơn. Số tiền phí bảo hiểm không được thu phí với số tiền tùy tiện mà phải được

thỏa thuận trong hợp đồng và ghi rõ số tiền phải đóng cụ thể là bao nhiêu, từ đó việc người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí, cũng như người thu tiền bảo hiểm sẽ thu với số

tiền đã quy định trong hợp đồng.

Căn cứ để tính phí bảo hiểm là dựa vào mức độ rủi ro của hàng hóa bảo hiểm. Vì thế, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu Công ty cổ phần bảo hiểm

giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp Công

đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn

bản cho Công ty cổ phần bảo hiểm.32 Ngược lại, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ

sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì Công ty cổ phần bảo

hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì Công ty cổ phần

bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông

báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.33

Phương thức đóng phí bảo hiểm là cách thức mà bên mua bảo hiểm tiến hành đóng

phí bảo hiểm cho Công ty cổ phần bảo hiểm. Trên thực tế, để tạo cho mọi người muốn

tham gia bảo hiểm có thể dễ dàng tham gia, nhà làm Luật đã chia phương thức đóng phí

bảo hiểm thành đóng một lần hoặc nếu bên mua bảo hiểm có cuộc sống khó khăn hoặc chưa có tiền đóng phí thì có thể chia thành nhiều đợt để đóng phí. Không những tạo điều

kiện thuận lợi về phương thức đóng phí bảo hiểm mà còn tạo điều kiện thuận lợi về hình thức đóng phí. Hiện nay, các Công ty cổ phần bảo hiểm thu phí bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau, một số hình thức được Công ty áp dụng như: Thanh toán tại các văn

phòng giao dịch của Công ty, thanh toán qua các quầy dịch vụ tài chính của hệ thống bưu

điện Việt Nam, thanh toán qua Ngân hàng và thậm chí ở tại nhà cũng được thanh toán,

bằng cách các nhân viên thu phí bảo hiểm. Sở dĩ, Công ty cổ phần bảo hiểm đa dạng các

loại hình thu phí bảo hiểm như trên là nhằm phục vụ khách hàng tận nơi, giúp khách hàng

thuận lợi hơn trong việc đóng phí bảo hiểm, mặc khác còn tạo sự an toàn trong giao dịch.

Thứ hai: Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

“Trung thực” là nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm, để tránh tình trạng

Công ty cổ phần bảo hiểm đánh giá sai sự thật thông tin từ phía bên mua bảo hiểm nhằm

mục đích trục lợi, pháp luật quy định Công ty cổ phần bảo hiểm có quyền yêu cầu bên

mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực

hiện hợp đồng bảo hiểm.Theo quy định của Bộ luật dân sự quy định: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết”.34 Việc quy định yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp

thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm một cách chính xác, trung thực là rất cần thiết

và quan trọng. Bởi vì trên thực tế, tại thời điểm giao kết hợp đồng để Công ty cổ phần

bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm, Công ty dựa vào những chi tiết thông tin mà khách

hàng đã đưa ra, từ đó Công ty đánh giá tình hình thực tế của đối tượng bảo hiểm, đánh

32

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Điều 20, khoản 1. 33

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Điều 20, khoản 2. 34

giá rủi ro xem có đủ khả năng bảo hiểm không (chấp nhận hay từ chối bảo hiểm), đưa ra

những phương pháp phòng tránh rủi ro có thể xảy ra (đối với bảo hiểm hàng hóa) và tính

phí bảo hiểm hợp lý.

Có nhiều trường hợp Công ty cổ phần bảo hiểm không bồi thường cho người tham

gia bảo hiểm hoặc là hợp đồng bảo hiểm bị đình chỉ,… bởi do những thông tin mà khách

hàng đưa ra không đúng thực tế, cố ý đưa thông tin sai sự thật, thậm chí có những trường

hợp rủi ro đã xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm, sau đó người tham gia bảo hiểm

mới mua bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn vấn đề người viết đã

nói đến, ta xem ví dụ sau: Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, Công ty bảo hiểm A và chị B ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ nơi hàng hóa được cất giữ đến kho hàng của chị B, tuy nhiên hàng hóa lúc này đã bị hư hao trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Khi Công ty bảo hiểm A vận chuyển đến được nơi yêu cầu thì mới phát hiện hàng hóa đã

bị hư hại. Sau đó, trong quá trình xác định mức độ tổn thất thì phát hiện hàng hóa bị hư

hại trước khi ký kết hợp đồng với chị B, nên Công ty bảo hiểm A không phải bồi thường

tổn thất cho chị B.

Qua ví dụ trên cho thấy, việc yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin đầy đủ

và trung thực là rất quan trọng và công bằng cho cả Công ty bảo hiểm và cho cả bên mua bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro. Đây là cơ sở để Công ty cổ phần bảo hiểm xem xét đi đến ký kết hợp đồng. Yêu cầu cung cấp thông tin một cách trung thực, là căn cứ để xác định mức độ tổn thất và đưa ra những quyết định nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai

bên.

Thứ ba: Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định:

Ở phần trên về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của Công ty cổ phần bảo hiểm, người viết có đề cập đến một số trường hợp mà Công ty đã đình chỉ thực hiện hợp đồng

bảo hiểm (không bồi thường tổn thất khi rủi ro xảy ra). Trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm

2000 (sửa đổi, bổ sung 2010) có quy định cụ thể trong những trường hợp nào thì Công ty

cổ phần bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Trong các trường hợp sau:

Khi bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật hoặc không thực hiện

các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin. Việc cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực

giúp Công ty cổ phần bảo hiểm đánh giá tình hình, xác định mức độ rủi ro, tìm phương

pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra,… Để đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình thì Công ty

cổ phần bảo hiểm rất cần biết rõ những thông tin nào liên quan đến đối tượng bảo hiểm.

Chính vì thế, mà khi bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai hoặc không thực hiện

phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Vấn đề ở đây là yếu tố “lỗi”, luật quy định với lỗi “cố ý” mới thuộc trường hợp bị đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tức là với lỗi “vô ý” thì không rơi vào trường hợp bị đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm như đã nói.

Trên cơ sở điều luật quy định trong trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp thông

tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm,35 Công ty cổ phần bảo hiểm vẫn thu phí

đến thời điểm đình chỉ hợp đồng là đảm bảo sự không công bằng giữa bên mua bảo hiểm

và Công ty cổ phần bảo hiểm trong trường hợp người cung cấp thông tin sai nhằm giao

kết hợp đồng là Công ty bảo hiểm, thấy rõ có độ chênh lệch và phân biệt quyền lợi giữa

hai chủ thể chính trong cùng một điều luật. Và cách xử lý như vậy không phù hợp với quy định chung của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu.36

Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các

rủi ro được bảo hiểm thì Công ty cổ phần bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho

thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không

chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì Công ty cổ phần bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.37

Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã

đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo

hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo

hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có

quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai

năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.38

Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì Công ty cổ phần bảo hiểm có quyền ấn định một thời

hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì Công ty cổ phần bảo hiểm có

quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.39

Đây là những cơ sở pháp lý cho Công ty cổ phần bảo hiểm đình chỉ việc thực hiện

hợp đồng bảo hiểm, điều đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm và Công ty cổ phần bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

35

Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Điều 19, khoản 2. 36

Nguyễn Mộng Cầm, Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại Việt Nam, 2013, trang 45. 37

Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Điều 20, khoản 2. 38

Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Điều 35, khoản 2. 39

Thứ tư: Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong quyền này, có hai trường hợp để Công ty cổ phần bảo hiểm có quyền từ

chối trả tiền bảo hiểm:

- Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được

bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, theo khoản 8 Điều 3 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) định nghĩa người thụ hưởng sau đây: “Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người”. Luật cũng quy định

“Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng”.40 Vấn đề ở đây là, Công ty cổ phần bảo hiểm sẽ không trả tiền bảo hiểm cho

người thụ hưởng hoặc không bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp nào

và vì sao không được trả tiền bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm, Công ty cổ phần bảo

hiểm sẽ giới hạn phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng. Vì thế, nếu khi rủi ro bảo hiểm xảy ra vượt quá phạm vi bảo hiểm, thì Công ty cổ phần bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền

bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm.

- Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận

trong hợp đồng bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.41 Khác với bản

chất không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì loại trừ bảo hiểm là điều khoản Công

ty quy định cụ thể trong hợp đồng những điều khoản loại trừ, nếu rủi ro rơi đúng vào điều

khoản loại trừ đó sẽ không được tiền bồi thường từ Công ty cổ phần bảo hiểm. Tức là,

Công ty cổ phần bảo hiểm sẽ có quyền từ chối trả tiền bồi thường nếu rủi ro thuộc trường

hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Công ty cổ phần bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên

mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đều

áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm để Công ty cổ phần bảo hiểm không bồi thường

cho bên mua bảo hiểm. Luật quy định nếu rơi vào những trường hợp sau thì không được

áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm: Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;

Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo

40

Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Điều 3, khoản 7. 41

hiểm nói chung, cũng như Công ty cổ phần bảo hiểm nói riêng về việc xảy ra sự kiện bảo

hiểm.42

Thứ năm: Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khi bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm cho chính bản thân hoặc mua bảo hiểm cho

đối tượng cần được bảo hiểm của mình thì có nghĩa là họ đã chuyển giao những rủi ro

sang cho Công ty cổ phần bảo hiểm. Cụ thể trong bảo hiểm hàng hóa, hàng hóa là đối

tượng rất dễ bị hư hao, tổn thất, nếu không được bảo quản trong môi trường thích hợp.

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)