Kinh nghiệm phát triển mô hình Quỹ ĐTPT của một số nước

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển mô hình Quỹ ĐTPT của một số nước

1.6.1.1. Trung Quốc

Các công ty tín thác và đầu tư (Trust and Investment Company – TIC’s) tại Trung Quốc là loại hình Quỹ đầu tư tương tự như mô hình các Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam hiện nay. Các TIC’s được hình thành tại Trung Quốc đầu những năm 80 của thế kỷ XX cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh tại Trung Quốc. Sự phát triển của các TIC’s được xuất phát từ ba yêu cầu chính:

Một là, để đáp ứng các nhu cầu vay vốn trên thị trường, các ngân hàng và chi nhánh của chúng được khuyến khích thành lập Ban Tín thác để tiến hành các hoạt động kinh doanh mà các ngân hàng chính thống không được phép làm. Dần dần, các Ban Tín thác được chuyển thành dạng các công ty con hay công ty phụ thuộc của các ngân hàng, nguồn vốn được cấp trực tiếp hoặc gián tiếp từ các ngân hàng.

Hai là: cùng với sự gia tăng phân quyền kinh tế, chính quyền địa phương cũng như trung ương và các tổ chức phi chính phủ thay vì dựa vào các nguồn vốn từ ngân sách trước đây chuyển sang tìm các nguồn vốn khác để cung cấp cho các dự án địa phương. Chính quyền địa phương và các tổ chức trên hình thành nên các TIC’s của chính mình bằng các nguồn vốn khác đó.

Ba là: chính quyền Trung ương cũng khuyến khích thành lập các định chế tài chính mới nhằm tìm kiếm các nguồn vốn từ nước ngoài, chẳng hạn thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài. Công ty Đầu tư và Tín thác quốc tế Trung Quốc đã được thành lập và được mở cửa để vay vốn nước ngoài. Chính quyền một số tỉnh và địa phương quan trọng cũng được phép thành lập các TIC’s quốc tế để thu hút vốn nước ngoài. Rất nhiều TIC’s hiện nay được thành lập chính thức theo Luật Công ty của Trung Quốc.

Các nguồn vốn chính cho hoạt động của TIC’s bao gồm các nguồn tài chính của Chính phủ, doanh nghiệp; các Quỹ bảo hiểm hoặc lao động, các Quỹ từ các tổ chức nghiên cứu khoa học và các nguồn quỹ từ các tổ chức khác. Đồng thời, các

định chế này cũng sử dụng các nguồn vốn vay từ nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài để cho vay các dự án phát triển kinh tế trong nước.

Phạm vi hoạt động kinh doanh của các TIC’s rất đa dạng. Hoạt động chính của các TIC’s được tập trung vào “hoạt động đại lý” trong đó TIC’s hoạt động với vai trò là tổ chức ủy thác tài chính, giữ tiền gửi ủy thác của các tổ chức kinh tế để thực hiện các khoản cho vay và đầu tư theo chỉ dẫn của khách hàng. Vì thế, TIC’s nhận hoa hồng nhưng không phải chịu bất kỳ rủi ro tín dụng nào. Ngoài ra, TIC’s cũng nhận các khoản tiền gửi tín thác để tiến hành cho vay và đầu tư theo sự lựa chọn của chính mình và các hoạt động cho vay như vậy của TIC’s cũng tương tự như hoạt động cho vay của các NHTM. Ngoài ra, TIC’s còn được hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ hoạt động tài chính như tài trợ cho các dự án phát triển công nghiệp, phát triển hạ tầng tới các hoạt động cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, quản lý Quỹ đầu tư, tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản, quản lý dự án ...(Nguyễn Thị Cẩm Loan, 2012) [9].

1.6.1.2. Ấn Độ

Quỹ phát triển đô thị Tamil (Tamil Nadu Urban Development Fund - TNUDF) được thành lập năm 1996 theo Luật tín thác của Ấn Độ năm 1882, với tư cách là một Quỹ tín thác tự chủ, độc lập với chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương sở hữu 49% vốn, số còn lại 51% thuộc sở hữu của 3 tổ chức tài chính trong nước. TNUDF là một trung gian tài chính phát triển CSHT có chức năng đầu tư phát triển CSHT đô thị tại tỉnh Tamil Nadu của Ấn Độ. TNUDF là hình thức tổ chức liên kết công – tư đầu tiên của Ấn Độ thực hiện cung cấp các nguồn tài chính dài hạn cho các tổ chức của địa phương để phát triển CSHT mà không cần bảo lãnh của chính quyền. TNUDF được đánh giá là một trong những mô hình Quỹ đô thị vận hành tốt nhất trong khối các nước đang phát triển. TNUDF rất thành công trong việc đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong lĩnh vực tài chính cho chính quyền địa phương.

Thứ nhất, TNUDF có Quỹ để thực hiện cho vay lại, quản lý các nguồn viện trợ và hỗ trợ các chính quyền địa phương. Đây là vai trò cơ bản của các Quỹ phát triển đô thị trên thế giới.

Thứ hai, TNUDF đã khởi xướng nhiều hình thức trung gian tài chính rất sáng tạo để thu hút vốn từ thị trường tài chính tư nhân tham gia vào lĩnh vực CSHT đô thị. Những hình thức này bao gồm hỗ trợ của TNUDF cho các chính quyền địa phương trong các đợt phát hành trái phiếu. TNUDF cung cấp tư vấn tài chính, và trong nhiều trường hợp đảm nhận vai trò Quỹ tín thác để giúp các chính quyền địa phương trả nợ cho những khoản vay trực tiếp trước đó từ TNUDF thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường vốn. TNUDF cũng cung cấp tư vấn tài chính, hỗ trợ chuẩn bị dự án nhằm thúc đẩy việc thực hiện các dự án được đầu tư thông qua hình thức liên kết công – tư.

Thứ ba, TNUDF đã thiết lập công cụ tín dụng chung cho phép tập hợp các khoản tín dụng nhỏ lẻ cho các dự án, các địa phương để phát hành một loại trái phiếu chung cho tất cả những đối tượng này [37].

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)