5. Cấu trúc đề tài
3.1.1.2 Giải pháp
Thứ nhất, Để tránh tình trạng về vốn điều lệ được quy định ở hai văn bản trên,
người viết thiết nghĩ vốn điều lệ nên bao gồm luôn giá trị của số cổ phần được quyền chào bán, điều đó nhằm tránh được tình trạng hạn chế khả năng gọi vốn của Công ty cổ
phần bảo hiểm.Đồng thời, để tránh tình trạng vốn khống, Luật không nên quy định vốn điều lệ chỉ bao gồm số vốn đã góp mà làm hạn chế gọi vốn của Công ty. Mà thay vào đó,
Luật nên giao cho một cơ quan nào đó với chức năng giám sát, điều tra nguồn vốn góp đó
là từ đâu, để đảm bảo không có tình trạng vốn khống.
Thứ hai, Theo quy tắc áp dụng, thì văn bản nào điều chỉnh trực tiếp vấn đề về vốn
Công ty cổ phần bảo hiểm thì ưu tiên áp dụng văn bản đó. Sở dĩ Luật quy định phải áp
dụng văn bản được ban hành sau là để đảm bảo quy phạm pháp luật được chọn để áp
dụng phù hợp nhất với các điều kiện thực tế. Ngoài ra, việc áp dụng văn bản chuyên
ngành khi giải quyết các công việc cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực thường thuận lợi
và mang lại hiệu quả điều chỉnh cao hơn. Nếu văn bản chuyên ngành ban hành sau văn
bản quy định chung thì việc lựa chọn văn bản chuyên ngành để áp dụng không có gì trái với Luật.
Tuy nhiên, vấn đề là Thông tư quy định khác với Luật và thậm chí trái với Luật.
Để tránh tình trạng về vốn điều lệ được quy định ở hai văn bản trên, trước hết người viết đề xuất pháp luật nên giảm vốn pháp định của Công ty cổ phần bảo hiểm. Đồng thời, gia tăng trách nhiệm vật chất của các cổ đông sáng lập, thay vì yêu cầu các cổ đông sáng lập
phải cùng nhau mua tối thiểu 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán như
họ phải cùng nhau sở hữu ít nhất 50% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán
như Thông tư 124 năm 2012 đã quy định. Điều này sẽ hạn chế bớt tình trạng cổ đông
sáng lập lợi dụng vốn của các nhà đầu tư để thực hiện cho mục đích riêng của mình, khiến cho các cổ đông sáng lập gắn bó hơn với Công ty mà không làm mất đi nét đậm
sắc, riêng biệt của mô hình Cô ty cổ phần.