Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu mô hình Quỹ ĐTPT

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.6.2. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu mô hình Quỹ ĐTPT

Trung Quốc và Ấn Độ cho Quỹ ĐTPT địa phương Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển mô hình Quỹ ĐTPT của Trung Quốc và Ấn Độ, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, không có mô hình cứng nhắc cho các Quỹ ĐTPT. Có thể nhận thấy rõ một điểm nổi bật qua tham khảo mô hình Quỹ ĐTPT của Trung Quốc và Ấn Độ là đối với các thị trường lâu đời, các mô hình đều hình thành từ ban đầu, hình thái Quỹ của từng thị trường phát triển cũng không hoàn toàn giống nhau. Việc áp dụng mô hình Quỹ nào phụ thuộc vào điều kiện và môi trường phát triển cũng như hệ thống pháp luật của từng nước khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc áp dụng nhiều mô hình Quỹ ĐTPT góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các Quỹ ĐTPT một cách linh hoạt, tạo ra sự cạnh tranh giữa các định chế đầu tư nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đầu tư đa

dạng. Đồng thời thích ứng với sự biến động không ngừng của thị trường tài chính trong khuynh hướng tự do hóa và toàn cầu hóa.

Hai là, có thể thấy rằng tại Trung Quốc và Ấn Độ, hoạt động của mô hình các Quỹ ĐTPT đều có hệ thống văn bản pháp lý khá hoàn chỉnh và ở cấp độ luật để điều chỉnh. Vì vậy, pháp luật liên quan trong lĩnh vực này đưa ra các quy định nhằm ngăn chặn những người không có trách nhiệm, không đủ các tiêu chí theo yêu cầu của pháp luật được tham gia quản lý Quỹ ĐTPT; phân định chức năng tiến hành đầu tư với chức năng giám sát hay quản lý hoạt động đầu tư, giúp cho người đầu tư có được hệ thống bảo đảm an toàn các khoản đầu tư của mình, tránh tình trạng móc ngoặc, vụ lợi của nhà quản lý Quỹ phương hại tới công chúng đầu tư; quy định các giới hạn đầu tư giảm thiểu rủi ro cho Quỹ. Cũng vì bản chất đặc biệt của loại hình này, bất kỳ thị trường nào từ thị trường phát triển tới các thị trường mới nổi, Nhà nước đều có sự kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các Quỹ ĐTPT.

Ba là, khuyến khích đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các Quỹ ĐTPT luôn được khuyến khích đầu tư vào nhiều các loại hình công cụ và tài sản tài chính khác nhau nhằm phân tán rủi ro. Phương thức đầu tư đa dạng cũng tạo điều kiện để thỏa mãn tốt hơn mục tiêu đầu tư của từng loại chủ thể đầu tư trong nền kinh tế như: Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân,...

Bốn là, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là cùng với việc hình thành và phát triển của các Quỹ ĐTPT, cần có sự quan tâm đúng mức đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp quản lý Quỹ đầu tư. Ngoài việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cần có các quy định chặt chẽ không chỉ về mặt kỹ năng chuyên môn mà cần chú trọng đến khía cạnh đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên quản lý Quỹ ĐTPT để đảm bảo tính công khai, công bằng trong quá trình kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư. (Nguyễn Thị Trúc, 2011) [12].

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)