6. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Quỹ ĐTPT Bình Dương thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại:
Một là, khung pháp lý cho hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương trên cả nước chưa được ban hành một cách đồng bộ.
Hai là, hoạt động của Quỹ ĐTPT Bình Dương còn thiên về hoạt động của các TCTD với việc cho vay vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư. Tỷ trọng cho vay cao có thể phù hợp trong giai đoạn đầu nhưng về chiến lược lâu dài thì cần xem xét để điều chỉnh cho phù hợp nhằm hạn chế được các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra (Quỹ ĐTPT địa phương nói chung và Quỹ ĐTPT Bình Dương nói riêng không có đầy đủ các quy định chặt chẽ về hoạt động cho vay như đối với các TCTD).
Ba là, việc huy động vốn (huy động vốn dài hạn) tuy đã được thực hiện nhưng chưa nhiều. Việc huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của Ngân sách tỉnh còn chiếm tỷ lệ lớn.
Bốn là, Quỹ ĐTPT Bình Dương chưa thật sự giữ vai trò thúc đẩy phát triển KT – XH tỉnh nhà. Tốc độ cho vay và đầu tư chậm. Tuy đã được thành lập 15 năm nhưng vốn điều lệ đến 31/12/2013 đạt 723,5 tỷ đồng. Hoạt động trong phạm vi tương đối, còn một vài hoạt động chưa triển khai được như mục tiêu dự kiến và điều lệ Quỹ.
Năm là, Quỹ chưa chuẩn bị được các điều kiện cần thiết để hình thành các công cụ tài chính hỗ trợ như các đơn vị trực thuộc nhằm xác định vai trò “hạt nhân” của Quỹ và phân tán rủi ro. Với quy mô vốn đầu tư tăng dần qua các năm, cùng với tính đa dạng trong hoạt động, cơ chế tập trung mọi hoạt động như thời gian qua sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Việc thành lập các đơn vị trực thuộc sẽ giúp Quỹ ĐTPT Bình Dương mở rộng được phạm vị hoạt động, nâng cao được uy tín để từ đó có thể từng bước tham gia vào thị trường vốn và thị trường tài chính trong nước.