Hồ sơ xin giấy phép thành lập và hoạt động

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 31)

5. Cấu trúc đề tài

2.1.2.2 Hồ sơ xin giấy phép thành lập và hoạt động

Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định tại Luật

Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), Điều 64 của Luật Kinh

doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010), Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27

tháng 03 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh

doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm:

22

Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), Điều 4, khoản 6. 23

Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Điều 40, khoản 4.

- Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy

định.

Đơn phải trình bày rõ mục đích thành lập và hoạt động của Công ty, ai là chủ sở

hữu của Công ty cổ phần bảo hiểm, nơi đóng trụ sở và phạm vi hoạt động của Công ty cổ

phần bảo hiểm,… Đơn này phải do Bộ Tài chính cấp theo mẫu quy định.

- Dự thảo điều lệ Công ty cổ phần bảo hiểm.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) của Việt Nam

không định nghĩa Bản điều lệ là gì mà chỉ liệt kê các nội dung chính nó phải có, cụ thể ở Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013). Trong Luật

Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) ta bắt gặp rất nhiều nội dung

quy định được bắt đầu bởi “trừ trường hợp điều lệ Công ty có quy định khác”, như vậy

về thứ tự áp dụng trong một số nội dung thì điều lệ Công ty thậm chí sẽ được ưu tiên áp

dụng trước. Nói một cách dễ hiểu thì Bản điều lệ là cẩm nang cho mọi hoạt động của chính Công ty đó, là bản thỏa thuận giữa những người sáng lập Công ty với các cổ đông

và giữa các cổ đông với nhau cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của

luật pháp (Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Lao động, Luật Tài chính, Kế toán,...) để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của một Công ty. Do đó, Dự thảo điều lệ Công ty cổ phần bảo hiểm là việc rất cần và quan trọng trong việc thành lập. Những người

muốn thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm phải xây dựng điều lệ phù hợp với phương hướng và mục đích hoạt động của Công ty để làm căn cứ xét duyệt. Và Dự thảo điều lệ

Công ty phải có đủ chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp

vốn theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, Dự thảo điều lệ Công ty phải phù hợp với quy định tại Luật Doanh

nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dự thảo điều lệ

Công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng

lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập.

- Phương hướng hoạt động trong năm năm đầu.

Bên cạnh Dự thảo điều lệ phải có phương hướng hoạt động trong năm năm đầu.

Để Công ty cổ phần bảo hiểm hoạt động một cách có hiệu quả và đạt tới mục tiêu lâu dài,

thì phải xác định được phương hướng hoạt động dài hạn cho Công ty cổ phần bảo hiểm.

Hiểu đơn giản, phương hướng hoạt động trong năm năm đầu của Công ty là những gì mà

Công ty dự định hay đặt kế hoạch thực hiện, xác định rõ mục tiêu cơ bản, những phương

hướng kinh doanh của từng Công ty trong từng thời kỳ và những chính sách nhằm thực

hiện đúng mục tiêu đã đề ra. Điều này đòi hỏi các Công ty cổ phần bảo hiểm khi xây

doanh của mình. Đồng thời, phải thường xuyên rà soát và điều chỉnh để phù hợp với

những biến đổi của môi trường. Phương hướng hoạt động phải được phản ánh trong suốt

quá trình liên tục từ khâu xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá đến điều chỉnh

chiến lược.

Trong phương án phải giải thích rõ những phương thức trích lập dự phòng nghiệp

vụ, chương trình tái bảo hiểm, vấn đề đầu tư vốn, khả năng thanh toán của Công ty, hiệu

quả kinh doanh,… Phương án phải lý giải lợi ích kinh tế mang lại cho việc thành lập

Công ty kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý

rủi ro. Đây là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập

Công ty.

- Danh sách, sơ yếu lý lịch, bản sao công chứng các văn bằng chứng minh năng

lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh quản trị điều hành Công ty cổ

phần bảo hiểm. Đối với chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc)

của Công ty cổ phần bảo hiểm phải có lý lịch tư pháp.

- Các tài liệu liên quan đến cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên:

Đối với cổ đông góp vốn là tổ chức: Theo điểm 5.1, khoản 5, Điều 7, Thông tư số

124/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị

định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày

28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

+ Bản sao chứng thực Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức tham gia góp vốn trong thời gian không quá ba (03) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

+ Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức góp vốn;

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

+ Văn bản uỷ quyền cho người đại diện của tổ chức tham gia góp vốn trong đó nêu rõ thời hạn uỷ quyền và các nội dung được uỷ quyền (nếu có). Người đại diện phải có các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp (bản sao công chứng) theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho ba (03) năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và các tài liệu chứng minh khả năng tham gia góp vốn theo quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Đối với cổ đông góp vốn là cá nhân: Theo điểm 5.2, khoản 5, Điều 7 Thông tư số

124/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị

định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày

28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

+ Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp (bản sao công chứng) và lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật;

+ Các tài liệu chứng minh khả năng góp vốn theo quy định tại điểm 1.4 khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Xác nhận của Ngân hàng thương mại về số vốn điều lệ tại tài khoản phong toả tại

Ngân hàng, trong đó có số vốn điều lệ đã nộp của từng cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10%

vốn điều lệ trở lên.Một trong các điều kiện để được thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm

là phải có vốn điều lệ. Như phần trên người viết cũng đã đề cập đến, vốn điều lệ là số vốn

do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được

ghi vào điều lệ Công ty cổ phần bảo hiểm. Để chứng minh được các cổ đông đã góp bao

nhiêu phần trăm trong đó và để xác minh được với mức vốn đó có đủ để thành lập Công

ty cổ phần bảo hiểm không thì cần phải có xác nhận của Ngân hàng được phép hoạt động

tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại Ngân hàng đó.

Văn bản cam kết của các cổ đông góp vốn về việc nguồn vốn góp thành lập Công

ty cổ phần bảo hiểm không phải là tiền vay hoặc uỷ thác đầu tư dưới bất cứ hình thức nào

mà phải là nguồn vốn góp hợp pháp.

- Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến

triển khai.

- Bằng chứng chứng minh việc xây dựng và thiết lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho

hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để các hoạt động nghiệp vụ, giám sát được hoạt động

kinh doanh tuân thủ đúng quy định của pháp luật đề ra và đáp ứng các quy trình nội bộ

của Công ty cổ phần bảo hiểm, điều đó rất cần thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết

bị, phần mềm công nghệ thông tin sẵn sàng để hỗ trợ cho các hoạt động trên của Công ty.

Ngoài ra, còn phải được quyền sử dụng địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính và các chi

nhánh của Công ty cổ phần bảo hiểm khi được thành lập.

Ngoài những thủ tục nêu trên, đến Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30 tháng

7 năm 2012 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một

12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, đã bổ sung thêm một số quy định về hồ

sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm như sau:

- Biên bản họp của các chủ đầu tư về việc: Nhất trí góp vốn thành lập Công ty cổ

phần bảo hiểm, kèm theo danh sách các cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ

trở lên; Thông qua dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần bảo hiểm.

- Biên bản về việc uỷ quyền cho một người đại diện của các chủ đầu tư chịu trách

nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm.

- Văn bản cam kết của các chủ đầu tư tham gia góp vốn về việc đáp ứng các quy định về cơ cấu vốn điều lệ theo quy định tại tiết c điểm 1.2 khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Chú ý: Các biên bản họp và biên bản ủy quyền nói trên phải có chữ ký của tất cả

các chủ đầu tư là cổ đông sáng lập tham gia góp vốn.

Từ những quy định trên do người viết trình bày, cho thấy Thông tư 124 năm 2012 đã bổ sung thêm các nhóm điều kiện về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động

của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như Công ty cổ phần bảo hiểm. Những quy định này

đảm bảo điều kiện thành lập và hoạt động của Công ty cổ phần bảo hiểm ngày càng chặt

chẽ hơn, trong khi nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải có một cơ sở pháp

lý chặt chẽ, ổn định để đảm bảo trong kinh doanh bảo hiểm.

Một phần của tài liệu pháp luật về thành lập, quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần bảo hiểm (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)